Tin tức

Các lưu ý khi sử dụng kháng sinh điều trị vi khuẩn e coli hiện nay

Ngày 18/11/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Có thể nói hiện tượng kháng kháng sinh trong điều trị bệnh liên quan tới các chủng vi khuẩn và siêu vi khuẩn đang ngày càng trở nên phổ biến. Đặc biệt trong số đó là vi khuẩn đường ruột e coli. Vậy khi dùng kháng sinh điều trị vi khuẩn e coli cần phải lưu ý những gì? Chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây của MEDLATEC nhé!

1. Vi khuẩn e coli là gì?

Vi khuẩn e coli (Escherichia coli) thuộc dòng vi khuẩn gram âm và thường sinh sôi phát triển trong đường ruột của con người và động vật. Phần lớn các loại vi khuẩn e coli thường gây hiện tượng tiêu chảy thoáng qua và tạm thời, tuy nhiên cũng có những loài đặc biệt có thể khiến người bệnh bị các biến chứng khác như nhiễm trùng đường ruột, sốt và đau bụng, hoặc viêm màng não, nhiễm khuẩn đường tiểu.

Đa số các ca bệnh khi bị nhiễm khuẩn e coli có thể điều trị được tại nhà, đối với người lớn thì thời gian tự hồi phục là trong một vài tuần. Tuy nhiên nếu trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai hay những ai có hệ miễn dịch yếu mà là đối tượng bị nhiễm e coli thì rất nguy hiểm do e coli có khả năng gây suy thận và đe dọa đến tính mạng người bệnh. 

E coli là vi khuẩn gây nên nhiều bệnh về đường tiêu hóa và có khả năng kháng thuốc cao

E coli là vi khuẩn gây nên nhiều bệnh về đường tiêu hóa và có khả năng kháng thuốc cao

Theo như nghiên cứu chỉ ra rằng, e coli là vi khuẩn gồm rất nhiều dòng đã và đang có dấu hiệu kháng các loại kháng sinh điều trị vi khuẩn e coli thế hệ thứ 3 như: cefuroxime hay ceftriaxone,... thậm chí cũng có trường hợp kháng cả nhóm carbapenem (đây là loại kháng sinh rất mạnh và ít kháng tính đến thời điểm hiện tại). 

Trong số các dòng e coli, H30 - Rx là dòng kháng kháng sinh mạnh mẽ nhất vì nó chống lại gần như toàn bộ các loại kháng sinh phổ biến được dùng trong điều trị vi khuẩn e coli và các trường hợp nhiễm khuẩn thông thường khác. H30 - Rx có khả năng gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu và lan vào máu, khiến người bệnh bị nhiễm khuẩn huyết - đây được coi là một biến chứng hết sức nghiêm trọng có thể khiến bệnh nhân mất mạng nếu không được điều trị ngay từ sớm.

Vậy làm thế nào để nhận biết được bản thân đang bị nhiễm khuẩn e coli? Bạn có thể dựa vào các biểu hiện sau đây:

  • Cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn;

  • Buồn nôn và nôn mửa;

  • Tiêu chảy xảy ra đột ngột. Khi đi cầu phát hiện có máu kèm trong phân;

  • Bụng đau âm ỉ, có khi quặn thắt lại;

  • Sốt.

Khi bị nhiễm khuẩn nặng, người bệnh sẽ có những triệu chứng như:

  • Lượng nước tiểu giảm, trong nước tiểu có máu;

  • Da xanh xao nhợt nhạt;

  • Có những vết bầm xuất hiện trên da mặc dù không có va chạm trước đó;

  • Mất nước.

Trên đây là các dấu hiệu điển hình, bệnh nhân có thể sẽ gặp các triệu chứng khác mà không được đề cập.

2. Nhiễm e coli nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân bị nhiễm vi khuẩn e coli chủ yếu là do:

  • Không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cụ thể như sau:

  • Trước khi ăn, nấu nướng và sau khi đi vệ sinh không rửa tay hoặc rửa tay không kỹ;

  • Đồ ăn bị hư hỏng, ôi thiu do không biết cách bảo quản;

  • Ăn hải sản sống mà không làm sạch kỹ lưỡng;

  • Ăn những thức ăn chỉ sơ chế qua, chưa chín như thịt bò tái,...;

  • Đựng đồ ăn vào chén đĩa hoặc dùng các dụng cụ trong bếp không hợp vệ sinh;

  • Uống loại sữa chưa được tiệt trùng;

  • Chế biến, giết mổ thịt gia súc gia cầm đang ủ bệnh.

  • Ô nhiễm nguồn nước: nguồn nước được sử dụng để chế biến thức ăn, để uống hoặc bơi lội, tắm rửa bị ô nhiễm có chưa e coli gây bệnh;

Nếu vấn đề vệ sinh thực phẩm không đảm bảo thì sẽ tạo điều kiện để e coli xâm nhập và gây bệnh cho cơ thể con người

Nếu vấn đề vệ sinh thực phẩm không đảm bảo thì sẽ tạo điều kiện để e coli xâm nhập và gây bệnh cho cơ thể con người

  • Lây từ người này sang người khác: vi khuẩn có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác nhất là khi chúng ta rửa tay không sạch sau khi đi vệ sinh, sau đó chạm tay vào người khác, hoặc là dùng chung các đồ vật cá nhân với người mang bệnh;

  • Nhiễm e coli từ động vật: dê, bò, cừu là vật trung gian có thể lây nhiễm e coli sang những người làm việc và tiếp xúc trực tiếp với chúng.

3. Các lưu ý trong sử dụng kháng sinh điều trị vi khuẩn e coli 

Một số loại kháng sinh vẫn có tác dụng tiêu diệt được vi khuẩn e coli đó là: amikacin, ciprofloxacin và nalidixic acid. Khi dùng các kháng sinh điều trị vi khuẩn e coli thì cần lưu ý những điều như sau:

  • Kiểm tra tình trạng kháng thuốc cũng như liều tác dụng của kháng sinh đối với vi khuẩn e coli nhằm chọn lựa ra loại kháng sinh phù hợp, đem lại hiệu quả cao nhất. Cần ưu tiên sử dụng những thuốc kháng sinh có phổ tác dụng hẹp;

  • Nhằm hạn chế tối đa hiện tượng kháng thuốc của e coli thì ngay từ những ngày đầu điều trị ngoại trú không nên áp dụng ngay các loại kháng sinh phổ rộng với tác dụng mạnh như levofloxacin, ciprofloxacin,...;

  • Vấn đề chỉ định dùng kháng sinh phải khoa học và khách quan, thay vì chỉ kê những đơn kháng sinh phổ rộng, mới với giá thành cao thì cần phải xét tới những loại kháng sinh cũ đã được sáng chế từ trước đó rất lâu vì những loại thuốc này vẫn còn đem lại hiệu quả điều trị cao và giá thành phải chăng.

Có một thực trạng đáng lưu ý đó là trong khoảng 1 thập kỷ qua, các loại thuốc kháng sinh mới chưa được phát minh thêm ngoài những loại vẫn đang được sử dụng. Do đó biện pháp tối ưu nhất để giảm thiểu được tình trạng kháng kháng sinh phổ biến như hiện nay đó là kê đơn thuốc một cách hợp lý, bảo vệ hiệu lực của thuốc kháng sinh đối với con người trong cuộc chiến chống lại các loại vi khuẩn càng ngày càng kháng thuốc mạnh mẽ.

4. Biện pháp giúp điều trị vi khuẩn e coli

Các cách được áp dụng trong điều trị những bệnh về đường ruột do vi khuẩn e coli gây ra bao gồm:

  • Người bệnh cần được bù nước và điện giải sớm nhất có thể;

  • Nếu bệnh nhân bị triệu chứng thiếu máu thì cần truyền dịch hoặc truyền máu trong trường hợp cần thiết;

  • Đối với người gặp các vấn đề về thận thì cần phải tiến hành thẩm tách máu. Đây là phương pháp loại bỏ các chất độc hại, cặn bã đang có trong máu của bệnh nhân.

Khi mắc bệnh về  đường ruột do e coli, bệnh nhân cần được uống đủ nước và điện giải

Khi mắc bệnh về  đường ruột do e coli, bệnh nhân cần được uống đủ nước và điện giải

Thường thì những người bị e coli xâm nhập vào cơ thể sẽ có khả năng hồi phục mà chưa cần dùng tới thuốc trong khoảng thời gian là từ 5 -10 ngày. Cần lưu ý là nhiễm khuẩn e coli không thể điều trị bằng các thuốc chữa tiêu chảy thông thường vì những thuốc này sẽ khiến cho cơ thể có khả năng hấp thu lại các chất độc do e coli tiết ra, gia tăng nguy cơ gặp các biến chứng về thận, máu và tăng tính kháng thuốc của vi khuẩn. 

Đối với các bệnh nhân cần thiết phải sử dụng đến thuốc để điều trị thì cần được thực hiện các xét nghiệm một cách kỹ lưỡng theo chỉ định của bác sĩ.

Kết nối ngay với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56 để được giải đáp mọi thắc mắc và đặt hẹn thăm khám các bạn nhé!

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.