Tin tức

Các loại virus cúm và lưu ý để phòng ngừa bệnh

Ngày 31/07/2024
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Virus cúm gây ra bệnh cúm. Tuy nhiên, có nhiều loại virus khác nhau và chúng có khả năng biến đổi liên tục, gây bùng phát những đợt dịch mới và tạo ra nhiều thách thức cho chúng ta trong việc điều trị cũng như ngăn ngừa bệnh. Dưới đây là thông tin về các loại virus cúm và một số lưu ý giúp bạn phòng ngừa cúm hiệu quả.

1. Các loại virus cúm

Virus cúm có hình cầu, thuộc họ Orthomyxoviridae. Cấu tạo của nhóm virus này gồm có vỏ virus cúm ngoài cùng, vỏ capsid và lớp lõi virus cúm. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus có thể dễ dàng bám vào lớp niêm mạc của đường hô hấp. Sau đó, chúng tiết ra một loại enzyme có tên là Noraminidaza, để thoát ra khỏi tế bào cũ, tiếp tục tấn công sang những tế bào khác trong cơ thể.

Điều đáng lo ngại là virus cúm có thể liên tục biến đổi và tạo ra những biến thể mới, tăng nguy cơ bùng phát những đợt dịch mới và đồng thời gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho người bệnh. Không những vậy, virus có thể dễ dàng phát tát ra bên ngoài khi người bệnh trò chuyện, ho và hắt hơi, từ đó khiến bệnh dễ dàng lây lan sang người khác. Các loại virus cúm gồm cúm A, B, C và D. Trong đó, virus cúm D ít gặp hơn những loại virus còn lại.

Virus cúm A có thể gây lây lan thành dịch

Virus cúm A có thể gây lây lan thành dịch

- Virus cúm A: Virus cúm A có thể gây ảnh hưởng đến cả người và động vật. Loại virus này có khả năng tạo ra nhiều loại biến thể nhất. Trên thực tế, virus cúm A chính là nguồn gốc của nhiều đợt dịch lớn, có thể kể đến như dịch cúm H5N1, cúm H1N1,... 

- Cúm B: Ít gây ra biến chứng nghiêm trọng hơn so với virus cúm A. Loại virus này cũng có thể tạo ra những biến thể nhưng thường diễn tiến chậm hơn. Mức độ lây lan bệnh và bùng phát dịch còn tùy vào điều kiện địa lý và môi trường, 

- Cúm C: Loại cúm này ít gặp hơn so với cúm A và cúm B. Đồng thời, người nhiễm bệnh cũng không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng và chưa ghi nhận những đợt dịch lớn do virus cúm C gây ra. 

- Virus cúm D: Loại virus này chỉ ảnh hưởng đến gia súc và không phải là nguyên nhân gây bệnh cúm ở người. 

2. Nguyên tắc đặt tên cho các loại virus cúm

Có rất nhiều loại virus cúm khác nhau nhưng chúng đều được đặt tên dựa theo quy ước đặt tên đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận để tạo ra sự thuận tiện trong việc theo dõi các chủng virus cúm này. Dưới đây là nguyên tắc đặt tên cho các chủng virus cúm: 

- Dựa vào loại kháng nguyên (chẳng hạn như A, B, C hoặc D)

- Dựa vào nguồn gốc vật chủ, chẳng hạn như lợn, gà,... Tuy nhiên, với những loại virus có nguồn gốc từ người thì không có vật chủ nào được chỉ định nguồn gốc. 

- Dựa vào nguồn gốc địa lý.

- Số chủng.

- Dựa theo năm phát hiện. 

3. Các loại virus cúm lây lan bằng con đường nào?

Virus cúm có thể lây từ người bệnh sang người khỏe bằng những con đường sau: 

- Lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Nếu bạn trò chuyện với người bệnh ở một khoảng cách rất gần, nhất là khi người bệnh ho và hắt hơi, virus cúm sẽ theo đường giọt bắn di chuyển trong không khí và đi vào miệng hoặc mũi của bạn. Từ đó, khiến bạn bị lây bệnh cúm. 

Tiếp xúc gần với người bệnh dễ bị lây nhiễm cúm

Tiếp xúc gần với người bệnh dễ bị lây nhiễm cúm

- Khi bạn tiếp xúc với những bề mặt có chứa virus, chẳng hạn như tay nắm cửa, máy tính, điện thoại, bàn làm việc,... Sau đó, bạn vô tình chạm tay lên mặt, mũi, mắt hay miệng thì virus cũng có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bạn. 

- Nếu dùng chung một số đồ dùng của người bị cúm, chạm tay vào dịch tiết của người bệnh sau đó đưa tay lên vùng mắt, mũi, miệng thì bạn cũng có nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh. 

4. Một số triệu chứng khi nhiễm virus cúm

Khi virus cúm mới xâm nhập cơ thể, bệnh nhân thường không có biểu hiện gì đặc biệt. Thời gian này được gọi là giai đoạn ủ bệnh và thường diễn ra trong khoảng từ 1 đến 4 ngày. 

Bạn nên đeo <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/nen-lua-chon-loai-khau-trang-nhu-the-nao-thi-an-toan-s195-n20938'  title ='khẩu trang'>khẩu trang</a> khi tiếp xúc gần với người bệnh

Bạn nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần với người bệnh

Sau đó, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng như: 

  • Sốt. 
  • Đau đầu, đau cơ, hụt hơi, mệt mỏi. 
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi. 
  • Đau họng.
  • Đau mắt.
  • Trẻ nhỏ bị cúm thường xuất hiện triệu chứng nôn, tiêu chảy. 

Phần lớn các trường hợp mắc bệnh cúm đều có thể tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nghiệm trọng, người bệnh cần được đưa đi cấp cứu sớm càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số biểu hiện cho thấy bệnh đang tiến triển nghiêm trọng: 

  • Khó thở, thở ngắn. 
  • Thường xuyên bị chóng mặt. 
  • Co giật.
  • Cơ thể bị suy nhược nghiêm trọng. 
  • Đau ngực. 
  • Môi và móng chân chuyển màu xám, xanh. 
  • Bị mất nước nghiêm trọng. 
  • Một số chỉ số trong cơ thể bị rối loạn, chẳng hạn như huyết áp, nhịp tim và thân nhiệt. 

Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, làm suy yếu hệ miễn dịch, nhiễm trùng, viêm xoang, sảy thai hoặc tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh trong bụng mẹ, viêm phổi,...

5. Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh cúm

Để có thể ngăn ngừa bệnh cúm hiệu quả, bạn cần thực hiện một số lưu ý như sau: 

- Tiêm vắc xin phòng cúm mỗi năm.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc có thể dùng các loại dung dịch khử khuẩn khác. Đặc biệt nên rửa tay khi vừa từ bên ngoài trở về nhà, vừa tiếp xúc với nhiều người hoặc vừa đến những nơi công cộng. 

- Không nên đến gần người khác khi họ đang cảm thấy không khỏe, có những biểu hiện nghi ngờ mắc cúm, đặc biệt là những trường hợp đang bị sốt. 

- Không nên tiếp xúc gần với những người được xác định là đã bị bệnh cúm. 

- Loại bỏ thói quen chạm tay vào mắt, mũi và miệng. Đây là thói quen xấu, tạo điều kiện cho virus dễ dàng xâm nhập và tấn công cơ thể. Khi loại bỏ thói quen này, ngoài phòng ngừa cúm, bạn có thể phòng tránh được nhiều bệnh truyền nhiễm khác.

- Khi chăm sóc người bệnh hoặc trong tình huống bắt buộc phải tiếp xúc với người bệnh thì cần đeo khẩu trang. 

- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng. 

- Ngủ đủ giấc và thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai và phòng chống được nhiều loại bệnh tật.

Mẹ nên đưa trẻ đi tiêm phòng cúm

Mẹ nên đưa trẻ đi tiêm phòng cúm

Hi vọng, những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về các loại virus cúm và cách phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả. Nếu bạn có biểu hiện bất thường, cần được thăm khám bệnh hoặc có nhu cầu tiêm vắc xin phòng cúm, mời bạn liên hệ đến Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết.

Từ khoá: tiêm vắc xin

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.