Tin tức
Cách tự kiểm tra ung thư vòm họng ngay tại nhà
- 29/02/2024 | Chỉ tên các dấu hiệu của ung thư vòm họng
- 01/02/2024 | Những biểu hiện ung thư vòm họng dễ bị "ngó lơ"
- 29/02/2024 | Các phương pháp chẩn đoán ung thư vòm họng và điều trị
1.
Tự kiểm tra ung thư vòm họng như thế nào?
Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này nhưng những đối tượng như nam giới trên 40 tuổi, người nhiễm HPV, người thường xuyên uống bia rượu, sống và làm việc trong môi trường độc hại, bị trào ngược dạ dày thực quản, từng xạ trị vùng đầu cổ,... thường có nguy cơ cao bị bệnh và nên tự kiểm tra ung thư vòm họng theo các bước sau:
Chuẩn bị gương để tự thăm khám vùng đầu cổ
- Bước 1: Chuẩn bị
+ Nên vệ sinh răng miệng kỹ càng và sạch sẽ.
+ Chuẩn bị sẵn một chiếc gương.
+ Rửa sạch tay bằng dung dịch sát khuẩn, đặc biệt cần đảm bảo các ngón tay thật sạch sẽ.
+ Khám ở nơi có nhiều ánh sáng hoặc có thể dùng đèn pin để soi vào miệng của người bệnh.
+ Nếu cần, bạn có thể nhờ một người khác hỗ trợ.
- Bước 2: Tự khám tổng thể khuôn mặt: Hãy soi gương và quan sát thật kỹ khuôn mặt của mình để kiểm tra những vấn đề sau:
+ Kiểm tra trên mặt có vết sưng nào không?
+ Mặt có bị lệch không? Hai bên khuôn mặt có đối xứng không?
+ Có những thay đổi bất thường gì trên da mặt hay không? Chẳng hạn như đổi màu da, da mặt không đều màu,...
+ Nốt ruồi có to hơn bình thường không, có hiện tượng chảy máu không,
+ Bạn có thể quay đầu sang từng bên và kéo căng da để dễ dàng quan sát và nhận biết những điểm bất thường.
- Bước 3: Tự kiểm tra ung thư vòm họng
+ Bạn ngửa đầu ra phía sau và há to miệng để có thể nhìn rõ được sâu bên trong vòm họng.
+ Cần quan sát thật kỹ amidan và gốc lưỡi: Hãy nhìn kỹ để thấy rõ amidan có đối xứng nhau hay không, phía sau lưỡi có xuất hiện khối u nào hay không, có sự thay đổi màu sắc hay xuất hiện vết loét nào hay không. Nếu không đủ ánh sáng, bạn nên soi đèn pin để quan sát rõ hơn.
Rửa tay sạch trước khi tự khám họng
+ Rửa sạch tay và sờ vào vòm họng để có thể cảm nhận được sự thay đổi cấu trúc vòm họng nếu có. Chẳng hạn có cục u hay không và nếu có thì cục u này có gây đau hay không. Trường hợp khối u này không phải do bệnh ung thư gây ra, có thể là u nang lành tính nhưng bị nhiễm trùng thì vẫn cần điều trị sớm.
+ Cần lưu ý xem bạn có bị sưng hạch, đau họng trên 2 tuần mà không lành hay không, giọng có bị khàn hay không,...
- Bước 4: Kiểm tra cổ: Ung thư vòm họng cũng có thể di căn sang những cơ quan xung quanh, do đó, bạn cũng cần kiểm tra những vùng lân cận:
+ Kiểm tra xem ung thư vòm họng có lan sang các hạch bạch huyết ở cổ: Dùng những đầu ngón tay để sờ cổ và vùng dưới hàm để xem hai bên cổ có cân xứng không và có xuất hiện các loại hạch bất thường nào không?
+ Kiểm tra môi bằng cách kéo môi dưới xuống và kéo môi trên lên. Quan sát thật kỹ xem có những bất thường gì không, chẳng hạn như những cục u, mảng đỏ, màu sắc bất thường hay bất cứ những thay đổi nào khác.
- Bước 5: Kiểm tra nướu răng: Dùng ngón tay cái và ngón trỏ để kẹp hai mặt nướu răng, sau đó di chuyển quanh nướu răng để nhận biết những dấu hiệu bất thường.
- Bước 6: Kiểm tra má:
+ Há miệng và kéo má ra xa. Thực hiện từng bên một để xem có những mảng đỏ hay trắng bất thường không.
+ Sờ bên trong má để xem có vết loét, cục u nào hay không, hay có vị trí nào bị đau hay không,...
+ Có thể dùng lưỡi để tìm vết loét hay những vùng bị đau ở 2 bên má.
- Bước 7: Kiểm tra lưỡi: Mở miệng và kéo lưỡi ra để nhìn vào phần trên, dưới của lưỡi và quan sát xem có dấu hiệu bất thường hay không.
- Bước 8: Kiểm tra sàn miệng bằng cách nhấc lưỡi lên để kiểm tra xem có tình trạng sưng tấy, vết loét hay cục u nào dưới lưỡi hay không.
2. Các phương pháp chẩn đoán bệnh
Sau khi tự kiểm tra ung thư vòm họng, hãy sớm đi kiểm tra sức khỏe nếu bạn nhận thấy những thay đổi bất thường như sau:
Nên đi nội soi tai mũi họng nếu có dấu hiệu bất thường
● Đau họng kéo dài và đã dùng thuốc nhưng không thuyên giảm.
● Bị nghẹt mũi, tắc mũi trong thời gian dài.
● Nổi hạch ở cổ và thường xuyên bị đau nửa đầu.
● Khó nói, khó nghe, khó thở, chảy máu cam
Ngoài thăm khám các dấu hiệu lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện các phương pháp sau:
+ Nội soi tai mũi họng: Các chuyên gia sẽ dùng ống nội soi có gắn camera để đưa vào vòm họng. Nhờ có camera, bác sĩ có thể quan sát rõ vòm họng, cổ họng cũng như thanh quản và phát hiện những dấu hiệu bất thường.
+ Sinh thiết: Nếu nghi ngờ ung thư, trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể lấy mẫu mô để phân tích, tìm kiếm tế bào ung thư hoặc kiểm tra xem có virus HPV hay không. Trong những trường hợp có hạch bất thường ở cổ, có thể tiến hành chọc hút.
+ Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác bao gồm chụp X – quang, siêu âm, chụp CT, chụp MRI, PET hay xạ hình xương,… Đây là những phương pháp có thể hỗ trợ rất đắc lực cho các bác sĩ để có thể xác định tình trạng bệnh cũng như đánh giá được mức độ di căn của các tế bào ung thư đang ở bề mặt cổ họng hay thanh quản.
Nếu nằm trong nhóm có nguy cơ cao bị ung thư vòm họng, bạn có thể tham khảo cách tự kiểm tra vòm họng ngay tại nhà và nên thường xuyên thực hiện. Nếu có những biểu hiện bất thường, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra và can thiệp kịp thời.
Nhiều khách hàng tin tưởng dịch vụ khám chữa bệnh tại MEDLATEC
Hệ thống Y tế MEDLATEC có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và hệ thống trang thiết bị phục vụ công tác chẩn đoán bệnh hiện đại sẽ mang lại dịch vụ khám chữa bệnh tốt nhất dành cho bạn.
Nếu có nhu cầu đặt lịch khám, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, đội ngũ tổng đài viên của MEDLATEC luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!