Tin tức
Các loại thuốc trị ghẻ nước hiệu quả bạn đã từng nghe qua?
- 21/03/2021 | Ghẻ nước là bệnh gì? Bệnh ghẻ nước có nguy hiểm không?
- 09/08/2022 | Bệnh ghẻ nước - nguyên nhân, dấu hiệu và cách thức điều trị tốt nhất
1.
Đặc điểm nhận biết bệnh ghẻ nước
Ghẻ nước là một loại ký sinh trùng có tên khoa học là Sarcoptes scabiei var. Hominis, chúng có khả năng xâm nhập vào cơ thể thông qua da người. Cái ghẻ có kích thước vô cùng nhỏ, nó có thể đào sâu vào lớp da người và làm tổ, đẻ trứng, gây bệnh ở da. Người bệnh bị ghẻ nước thường có triệu chứng ngứa ngáy dữ dội, phát ban trên da giống như nổi mụn nhọt. Căn bệnh này còn có khả năng lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp, da kề da hay dùng chung vật dụng cá nhân.
Con cái ghẻ
Vùng da nhiễm ghẻ là không giới hạn, nó có thể xuất hiện ở tay, cổ tay, khuỷu tay, kẽ giữa các ngón tay, nách, eo, dương vật, thắt lưng, mông, chân,... Khi cái ghét làm tổ sẽ gây ra triệu chứng ngứa vô cùng khó chịu, người bệnh có xu hướng gãi mạnh và nhiều trường hợp còn bị lở loét trên da dẫn tới bội nhiễm.
2. Top các thuốc trị ghẻ nước hiệu quả, phổ biến nhất hiện nay
2.1. Thuốc trị ghẻ nước Diphenhydramin
Thuốc trị ghẻ nước Diphenhydramin thuộc nhóm thuốc kháng Histamin H1. Loại thuốc này được bào chế theo dạng đường uống giúp đẩy lùi các triệu chứng ngứa và dị ứng ngoài da, dùng được cho những bệnh nhân đang bị ghẻ nước. Cách dùng như sau:
● Đối với trẻ nhỏ từ 2 - 6 tuổi: uống từ 6,25 - 12,5 mg/lần, dùng từ 3 - 4 lần/ngày;
● Đối với trẻ em từ 6 - 12 tuổi: dùng 12,5 - 25 mg/lần, mỗi ngày uống từ 3 - 4 lần với liều lượng tối đa là 150mg/ngày;
● Đối với người lớn: uống 25 - 50mg/lần, dùng khoảng 4 lần/ngày. Khoảng cách giữa các liều dùng là từ 4 - 6 tiếng.
Thuốc có thể gây ra những tác dụng không mong muốn như sau:
● Mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt;
● Đau cơ, đau đầu, run, dị cảm;
● Táo bón, tiêu chảy, đau bụng;
● Buồn nôn và nôn;
● Khô niêm mạc, khô miệng;
● Tăng cân, ăn ngon miệng hơn;
● Đánh trống ngực, hạ huyết áp, phù;
● Viêm gan;
● Phù mạch, mẫn cảm với ánh sáng;
● Chảy máu cam, tiết dịch phế quản, co thắt phế quản.
Nếu xuất hiện những phản ứng nêu trên thì người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc ngay và đi khám để được bác sĩ tư vấn, tìm hiểu nguyên nhân. Ngoài ra cần lưu ý rằng thuốc có tác dụng an thần nhẹ, nhờ vậy nên bệnh nhân sẽ giảm được triệu chứng ngứa vì ban đêm và ngủ ngon hơn nhưng ban ngày khi cần lái xe, vận hành máy móc,... thì bệnh nhân không nên dùng thuốc.
Thuốc trị ghẻ có thể được bào chế theo dạng đường uống
2.2. Thuốc trị ghẻ nước Eurax
Đây là loại thuốc được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da với thành phần hoạt chất chính là crotamiton. Công dụng chính của thuốc là giúp tiêu diệt cái ghẻ, xoa dịu các phản ứng ngứa da, quá mẫn do rận chấy, cái ghẻ, tụ cầu khuẩn hay liên cầu khuẩn gây ra. Bên cạnh đó, Eurax còn phù hợp với những bệnh nhân ngứa vô căn, ngứa vùng sinh dục, hậu môn, ngứa do tiểu đường, dị ứng và côn trùng cắn.
Liều dùng tham khảo như sau:
● Đối với trường hợp bị ghẻ nước: nên bôi thuốc với tần suất 1 lần/ngày, bôi vào buổi tối và dùng liên tục theo hướng dẫn trong 3 - 5 ngày. Trong quá trình dùng thuốc người bệnh nên thay chăn ga, quần áo lót thường xuyên;
● Đối với bệnh nhân bị ngứa da do nguyên nhân khác: bôi vào vùng da bị ngứa từ 2 - 3 lần/ngày, kiên trì điều trị cho tới khi triệu chứng ngứa chấm dứt.
Khả năng dung nạp của thuốc Eurax khá tốt nên ít xảy ra tác dụng phụ. Tuy nhiên cũng có trường hợp bệnh nhân bị kích ứng hay dị ứng da, nổi ban, viêm da tiếp xúc, phù mạch, chàm khi sử dụng Eurax để điều trị ghẻ nước.
Cần lưu ý là không sử dụng thuốc để điều trị cho những người bị viêm da xuất tiết cấp, hay bệnh nhân có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
2.3. Thuốc trị ghẻ nước D.E.P
D.E.P là dạng thuốc mỡ trị ghẻ không kê đơn chứa thành phần chính là hoạt chất Diethyl phthalate (hàm lượng 9,5g/10g kem), thường dùng trong những trường hợp cần điều trị ghẻ ngứa, ghẻ nước và những tình trạng nhiễm trùng da khác. Thuốc này có tác dụng giảm viêm nhiễm, tiêu diệt ghẻ và tăng cường khả năng phục hồi, làm lành những vùng da bị tổn thương do cái ghẻ, muỗi, côn trùng, đỉa và vắt gây ra.
Liều dùng và cách dùng như sau:
● Bôi thuốc vào vết ghẻ hoặc vùng da bị côn trùng đốt từ 2 - 3 lần/ngày, bôi trong 5 - 7 ngày. Trước khi bôi thuốc người bệnh nên tắm rửa sạch sẽ, sau đó lau khô người và bôi thuốc;
● Bôi thuốc với một lớp mỏng lên vùng da có nốt côn trùng đốt. Đợi thuốc khô rồi mới mặc đồ để tránh tình trạng thuốc bị lau trôi;
● Sau khoảng 5 - 8 tiếng thuốc đã ngấm thì tắm rửa sạch sẽ.
Thuốc trị ghẻ nước cũng được sản xuất theo dạng kem bôi ngoài da
Khi dùng thuốc D.E.P người bệnh có thể sẽ bị kích ứng nhẹ. Nếu gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào khác, người bệnh nên dừng thuốc và đi khám để được bác sĩ tư vấn.
3. Một số lưu ý khi dùng thuốc trị ghẻ nước
Để việc dùng thuốc được an toàn và phát huy tối đa hiệu quả, người bệnh nên lưu ý một số điều như sau:
● Không bôi thuốc vào những vị trí như gần mũi, mắt. Trong trường hợp thuốc bị dính vào niêm mạc mũi, mắt thì người bệnh cần rửa kỹ lại với nước;
● Không sử dụng thuốc nếu bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
● Không được dùng những thuốc đã hết hạn;
● Trong quá trình điều trị người bệnh không nên chà xát, cào gãi khiến da bị nhiễm trùng và càng khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn;
● Không tự ý dùng thuốc mà chưa có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không bôi quá liều.
Trên đây là một số thông tin có thể bạn quan tâm về các loại thuốc trị ghẻ nước cũng như những lưu ý quan trọng về việc sử dụng từng loại. Nếu bệnh ghẻ nước khiến bạn cảm thấy khó chịu, có xu hướng lan rộng và có thể làm tổn thương da nghiêm trọng thì tốt nhất thì bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn điều trị kịp thời.
Để được tư vấn thêm những thông tin chi tiết về dịch vụ thăm khám tại Chuyên khoa Da liễu, Hệ thống Y tế MEDLATEC thì quý bạn đọc có thể liên hệ ngay với tổng đài 1900565656 ngay hôm nay.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!