Tin tức

Triệu chứng ung thư phổi thường gặp và đối tượng nguy cơ cao cần đặc biệt lưu ý

Ngày 27/02/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Trong các loại ung thư, ung thư phổi là bệnh lý thường gặp với mức độ tử vong cao. Triệu chứng ung thư phổi ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, đa số bệnh nhân chỉ được chẩn đoán khi ở các giai đoạn nặng hơn. Do sự nguy hiểm của bệnh lý này nên với những đối tượng có nguy cơ cao, nếu có dấu hiệu nghi ngờ thì nên đi khám càng sớm càng tốt.

1. Tổng quan về ung thư phổi 

Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Ung thư phổi được chia thành 2 loại chính: 

  • Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ chiếm đến 85%. Loại ung thư phổi này lại được chia thành 3 loại: ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào vảy (biểu bì) và ung thư biểu mô tế bào lớn không phân biệt. 
  • Ung thư phổi tế bào nhỏ: loại ung thư này chiếm khoảng 15% và có tốc độ di căn nhanh.

Ung thư phổi là bệnh lý ung thư có tỷ lệ tử vong cao

Ung thư phổi là bệnh lý ung thư có tỷ lệ tử vong cao

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh ung thư phổi, trong số đó, hút thuốc lá là tác nhân chính. Ngoài ra, việc phải thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm, độc hại cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi. 

Bên cạnh 2 nguyên nhân trên thì những người bị phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, tổn thương lao, phổi có mô sẹo,... cũng có rủi ro bị ung thư phổi cao. 

2. Triệu chứng ung thư phổi thường gặp 

Ung thư phổi ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện cụ thể, người bệnh chỉ có thể phát hiện khi thăm khám sức khỏe, sàng lọc ung thư định kỳ. Mặc dù vậy, người bệnh vẫn cần theo dõi sát sao và nhận biết được những triệu chứng ung thư phổi thường gặp sau đây để đi khám sớm: 

2.1. Ho kéo dài 

Ho là một trong những biểu hiện rõ rệt nhất của bệnh lý hô hấp, bao gồm cả ung thư phổi. Với những cơn ho do bệnh lý thông thường thì sẽ biến mất sau khoảng 1 đến 2 tuần. Nhưng nếu ho kéo dài, không thuyên giảm thì bạn nên cẩn trọng và đi kiểm tra sớm để xác định nguyên nhân. 

2.2. Ho kèm theo những dấu hiệu bất thường

Với những người bị ho mạn tính thì việc lưu ý đến sự thay đổi bất thường của các cơn ho là rất quan trọng, đặc biệt với những người hút thuốc lá nhiều. Nếu các cơn ho có thời gian kéo dài hơn, bị khàn tiếng, có nhiều chất nhầy đờm hay thậm chí là bị ho ra máu thì bạn cần cẩn thận.

Ho và khàn tiếng là triệu chứng ung thư phổi

Ho và khàn tiếng là triệu chứng ung thư phổi

2.3. Đau ngực

Những cơn đau ở vùng ngực, lưng hoặc vai có thể là biểu hiện của ung thư phổi. Cơn đau có thể xuất hiện thi thoảng hoặc liên tục, âm ỉ; đau khi bị ho, cười hoặc khi hít thở sâu. 

2.4. Khàn giọng kéo dài

Một trong những biểu hiện nghi ngờ ung thư phổi tiếp theo là tình trạng giọng nói bị thay đổi, trầm hoặc khàn hơn. Thông thường, tình trạng khàn giọng sẽ chỉ xảy ra trong thời gian ngắn. Nên khi bị khàn trên 2 tuần không khỏi thì bạn cần đi thăm khám sớm để được điều trị. 

2.5. Thở khò khè, khó thở 

Ung thư phổi cũng có thể gây nên tình trạng thở khò khè, khó thở do đường thở bị thu hẹp hoặc có chất lỏng tích tụ trong ngực vì khối u. Do đó, bạn không nên chủ quan khi cho rằng thở khò khè, khó thở chỉ do bệnh hô hấp thông thường mà hãy đi thăm khám nếu thấy tình trạng này kéo dài và có kèm theo các bất thường khác. 

Khó thở cũng là biểu hiện nghi ngờ cần cẩn trọng

Khó thở cũng là biểu hiện nghi ngờ cần cẩn trọng

2.6. Cân nặng giảm bất thường

Cân nặng giảm đột ngột là một trong những dấu hiệu nghi ngờ ung thư, bao gồm cả ung thư phổi. Các tế bào ung thư tiêu hao rất nhiều năng lượng của cơ thể nên sẽ gây ra tình trạng giảm cân mất kiểm soát.

2.7. Đau đầu

Triệu chứng ung thư phổi tiếp theo là đau nhức đầu do khối u ở phổi chèn ép lên tĩnh mạch chủ, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu từ phần trên cơ thể về tim. Từ đó khiến người bệnh bị đau đầu hoặc đau nửa đầu. Nguy hiểm hơn, đây có thể là dấu hiệu của việc tế bào ung thư đã di căn lên não. 

Khi tế bào ung thư di căn lên não, người bệnh sẽ bị đau đầu nặng

Khi tế bào ung thư di căn lên não, người bệnh sẽ bị đau đầu nặng

2.8. Đau mỏi cơ

Biểu hiện đau mỏi cơ cũng do khối u phát triển, chèn ép đến các tổ chức xung quanh, bao gồm dây thần kinh ở lưng, ngực, vai, bụng, tay,... nên gây ra tình trạng đau nhức. 

2.8. Thường xuyên thấy mệt mỏi

Do tế bào ung thư tiêu thụ hết dinh dưỡng nên có thể gây ra tình trạng thiếu máu, khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, suy nhược. 

2.9. Bị nhiễm trùng

Do khối u phát triển nên chèn vào tĩnh mạch, chặn đường thở nên sẽ gây ra tình trạng viêm, sưng cho các tổ chức xung quanh, như viêm phế quản, viêm phổi,... 

2.10. Có sự bất thường ở các mô vú

Ở trường hợp ung thư phổi hiếm gặp (ung thư tế bào lớn) thì có thể sẽ tác động xấu đến hormone của nam giới, gây nên tình trạng sưng đau ở mô vú. 

Về cơ bản, các dấu hiệu ở trên thường khó phát hiện, dễ bị bỏ qua và có thể nhầm với các vấn đề sức khỏe khác. Chỉ khi bệnh nặng hơn, khối u đã di căn thì các biểu hiện mới thực sự rõ rệt. Lúc này, việc điều trị có tiên lượng không cao và phức tạp. 

3. Những đối tượng nguy cơ cao cần ung thư phổi

Như đã đề cập ở trên, các triệu chứng ung thư phổi thường không cụ thể nên thường bị người bệnh bỏ qua giai đoạn đầu. Những người phát hiện sớm thường là do thăm khám sức khỏe, ung thư định kỳ. Qua đó càng khẳng định vai trò quan trọng của việc khám sức khỏe thường xuyên, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi sau đây: 

Người hút thuốc lá nhiều cần đi ung thư phổi định kỳ

Người hút thuốc lá nhiều cần đi tầm soát ung thư phổi định kỳ

  • Người nghiện thuốc lá, đã hút trên 20 năm. 
  • Người vẫn đang hút thuốc lá hoặc mới cai thuốc lá trong 15 năm trở lại. 
  • Người trong độ tuổi từ 50 đến 80 tuổi. 
  • Người từng mắc ung thư phổi. 
  • Người có tiền sử gia đình bị ung thư. 
  • Người có tính chất công việc thường xuyên tiếp xúc với bụi, khói, phóng xạ,...
  • Người có tiền sử mắc ung thư khác hoặc bệnh lý về phổi mạn tính,...
  • Người có người thân trong gia đình hút thuốc lá nhiều, bao gồm cả thuốc lá điện tử

Trên đây là các thông tin về triệu chứng ung thư phổi và những đối tượng có nguy cơ cao, cần đi thăm khám và sàng lọc ung thư phổi định kỳ. Một địa chỉ thăm khám và tầm soát ung thư uy tín mà bạn có thể lựa chọn là Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.