Tin tức

Các biểu hiện đau bao tử điển hình và cách phòng ngừa

Ngày 16/01/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Đau bao tử (đau dạ dày) là bệnh lý phổ biến và ngày càng tăng nhanh trong thời gian gần đây. Nắm chắc biểu hiện đau bao tử giúp bạn điều trị đúng lúc, đúng cách để bệnh tình không trở nên nghiêm trọng.

1. Tổng quan về tình trạng

Đau bao tử hay đau dạ dày xảy ra khi dạ dày gặp vấn đề tổn thương, chủ yếu do viêm loét dạ dày. Lúc này, những biểu hiện đau bao tử xuất hiện khiến cho bạn có cảm giác đau âm ỉ, vô cùng khó chịu. Trong đó, kể cả người bệnh ăn quá no hoặc quá đói đều có thể bị đau. Đặc biệt, nếu bạn làm việc quá sức hoặc dễ căng thẳng thì cơn đau cũng dễ xuất hiện. 

Tâm trạng thất thường cũng khiến cho tình trạng đau bao tử ngày càng dữ dội

Tâm trạng thất thường cũng khiến cho tình trạng đau bao tử ngày càng dữ dội

2. Nguyên nhân

Đau bao tử là hiện tượng lớp niêm mạc dạ dày bị viêm nhiễm, kích ứng làm suy yếu và dễ tổn thương do dịch tiêu hóa. Một số nguyên nhân chủ yếu gây nên triệu chứng đau dạ dày (bao tử) có thể kể tới:

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn HP: Một trong những tác nhân chính là nguồn gốc của đau bao tử đến từ sự hoạt động của vi khuẩn gây hại và phổ biến nhất là vi khuẩn HP. Việc ăn uống không vệ sinh, khoa học, sử dụng bia rượu thường xuyên càng thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển;

  • Hút thuốc lá: Sử dụng thuốc lá thường xuyên dễ kích thích hệ bài tiết Pepsin và HCI (nguyên nhân khiến cho lớp niêm mạc của dạ dày ngày càng bị bào mòn). Không những vậy, hút thuốc lá cũng là nguyên nhân chính “phá hủy” nhiều cơ quan khác trong cơ thể;

  • Thói quen ăn uống chưa lành mạnh: Ăn uống thiếu khoa học là một trong các nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh về đường tiêu hóa và đau dạ dày. Những người thường xuyên có thói quen ăn không đúng giờ, hay bỏ bữa, ăn quá khuya, ăn quá no hoặc để bụng quá đói,... sẽ trực tiếp làm chức năng năng dạ dày ngày càng tổn thương nghiêm trọng;

  • Tâm trạng: Việc chịu nhiều áp lực, căng thẳng có nguy cơ cao bị đau bao tử. Lúc này, mọi áp lực đè nén sẽ khiến dạ dày tiết dịch và co bóp ngày càng mạnh mẽ hơn. Qua đó, lớp niêm mạc sẽ bị bào mòn, gây ra cơn đau với tần suất khác nhau;

  • Lạm dụng thuốc: Việc bạn lạm dụng sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc kháng viêm không steroid càng dễ gây ức chế vì có sự xuất hiện của vi sinh vật trong dạ dày. Khi đó, người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với nhiều vấn đề như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, đau dạ dày,...

Lạm dụng thuốc kháng sinh là một trong những nguyên nhân gây đau bao tử

Lạm dụng thuốc kháng sinh là một trong những nguyên nhân gây đau bao tử

  • Bệnh lý: Gây ra tác động xấu đến chức năng hoạt động của dạ dày như là viêm tuyến tụy, viêm ruột, túi mật,... Ngoài ra, đau bao tử cũng có thể là hệ quả từ bệnh tuyến giáp gây nên.

3. Biểu hiện đau bao tử đặc trưng

Biểu hiện của đau bao tử thường khá rõ rệt nhưng cũng có một số trường hợp không xuất hiện dấu hiệu đặc trưng mà chỉ có các cơn đau âm ỉ. Trong đó, 5 biểu hiện đau bao tử điển hình hay bắt gặp như là:

3.1. Chán ăn

Khi bị đau dạ dày, người bệnh sẽ cảm thấy đầy bụng, chán ăn, chậm tiêu,...thể hiện bởi lượng thức ăn giảm đi đáng kể hoặc ăn không có cảm giác ngon miệng. Nguyên nhân đến từ việc thức ăn tiêu hóa chậm.

 Đặc biệt, sau ăn, bạn có cảm giác chướng bụng, đầy hơi khó chịu. Do đó, người bệnh cũng không muốn ăn và không thèm ăn. Bên cạnh đó, thường sau ăn người bệnh còn có cảm giác đau vùng thượng vị, bỏng rát từ thượng vị rồi lan đến xương ức, gây buồn nôn.

3.2. Khó chịu vùng thượng vị

Khó chịu vùng thượng vị là biểu hiện đau bao tử thường thấy ở tất cả bệnh nhân mắc bệnh lý về dạ dày - đại tràng. Khi đó, người bệnh có cảm giác đau âm ỉ, đau tức vùng bụng, đau nóng rát đến rất khó chịu. Trong đó, vị trí đau vùng thượng vị có thể từ bụng lên ngực hoặc lan ra toàn bộ lưng.

Thông thường, biểu hiện đau thường kéo dài dai dẳng và lặp lại nhiều lần. Đặc biệt, thời tiết thay đổi hoặc giao mùa thì cơn đau bao tử lại xuất hiện.

3.3. Ợ hơi, ợ nóng

Đau bao tử thường đi kèm với rối loạn chức năng hoạt động dạ dày khiến thức ăn khó tiêu đã lên men và xuất hiện các biểu hiện dễ nhận thấy gồm ợ hơi, ợ nóng. Lúc này, bạn sẽ có cảm giác nóng như lửa đốt tại xương ức hoặc giữa ngực, đôi lúc là cổ họng. 

Bên cạnh đó, có thể kèm theo các biểu hiện đau bao tử khác như thấy có vị nóng, đắng hoặc mặn tại cuống họng do ảnh hưởng của dịch trào ngược acid dạ dày, nuốt khó, cảm giác như thức ăn bị kẹt cứng lại trong ngực hoặc cổ họng. 

3.4. Buồn nôn, nôn mửa

Tình trạng đau bao tử đi kèm với tình trạng nôn và buồn nôn, đặc biệt là vào buổi sáng.

Ngoài ra, nếu người bệnh nôn nhiều dễ dẫn tới tình trạng mất nước và điện giải trong dịch dạ dày. 

Khi đau bao tử bệnh nhân thường có biểu hiện buồn nôn vào buổi sáng

Khi đau bao tử bệnh nhân thường có biểu hiện buồn nôn vào buổi sáng

3.5. Hệ tiêu hóa chảy máu

Nếu đau bao tử nặng (do viêm loét, u ở dạ dày) có thể dẫn đến biến chứng xuất huyết tiêu hóa, với biểu hiện là đi ngoài phân đen, bụng cứng như gỗ.

Dấu hiệu này đặc biệt nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh chỉ trong thời gian ngắn. Do đó, khi phát hiện ra dấu hiệu về máu có trong phân, đi đại tiện ra phân đen, choáng váng, tụt huyết áp thì cần nhanh chóng đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để có phương pháp điều trị phù hợp.

4. Biện pháp phòng ngừa

Phương pháp chữa trị đau bao tử tốt nhất đó chính là đến bệnh viện chuyên khoa để điều trị khi xuất hiện các biểu hiện đau dạ dày đã được liệt kê trong bài viết. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để hiệu quả trong quá trình điều trị:

  • Tránh bỏ bữa, ăn chín uống sôi, không ăn quá no để giảm áp lực lên bao tử;

  • Ăn chậm nhai kỹ nhằm mục đích tăng sự bài tiết từ tuyến nước bọt, thuận lợi đẩy lùi cơn đau và trung hòa acid;

  • Tránh ăn đồ lạnh thường xuyên sẽ khiến cho dạ dày phải co bóp nhiều. Vì thế, bạn nên ăn đồ ấm nóng để hệ tiêu hóa hấp thụ các chất tốt hơn;

  • Tuyệt đối không uống rượu, bia; các chất kích thích; đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán;

  • Một số thực phẩm có tác dụng hỗ trợ trong việc điều trị đau bao tử như: gừng, táo, sữa chua, bánh mì nướng, đậu bắp, cây bạc hà, nước dừa,...

  • Trường hợp cơn đau xuất hiện, bạn nên thư giãn, nghỉ ngơi, dừng tất cả hoạt động đang làm. Bạn không nên ăn quá no hoặc để quá đói.

Gừng là phương thuốc dân gian thường hỗ trợ điều trị bệnh đau bao tử

Gừng là phương thuốc dân gian thường hỗ trợ điều trị bệnh đau bao tử

Biểu hiện đau bao tử có thể được khắc phục nếu phát hiện sớm, tránh để bệnh tiến triển nặng làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu bạn nhận thấy bản thân đang gặp phải những biểu hiện đau bao tử kèm triệu chứng kể trên, hãy gọi điện đến tổng đài của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo hotline: 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch khám sớm nhé.

Từ khoá: vi khuẩn buồn nôn

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ