Tin tức
Top các loại thuốc giảm ho hiệu quả được chỉ định phổ biến
- 10/04/2023 | Phân biệt các loại thuốc ho và thời điểm thích hợp cần sử dụng
- 10/04/2023 | Các loại thuốc ho cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng
- 03/01/2023 | Một số loại thuốc ho thường dùng nhất hiện nay
1. Phân loại các phản xạ ho
Khi đường hô hấp bị kích thích bởi tình trạng viêm, dị ứng, dị vật hoặc các tác nhân gây bệnh thì sẽ tạo ra phản xạ ho. Dựa trên tính chất có thể phân chia phản ứng này theo 2 dạng chính đó là: ho khan và ho có đờm. Hay cũng có thể phân loại thành ho cấp tính hoặc ho mạn tính dựa theo khoảng thời gian kéo dài của triệu chứng này. Ví dụ như nếu ho dưới 3 tuần thì gọi là ho cấp tính, còn ho từ 3 tuần trở lên là ho mạn tính.
Tính chất của các loại ho được biểu hiện như sau:
-
Ho khan: là khi bệnh nhân thường xuyên lên cơn ho nhưng cổ họng lại không tiết ra đờm. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do hít phải hóa chất, bụi bặm, khói thuốc, cảm lạnh hoặc nhiễm virus cúm. Ho khan cũng có thể là do trào ngược dạ dày thực quản, hen phế quản, mắc bệnh suy tim hay là tác dụng phụ của những thuốc ức chế men chuyển (lisinopril/captopril). Ngoài ho khan, bệnh nhân còn có thể bị ngứa họng và khản tiếng (ở dạng nhẹ), nặng hơn thì mất giọng;
-
Ho có đờm: là hệ quả khi mắc phải các bệnh viêm đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, bệnh COPD. Bệnh nhân bị ho có đờm thường kèm theo cảm giác khó thở, nặng ngực, nghẹt thở, mệt mỏi. Đặc biệt khi đi bộ hay khi nói chuyện, các biểu hiện của bệnh sẽ ngày càng tăng lên (muốn khạc nhiều đờm và ho nhiều hơn).
Ho là phản xạ tự nhiên khi cơ thể phản ứng lại các tác nhân gây bệnh
2. Các loại thuốc giảm ho không kê đơn
Dạng ho thường gặp nhất là do nhiễm phải virus gây nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Để kiểm soát hiệu quả những cơn ho này, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm ho không kê đơn nhưng cần phải dùng theo đúng nguyên nhân, mục đích.
2.1. Thuốc giảm ho khan
Những thuốc giúp giảm thiểu số lần ho, điển hình là Dextromethorphan thường được áp dụng trong những trường hợp bị ho khan do kích ứng. Bên cạnh Dextromethorphan, bạn cũng có thể dùng dầu khuynh diệp, long não và tinh dầu bạc hà để làm dịu các cơn ho.
2.2. Thuốc long đờm
Trong trường hợp bạn bị ho có đờm thì có thể cân nhắc sử dụng các thuốc long đờm để điều trị. Thuốc Guaifenesin có tác dụng làm loãng và làm long đờm, dịch nhầy trong cổ họng giúp bạn tống xuất đờm ra ngoài dễ dàng hơn.
2.3. Giảm ho bằng thuốc kháng histamin
Các thuốc kháng histamin hoạt động theo cơ chế giảm phản ứng kích thích của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh, từ đó hạn chế phản xạ ho. Đó có thể là thuốc Clemastine, Chlorpheniramine và dùng kèm theo thuốc thông mũi (Pseudoephedrine). Những thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ đó là buồn ngủ (trừ thuốc thông mũi).
2.4. Dùng kết hợp các thuốc giảm ho
Trên thị trường cũng có những loại thuốc chứa các thành phần được kết hợp từ nhiều loại thuốc ho khác nhau, phổ biến nhất là Dextromethorphan và Guaifenesin. Đây là những thuốc có công dụng làm dịu cổ họng và giảm thiểu các cơn ho phiền toái.
Ngoài khả năng giúp giảm ho, những thuốc này còn hỗ trợ hạn chế các biểu hiện khác như trị sổ mũi, giảm dị ứng, giảm đau, trị nghẹt mũi,...
Có nhiều loại thuốc giảm ho khác nhau
3. Các loại thuốc kê đơn giúp giảm ho
Nếu những loại thuốc không kê đơn nêu trên không đem lại hiệu quả khả quan, tình trạng ho của bạn ngày càng nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ cũng như hoạt động sinh hoạt khác, hãy đi khám để được bác sĩ tư vấn về các phương pháp điều trị khác phù hợp hơn.
Đặc biệt nếu tình trạng ho lại kèm theo các dấu hiệu như khó thở, sốt cao thì đây có thể là triệu chứng cảnh báo tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn là phản ứng ho bình thường.
3.1. Thuốc hít
Khi bạn bị ho nhưng kèm theo đó là biểu hiện thở khò khè, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn sử dụng một dạng thuốc hít. Nếu bệnh nhân bị hen phế quản hoặc bệnh COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) thì có thể bác sĩ sẽ kê các thuốc giãn phế quản hoặc Corticoid dạng xịt để điều trị cắt cơn hoặc duy trì.
3.2. Benzonatate
Một trong những thuốc giảm ho không kê đơn bạn có thể sử dụng đó là Benzonatate dạng viên nang. Loại thuốc này không gây nghiện, dùng theo toa có thể gây tê niêm mạc phổi, phế nang và đường hô hấp. Theo công bố của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, Benzonatate có thể dùng được cho trẻ em trên 10 tuổi và người trưởng thành.
Liều dùng khuyến nghị: 600mg/ngày, uống 3 lần/ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
3.3. Codein
Thuốc giảm ho chứa thành phần Codein có khả năng gây nghiện nên chỉ được chỉ định dùng ngắn ngày, dùng cho người lớn. Thuốc có thể khiến người bệnh gặp các tác dụng phụ như buồn ngủ nên không khuyến khích dùng khi đang làm việc, khi vận hành máy móc hoặc lái xe, ký kết giấy tờ quan trọng,...
Hy vọng rằng bài viết nêu trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại thuốc giảm ho. Từ đó giúp lựa chọn cho mình loại thuốc nào phù hợp nhất để sử dụng. Trong trường hợp cơn ho không có chiều hướng suy giảm mà còn tăng nặng và nghiêm trọng hơn thì bạn nên đi khám để được chẩn đoán, tìm hiểu nguyên nhân cũng như có phương án điều trị hiệu quả nhất.
Bạn cũng có thể sử dụng các phương pháp dân gian để trị ho trước khi dùng thuốc
Nếu bạn đang băn khoăn trong việc lựa chọn cơ sở thăm khám uy tín, chất lượng thì có thể đi khám tại Chuyên khoa Hô hấp của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Các bác sĩ của Chuyên khoa là những chuyên gia giàu kinh nghiệm, cùng với đó là cơ sở vật chất và hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ giúp người bệnh nhân được chẩn đoán chính xác, nhanh chóng. Liên hệ ngay hotline 1900 56 56 56 để được tổng đài viên của MEDLATEC tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám ngay bạn nhé!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!