Tin tức
Các giai đoạn ung thư cổ tử cung - những triệu chứng điển hình
- 14/01/2021 | Ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không - nỗi lòng của nhiều người
- 14/01/2021 | Ung thư cổ tử cung có lây không và các vấn đề thầm kín khác
- 12/01/2021 | Hỏi đáp: Độ tuổi chích ngừa ung thư cổ tử cung hiện nay là bao nhiêu?
1. Giai đoạn 0 - ung thư tại chỗ
Ở giai đoạn này, người bệnh không hề có bất cứ dấu hiệu, triệu chứng nào nên thường chỉ phát hiện thông qua thăm khám và sàng lọc ung thư cổ tử cung.
Ung thư cổ tử cung đe dọa đến sức khỏe của nhiều phụ nữ
Điều trị bệnh giai đoạn này cũng tương đối đơn giản, với mục tiêu ngăn chặn sự phát triển của bệnh sang ung thư xâm lấn. Ở giai đoạn này, biện pháp điều trị chủ yếu là khoét chóp cổ tử cung, cắt LEEP, cắt bỏ 1 phần cổ tử cung hoặc tử cung.
2. Ung thư cổ tử cung giai đoạn 1
Khi bệnh ung thư tiến triển sang giai đoạn này, tế bào ung thư đã hoàn toàn khu trú tại cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung giai đoạn 1 được chia thành giai đoạn IA và IB với mức độ tiến triển bệnh nặng dần:
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 1 còn nằm trong phạm vi của cơ quan này
Giai đoạn IA
Khối u lúc này có kích thước độ sâu <= 5mm và chiều rộng <= 7mm, chỉ có thể chẩn đoán được bằng vi thể.
Giai đoạn IA lại được chia thành: IA1 (mô đệm bị xâm lấn sâu <= 3mm, rộng <= 7mm), IA2 (mô đệm bị xâm lấn sâu <= 3mm, rộng <= 7mm).
Giai đoạn IB
Ở giai đoạn này đã thấy được tổn thương ở cổ tử cung hoặc trên vi thể lớn hơn IA2 và được chia thành IB1 (khối u <= 4cm), IB2 (khối u > 4cm).
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 1 vẫn là giai đoạn sớm, dấu hiệu bệnh rất hiếm khi xảy ra nên hầu hết bệnh nhân không biết mình mắc bệnh nếu không xét nghiệm sàng lọc hay khám tử cung. Triệu chứng có thể xuất hiện trong giai đoạn này gồm: chảy máu âm đạo, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, màu dịch âm đạo lạ,…
Việc điều trị bệnh giai đoạn này tùy theo mong muốn tiếp tục sinh con của bệnh nhân mà lựa chọn phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản hoặc loại bỏ hoàn toàn tử cung. Ngoài ra cần chẩn đoán cẩn thận kiểm tra tế bào ung thư đã lan đến hạch bạch huyết hoặc mạch máu lân cận hay chưa.
Phẫu thuật khoét chóp tử cung phù hợp cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung muốn tiếp tục sinh sản
Phương pháp điều trị hiệu quả giúp duy trì khả năng sinh sản cho phụ nữ là sinh thiết hình nón. Ngược lại, nếu không muốn tiếp tục sinh con, điều trị sẽ đơn giản hơn bằng cắt bỏ tử cung hoàn toàn bằng phẫu thuật mở ổ bụng hoặc nội soi. Nếu nghi ngờ hoặc xác nhận ung thư đã tiến triển để hạch bạch huyết, cần mổ bỏ các hạch này.
Ngoài ra, phương pháp xạ trị ngoài kết hợp xạ trị trong và hóa trị có thể được xem xét để tăng hiệu quả tiêu diệt tế bào ung thư.
3. Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2
Ở giai đoạn này, Khối u xâm lấn ra ngoài CTC nhưng chưa lan tới 1/3 dưới âm đạo và chưa đến thành bên tiểu khung.
Hai giai đoạn nhỏ IIA và IIB cũng đánh giá mức độ xâm lấn của tế bào ung thư nặng dần:
-
Ung thư giai đoạn IIA: Khối u lan tới ⅔ âm đạo nhưng chưa xâm lấn vào các mô cạnh cổ tử cung. Giai đoạn này được chia làm IIA1 (khối u <= 4cm), IIA2 (khối u > 4cm).
-
Ung thư giai đoạn IIB: Tế bào ung thư lúc này đã xâm lấn vào các mô cạnh cổ tử cung nhưng chưa lấn đến thành bên tiểu khung.
Do mức độ xâm chiếm tương đối rộng nên triệu chứng của ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 đã xuất hiện phổ biến hơn, song vẫn không rõ ràng và dễ bị bỏ qua. Triệu chứng bệnh thường gặp giai đoạn này gồm: Ra khí hư, chu kỳ kinh nguyệt không đều, đổi màu dịch âm đạo, chảy máu âm đạo, đau khi quan hệ tình dục,…
Triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 tương đối mờ nhạt
Phương pháp điều trị bệnh giai đoạn 2 cũng chia thành 2 nhóm theo nhu cầu duy trì khả năng sinh sản của bệnh nhân. Phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung và mổ hạch bạch huyết vùng chậu là phương pháp cho phép bệnh nhân có thể tiếp tục sinh sản sau điều trị. Với tế bào ung thư di căn xa không thể loại bỏ hết bằng phẫu thuật, hóa trị liệu và xạ trị liệu sẽ được thực hiện kết hợp.
Với bệnh nhân không muốn tiếp tục sinh đẻ, phẫu thuật cắt bỏ tử cung triệt để giúp loại bỏ nguyên căn nhanh chóng và hiệu quả. Về tế bào ung thư di căn đến hệ mạch máu, mạch bạch huyết, mô liên kết quanh tử cung,… thì cũng cần phẫu thuật loại bỏ và kết hợp hóa trị liệu nếu cần thiết.
4. Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3
Đây là giai đoạn bệnh phát triển mạnh mẽ, khối u đã xâm lấn đến thành bên khung chậu và/hoặc xâm lấn tới 1/3 dưới âm đạo và/hoặc xâm lấn niệu quản, dẫn đến giãn đường tiết niệu cao.
Giai đoạn này được chia thành:
-
IIIA: khối u chưa xâm lấn đến thành bên tiểu khu, đã xâm lấn đến ⅓ dưới âm đạo.
-
IIIB: khối u đã lan đến thành bên khung chậu, có thể xâm lấn đến cả niệu quản, từ đó dẫn đến thận bị ứ nước hoặc bị mất chức năng.
Điều trị bệnh lúc này bằng phẫu thuật không thể đem lại hiệu quả tốt như trước bởi tế bào ung thư đã xuất hiện nhiều và rộng khắp vùng chậu. Hóa xạ trị kết hợp là biện pháp được ưu tiên hơn cả, trong đó xạ trị cần kết hợp cả xạ trị trong và xạ trị ngoài.
5. Ung thư cổ tử cung giai đoạn 4
Đây là giai đoạn cuối của bệnh, lúc này khối u có thể đã lan ra ngoài khung chậu, xâm lấn bàng quang, trực tràng.
Giai đoạn này được chia thành IVA (khối u xâm lấn bàng quang, có thể xâm lấn cả trực tràng) và IVB (khối u di căn xa ra ngoài tiểu khung). Triệu chứng bệnh lúc này không chỉ là ung thư tại chỗ mà còn là triệu chứng ung thư thứ phát.
Ung thư cổ tử cung có thể di căn đến phổi và gây biến chứng nguy hiểm
Nếu ung thư xâm lấn đến phổi, triệu chứng thường gặp là khó thở, ho, ho ra máu,… Nếu ung thư di căn đến gan, bệnh nhân thường bị vàng mắt, vàng da, đau gan,… Khả năng chữa khỏi bệnh ở giai đoạn này là rất thấp, hóa xạ trị kết hợp sẽ giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh và giảm đau đớn, tăng chất lượng cuộc sống.
Các giai đoạn ung thư cổ tử cung có đặc điểm tiến triển và triệu chứng khác nhau. Không chỉ dựa trên triệu chứng bệnh mà cần kết hợp với xét nghiệm, chẩn đoán kỹ càng để đánh giá giai đoạn bệnh, lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!