Tin tức
Nuôi thú cưng, cô gái bị sinh vật nguy hiểm ký sinh trong người
- 16/06/2020 | Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo
- 09/09/2024 | Để phòng bệnh giun đũa chó mèo nên kiêng ăn gì?
- 04/04/2025 | Bệnh sán chó có lây từ người sang người không? Cách phòng ngừa và xử trí khi nghi ngờ nhiễm...
- 27/05/2025 | Giải đáp về bệnh sán chó và cách giảm ngứa khi bị sán chó
Cảnh giác khi nuôi thú cưng
Ngứa, mẩn đỏ là một trong những dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng. Ảnh minh họa
Mới đây, Phòng khám Nội MEDLATEC Cần Thơ, tiếp nhận chị N.H.M (29 tuổi) đến khám do bị ngứa.
Tại MEDLATEC, bệnh nhân được chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đánh giá tình trạng sức khoẻ.
Kết quả xét nghiệm miễn dịch ELISA chẩn đoán các mầm bệnh giun sán cho thấy, chị M. nhiễm cùng lúc 2 loại ký sinh trùng là sán dây chó và giun đũa chó, mèo. Trong đó, Echinococcus IgG (sán dây chó) mức 0.43 và Toxocara IgG (giun đũa chó, mèo) mức 0.64.
Bệnh nhân cho biết ,có nuôi chó, ăn rau sống và hải sản. Gần đây, chị bị ngứa ở chân, tay, lưng, thường xảy ra sau khi tắm và vào ban đêm. Bác sĩ nhận, định những thói quen này tạo điều kiện cho ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể.
Bệnh nhân được điều trị thuốc và hướng dẫn thay đổi chế độ sinh hoạt để phòng tránh tái nhiễm.
Nhiễm giun, sán nguy hiểm thế nào?
Theo ThS.BS Phạm Thị Bạch Quí - Chuyên khoa Truyền nhiễm, Phòng khám Nội MEDLATEC Cần Thơ, do điều kiện khí hậu và thói quen sinh hoạt, người dân ở khu vực miền Tây phải đối mặt với nguy cơ cao mắc các bệnh lý ký sinh trùng, trong đó có giun sán.
Bệnh giun sán lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau, chủ yếu liên quan đến việc tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm bởi trứng giun sán. Cụ thể:
- Ăn thức ăn và uống nước bị ô nhiễm: Trứng giun sán có thể bám vào rau sống, trái cây, thịt chưa nấu chín, hoặc nước uống không được lọc sạch. Khi ăn phải, trứng giun sẽ nở và phát triển thành giun trưởng thành trong cơ thể người.
- Tay bẩn đưa lên miệng: Trứng giun sán có thể bám vào tay khi tiếp xúc với đất, phân hoặc các vật dụng bị ô nhiễm. Nếu không rửa tay sạch sẽ trước khi ăn uống, trứng giun sẽ theo tay vào miệng và gây nhiễm trùng.
- Tiếp xúc trực tiếp với đất bị ô nhiễm: Ấu trùng của một số loại giun sán có thể xâm nhập vào cơ thể qua da khi đi chân trần trên đất ẩm, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn.
- Việc nuôi chó, mèo làm thú cưng và thả rông là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến sự gia tăng các bệnh ký sinh trùng. Nhiều người coi chó mèo như bạn thân, thường xuyên ôm hôn và ngủ chung, nhưng lại không chú ý đến vệ sinh, làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
Con đường lây nhiễm của bệnh giun, sán. Ảnh minh họa
Bác sĩ Quí cho hay, bệnh giun sán thường khởi phát với các triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy, táo bón, nôn/đại tiện ra giun, ngứa, mẩn đỏ, phản ứng dị ứng trên da.
Nếu không được điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu máu, nhược sắc hay suy giảm miễn dịch, tạo điều kiện cho các bệnh lý khác (thiếu vitamin, sốt rét, kiết lỵ, lao phổi) phát triển. Trong những trường hợp nặng, nhiễm giun sán có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm: tắc ruột, lồng ruột, viêm ruột thừa, thủng ruột, viêm phúc mạc, tắc ống dẫn mật, nhiễm trùng ống mật, viêm tụy, xơ gan cổ trướng, u gan, thậm chí áp-xe gan.
Quá trình điều trị bệnh thường kéo dài và phụ thuộc vào mức độ nhiễm bệnh. Một số bệnh nhân cải thiện sau một liệu trình, nhưng nhiều người cần 2-3 đợt điều trị, với sự theo dõi sát sao của bác sĩ để điều chỉnh thuốc phù hợp.
Biện pháp phòng ngừa bệnh giun, sán
Bác sĩ Quí khuyến cáo, việc chủ động phòng ngừa bệnh giun, sán rất quan trọng để kiểm soát và ngăn ngừa sự lây lan. Để giảm nguy cơ nhiễm bệnh, mỗi người cần thực hiện các biện pháp sau:
- Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, cắt móng tay gọn gàng, và tránh sử dụng chung các đồ cá nhân như bàn chải đánh răng hay khăn mặt.
- Vệ sinh môi trường sống: Đảm bảo không gian sống sạch sẽ, không sử dụng phân tươi để tưới rau hoặc nuôi cá.
- Ăn uống an toàn: Ăn chín, uống sôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tránh ăn đồ tái, sống và những món ăn không đảm bảo vệ sinh từ các hàng quán.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với thú cưng, nhất là ôm hôn hoặc ngủ chung
- Tẩy giun định kỳ cho người và thú cưng.
Xét nghiệm giun sán tại nhà là một lựa chọn tiện lợi và hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình
Ký sinh trùng vẫn luôn là mối đe dọa lớn cho sức khỏe của con người. Người dân hãy chủ động đến các cơ sở y tế để thực hiện thăm khám định kỳ, đặc biệt khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.
Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC đáp ứng đầy đủ các kỹ thuật từ cơ bản đến chuyên sâu trong chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả bệnh lý ký sinh trùng nói riêng và bệnh lý đa chuyên khoa nói chung.
Đặc biệt, với dịch vụ lấy mẫu tận nơi, người dân có thể dễ dàng thực hiện xét nghiệm bệnh ký sinh trùng và các bệnh lý khác một cách an toàn, nhanh chóng và tiện lợi. Dù ở bất kỳ đâu (tại nhà, cơ quan, trường học, xí nghiệp hay quán cà phê), chỉ cần đặt lịch, các cán bộ lấy mẫu sẽ đến tận nơi phục vụ, với chi phí chỉ 10.000 đồng/lần.
Người dân có nhu cầu đăng ký xét nghiệm hoặc tư vấn chi tiết về dịch vụ vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ kịp thời.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
