Tin tức

Các phương pháp chẩn đoán ung thư vòm họng và điều trị

Ngày 30/03/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Ung thư vòm họng nằm trong nhóm bệnh lý ác tính nguy hiểm. Người bị mắc phải căn bệnh này dễ nhầm lẫn với bệnh lý liên quan đến đường hô hấp thông thường. Đây là nguyên nhân khiến nhiều người phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, gây khó khăn trong điều trị.

1. Tổng quan về ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là dạng bệnh lý ung thư có mức độ nguy hiểm cao. Tế bào gây bệnh có thể xuất hiện tại vùng vòm họng, miệng, hạ hầu. 

Người bị ung thư vòm họng gặp phải nhiều khó chịu trong sinh hoạt

Người bị ung thư vòm họng gặp phải nhiều khó chịu trong sinh hoạt

Ung thư vòm họng hiện được chia thành 3 nhóm chính:

  • Ung thư mũi hầu. 
  • Ung thư hầu họng. 
  • Ung thư hạ hầu. 

Trong đó, ung thư mũi hầu là dạng ung thư vòm họng chiếm tỷ lệ mắc cao nhất. Tiếp đến là ung thư hầu họng và ung thư hạ hầu. 

2. Nguyên nhân gây bệnh

Thực tế hiện nay, nguyên nhân gây ung thư vòm họng vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, theo một vài nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học nhận thấy rằng người bị nhiễm virus Epstein - Barr dễ bị mắc ung vòm họng hơn người bình thường. 

Mặc dù chưa thể khẳng định chính xác nhưng lạm dụng rượu, bia, thuốc lá, đồ ăn lên men,... có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng. 

Lạm dụng rượu bia, thuốc lá có thể là nguyên nhân dẫn đến ung thư vòm họng

Lạm dụng rượu bia, thuốc lá có thể là nguyên nhân dẫn đến ung thư vòm họng

Ngoài ra, virus u nhú (HPV) cũng được coi là tác nhân gây bệnh. Trong đó, ung thư đầu cổ do HPV có xu hướng khởi phát tại vùng hầu họng. 

3. Dấu hiệu đặc trưng ở người bị mắc ung thư vòm họng

Trong giai đoạn đầu, người bệnh gần như không triệu chứng rõ ràng. Chỉ đến khi bệnh tiến triển tại chỗ hoặc chuyển sang giai đoạn muộn, dấu hiệu mới dễ nhận biết hơn, cụ thể như:

  • Cổ họng bị đau, kéo dài hơn 7 ngày, dùng thuốc hầu như không có tác dụng. 
  • Thường xuyên bị tắc, nghẹt mũi. 
  • Nuốt đau, nuốt vướng, có thể khó thở, đờm có máu.
  • Vùng vòm họng nổi nhiều hạch kèm triệu chứng đau nhức nửa đầu. 
  • Khàn cổ, khó nói. 
  • Hay bị ho, thậm chí là ho ra máu. 
  • Tai đau nhức, bị ù, chức năng nghe suy giảm. 
  • Mắt bị mờ. 

Người mắc ung thư vòm họng hay bị ho

Người mắc ung thư vòm họng hay bị ho

4. Các biện pháp chẩn đoán 

4.1. Khám lâm sàng 

Ban đầu, bác sĩ sẽ trao đổi, hỏi thăm tiền sử bệnh, các dấu hiệu bất thường của người bệnh. Một số thông tin tổng quan như cân nặng, chiều cao, huyết áp,... cũng được kiểm tra ở bước khám lâm sàng.

4.2. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm HPV-p16 và xét nghiệm EBV-DNA có thể được chỉ định để hỗ trợ việc chẩn đoán bệnh. 

4.3. Nội soi tai mũi họng 

Khi tiến hành nội soi, nhân viên y tế sử dụng đến một ống mềm, phần đầu có gắn camera để soi phần mũi họng, tìm kiếm dấu hiệu bất thường. Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể yêu cầu lấy mô đem đi phân tích sinh thiết. 

4.4. Sinh thiết

Sinh thiết là phương pháp chẩn đoán phổ biến áp dụng khi bác sĩ phát hiện người bệnh xuất hiện khối u bất thường ở vùng cổ. Dưới đây là 3 kỹ thuật sinh thiết phổ biến:

  • Sinh thiết mở: Người bệnh cần phẫu thuật lấy mô phục vụ phân tích. 
  • Sinh thiết nội soi: Mẫu bệnh phẩm được lấy trong quá trình nội soi. 
  • Sinh thiết bằng kim nhỏ (FNA): Nhân viên y tế sử dụng kim nhỏ chọc trực tiếp vào hạch hoặc u để lấy mẫu bệnh phẩm. 

4.5. Chẩn đoán hình ảnh

4.5.1. Chụp CT Scan

Khi cần xác định hay đánh giá mức độ phát triển của các khối u tại vùng cổ, bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh chụp CT Scan. Kỹ thuật này hỗ trợ xác định sự thay đổi của cấu trúc giải phẫu, khả năng hấp thụ thuốc cản quang của khối u. 

Chụp CT Scan giúp xác định mức độ phát triển của các khối u tại vùng cổ

Chụp CT Scan giúp xác định mức độ phát triển của các khối u tại vùng cổ

Ngoài ra, chụp CT cũng giúp xác định vùng xương và sụn cổ đã bị tổn thương xâm lấn hay chưa. Bởi trong quá trình chụp, bác sĩ sẽ sử dụng đến thuốc cản quang để kiểm tra mức độ lan rộng của khối u, hạch đến những hệ cơ quan khác. 

4.5.2. Chụp cộng hưởng từ MRI

Chụp cộng hưởng từ MRI là biện pháp hỗ trợ khảo sát mô mềm hiệu quả hơn so với chụp CT Scan. Như vậy khi cần kiểm tra xem vùng mô mềm của bệnh nhân bị bệnh tổn thương ra sao, bác sĩ sẽ chỉ định chụp MRI. 

4.5.3. Chụp PET-CT scan

Phương pháp chẩn đoán này giúp bác sĩ xác định các hạch ở vùng cổ, mức độ tổn thương, di căn đến khu vực khác. Nói chung, chụp PET-CT cung cấp cho bác sĩ nhiều dữ liệu cần thiết để phục vụ quá trình chẩn đoán và định hướng điều trị. 

5. Các biện pháp điều trị 

5.1. Phẫu thuật

Hầu hết người bệnh mắc ung thư vòm họng đều được chỉ định phẫu thuật. Khi đó, bác sĩ cần tiến hành cắt bỏ đi khối u hoặc phần hạch, mô lân cận chứa tế bào ác tính. Sau khi phẫu thuật xong, người bệnh thường phải tiếp tục điều trị hóa trị, xạ trị (tùy tình trạng bệnh). 

Người bị mắc ung thư vòm họng thường được chỉ định phẫu thuật

Người bị mắc ung thư vòm họng thường được chỉ định phẫu thuật

5.2. Hóa trị 

Người bệnh được cho sử dụng thuốc uống hoặc thuốc truyền vào cơ thể qua đường tĩnh mạch nhằm tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn chặn sự lây lan phát triển của tế bào gây bệnh.  

5.3. Xạ trị 

Đây là phương pháp điều trị phổ biến, áp dụng cho bệnh nhân mắc ung thư vòm họng. Tia X hoặc một số loại tia khác chứa nguồn năng lượng lớn sẽ tác động phá hủy tổ chức ung thư và ngăn chặn sự phát triển của tế bào gây bệnh. 

Hiện nay, có 2 kỹ thuật xạ trị chính được áp dụng. Bao gồm:

  • Kỹ thuật xạ trị ngoài: Hệ thống máy chuyên dụng chiếu chùm tia từ bên ngoài vào khu vực tập trung tổ chức gây ung thư. 
  • Kỹ thuật xạ trị trong: Chất phóng xạ được đặt trực tiếp vào phía trong hoặc vị trí lân cận của tổ chức gây ung thư. 

5.4. Kết hợp hóa trị và xạ trị

Trong một vài trường hợp, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị kết hợp giữa xạ trị và hóa trị. Lúc này, cả hai kỹ thuật này có thể tiến hành đồng thời hoặc tiến hành xạ trị trước, hóa trị sau (tùy theo chỉ định của bác sĩ). 

5.5. Điều trị đích 

So với hóa trị, điều trị đích không tiêu diệt cả tế bào lành mà chỉ tập trung loại bỏ tế bào ác tính. Trong đó, kháng thể đơn dòng có khả năng tấn công trúng đích, tiêu diệt tế bào gây bệnh. 

Lúc này, bệnh nhân cần dùng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Trong suốt thời gian điều trị, bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn bác sĩ đưa ra. 

6. Biện pháp phòng ngừa bệnh

Để phòng ngừa ung thư vòm họng, mọi người cần duy trì lối sống lành mạnh. Sau đây là những biện pháp cụ thể:

  • Hạn chế tối đa hoặc không sử dụng chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu. 
  • Ăn uống đủ chất, hạn chế tiêu thụ thực phẩm chiên rán chứa nhiều dầu mỡ, chất bảo quản. 
  • Tiêm vắc xin phòng HPV. 
  • Duy trì lịch thăm khám sức khỏe định kỳ, theo dõi và phát hiện sớm biểu hiện bất thường trên cơ thể (nếu có)

Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ thăm khám ung thư vòm họng nói riêng cũng như khám sức khỏe nói chung mà bạn có thể lựa chọn. Đơn vị đã có gần 30 năm hoạt động với những ưu điểm nổi trội như:

  • Trung tâm Xét nghiệm đáp ứng tiêu chuẩn ISO 15189:2012, được Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp chứng nhận CAP. 
  • Hệ thống thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như máy chụp CT, X-quang, MRI, máy siêu âm, nội soi... nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, Đức, Thụy Sĩ. 
  • Quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giỏi chuyên môn đáp ứng tốt yêu cầu thăm khám, điều trị và tư vấn sức khỏe của khách hàng. 

Như vậy, MEDLATEC vừa tổng hợp các thông tin về ung thư vòm họng. Để đặt lịch khám hoặc nhận tư vấn cụ thể, Quý khách có thể gọi vào hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ 24/7. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.