Tin tức

Các loại xét nghiệm vi khuẩn HP và ý nghĩa của xét nghiệm

Ngày 31/08/2019
ThS. BS. Vũ Thị Thúy Chi, Trung tâm Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Có một thực tế không thể phủ nhận là hiện nay tình trạng nhiễm khuẩn HP ở nước ta đang ngày càng gia tăng. Vi khuẩn này gây ra những cơn đau dạ dày cấp và mãn tính, nguy hiểm hơn nữa là có thể tiến triển thành ung thư dạ dày. Điều đáng nói là nó gây bệnh một cách lặng lẽ, chỉ có thể phát hiện thông qua xét nghiệm vi khuẩn HP. Vậy đây là loại xét nghiệm dành cho ai, có ý nghĩa như thế nào?

1. HP là vi khuẩn gì?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Nó là một loại xoắn khuẩn gram âm, có khả năng tồn tại được trong môi trường axit của niêm mạc dạ dày, phá hủy niêm mạc, tạo tổn thương gây viêm loét dạ dày. 

Vi khuẩn HP sống trong môi trường axit của niêm mạc dạ dày do đó cần xét nghiệm vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP sống trong môi trường axit của niêm mạc dạ dày

Sở dĩ HP nguy hiểm cho sức khỏe là bởi:

- Dễ dàng lây nhiễm qua 3 con đường chính là đường miệng - miệng, đường phân - miệng, lây qua dụng cụ thực hiện thủ thuật y tế

- Nó là yếu tố nguy cơ thường gặp nhất gây ra các bệnh lý của dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày, ung thư dạ dày. 

- Tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn HP ngày càng cao, tỷ lệ tái diễn lớn.

- Không có triệu chứng đặc hiệu nên chỉ có thể chẩn đoán được khi thăm khám, xét nghiệm tại cơ sở y tế.

2. Con đường lây nhiễm vi khuẩn HP 

HP là một loại vi khuẩn có khả năng lây lan nhanh chóng từ người mang vi khuẩn sang người người lành theo 3 con đường phổ biến:

- Miệng - miệng

Đây là con đường lây truyền chủ yếu của khuẩn HP. Cách thức lây lan thông qua dịch tiết đường tiêu hóa hoặc do tiếp xúc nước bọt của người mắc bệnh và người lành. Vì thế khi trong gia đình có người nhiễm HP, những thành viên khác cũng có thể bị lây nhiễm qua con đường này.

Các con đường lây nhiễm vi khuẩn HP

- Phân - miệng

Khuẩn HP đào thải qua phân và là nguồn lây lan sang cộng đồng do thói quen sinh hoạt ăn đồ sống, đặc biệt là các loại gỏi, rau sống.

- Con đường khác

Khám chung các thiết bị y tế như dụng cụ nha khoa, nội soi dạ dày, nội soi tai - mũi - họng,... cũng được xem là con đường lây nhiễm khuẩn HP hết sức dễ dàng. 

Bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP. Trẻ nhỏ có nguy cơ nhiễm HP cao nếu gia đình có người thân bị vi khuẩn này tấn công và lây qua việc mớm thức ăn cho trẻ, hôn môn trẻ, dùng chung bát đũa với trẻ,...

3. Xét nghiệm vi khuẩn HP - khi nào cần, cách thức thực hiện và ý nghĩa 

3.1. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm HP?

Xét nghiệm vi khuẩn HP cần thiết với những người có các cơn đau dạ dày cấp hay mạn tính hoặc có các triệu chứng như:

- Thường xuyên đau bụng.

- Đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, thường xuyên có cảm giác no.

- Buồn nôn.

Ngoài ra, một vài triệu chứng nặng hơn cũng cần được thực hiện xét nghiệm tìm khuẩn HP đó là: có các cơn đau dạ dày dữ dội, có máu trong phân hoặc phân đen, nôn ra máu. Nhìn chung, các triệu chứng ở người nhiễm HP thường thầm lặng, không rõ ràng. 

3.2. Cách thức xét nghiệm vi khuẩn HP

Hiện nay có các xét nghiệm vi khuẩn HP phổ biến là:

- Nội soi dạ dày

Đây là phương pháp sử dụng một ống nội soi nhỏ có gắn camera luồn vào dạ dày qua ống thực quản để xác định vị trí tổn thương viêm hoặc loét. Khi nội soi, bác sĩ sẽ lấy mảnh sinh thiết quanh vị trí có tổn thương dạ dày để làm test urease nhanh, mô bệnh học hoặc nuôi cấy vi khuẩn trong từng trường hợp phù hợp. 

Nếu trường hợp bệnh nhân đã từng điều trị vi khuẩn HP mà triệu chứng vẫn còn thì bác sĩ thường chỉ định làm kháng sinh đồ để kiểm tra khả năng kháng thuốc của vi khuẩn HP.

- Test thở (Urea Breath Test)

Xét nghiệm này sử dụng đồng vị carbon 13C hoặc 14C. Đầu tiên người bệnh sẽ được đo nồng độ CO2 trong hơi thở khi chưa uống thuốc có chứa đồng vị carbon 13C hay 14C, sau đó người bệnh uống thuốc có chứa đồng vị carbon 13C hay 14C rồi lại tiến hành đo nồng độ CO2 lần thứ hai. Dựa vào độ chênh nồng độ CO2 giữa hai lần đo thì bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán người đó có nhiễm vi khuẩn HP hay không.

Xét nghiệm vi khuẩn HP bằng test thở

Xét nghiệm vi khuẩn HP bằng test thở

Kết quả xét nghiệm sẽ có sau khoảng 5 phút. Tuy nhiên, chú ý là đồng vị phóng xạ C14 này chống chỉ định với phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ nhỏ. Còn đồng vị C13 thì sử dụng được cho mọi đối tượng bệnh nhân.

- Xét nghiệm phân

Xét nghiệm phân tìm vi khuẩn HP giúp phát hiện khuẩn một cách chính xác vì nếu nó tồn tại trong dạ dày sẽ cơ thể thải trừ đều đặn qua phân. 

- Xét nghiệm máu

Những người nhiễm khuẩn HP thì cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể ở trong máu kháng lại HP. Vì thế thực hiện xét nghiệm máu có thể phát hiện được kháng thể HP trong máu.

Tìm vi khuẩn HP bằng xét nghiệm máu

Tìm vi khuẩn HP bằng xét nghiệm máu

3.3. Kết quả xét nghiệm HP nói lên điều gì?

Xét nghiệm vi khuẩn HP sau khi thực hiện xong sẽ cho ra 1 trong 2 kết quả sau:

- Dương tính: người bệnh đã nhiễm khuẩn HP trong dạ dày.

- Âm tính: không có vi khuẩn HP trong dạ dày.

Nếu có dấu hiệu nghi ngờ cần thực hiện xét nghiệm vi khuẩn HP mà chưa biết ở đâu có dịch vụ xét nghiệm uy tín, cho kết quả nhanh chóng và chính xác, bạn có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56, chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng tư vấn, giúp bạn có được thông tin hữu ích nhất.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.