Tin tức

Cách đọc kết quả test hơi thở C14 đơn giản và chính xác

Ngày 13/09/2022
Hiện nay, trong các phương pháp kiểm tra sự tồn tại của vi khuẩn HP trong dạ dày, test hơi thở được xem là tốn ít thời gian và đơn giản hơn cả. Mặc dù vậy, không phải ai cũng hiểu rõ về cách thực hiện cũng như cách đọc kết quả test hơi thở C14. Bài viết sau sẽ giúp bạn làm rõ những nội dung này.

1. Mục đích của việc test hơi thở C14 là gì?

Trước khi tìm hiểu về cách đọc kết quả test hơi thở C14, hãy cùng xác định xem mục đích của phương pháp này là gì.

Có thể nói, test HP qua hơi thở là một trong những cách giúp phát hiện sự có mặt của vi khuẩn HP trong dạ dày qua mẫu bệnh phẩm là hơi thở của người bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh.

Mẫu hơi thở của người bệnh được dùng để xét nghiệm

Mẫu hơi thở của người bệnh được dùng để xét nghiệm

Test HP qua hơi thở ở Việt Nam hiện nay đang được ứng dụng phổ biến gồm hai dạng: bằng Carbon 13 (gọi là test C13), không dùng nguyên tố phóng xạ và Carbon 14 (test C14) có dùng nguyên tố phóng xạ song lượng rất nhỏ nên vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh.

Một câu hỏi được đặt ra là tại sao có thể dùng phương pháp này đối với vi khuẩn HP và ưu điểm của chúng so với nội soi dạ dày là gì?

Tại sao test hơi thở lại có thể dùng với vi khuẩn HP?

Như chúng ta đã biết, HP (tên đầy đủ là Helicobacter pylori) là một loại vi khuẩn có khả năng đặc biệt, đó là sinh sống và phát triển trong niêm mạc dạ dày của con người. Sở dĩ nói đặc biệt bởi môi trường ở đây có tính axit cao nên thông thường khó có loại vi sinh vật nào có thể tồn tại được.

Tuy nhiên, với HP, do khả năng có thể tiết ra một chất gọi là Urease có tác dụng trung hòa axit nên chúng không chỉ tồn tại mà còn có thể phát triển rất mạnh. Khi mới đi vào cơ thể, có thể chưa gây ra tác động gì quá lớn song qua thời gian, chúng tấn công niêm mạc, tạo ra các vết loét tại dạ dày, tá tràng và tình trạng viêm loét kéo dài, có thể dẫn tới nguy cơ ung thư.

Khi vi khuẩn tấn công niêm mạc dạ dày thời gian dài có thể gây viêm loét

Khi vi khuẩn tấn công niêm mạc dạ dày thời gian dài có thể gây viêm loét

Dựa vào khả năng tiết ra Urease của vi khuẩn HP, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra phương pháp kiểm tra sự có mặt của chúng qua việc test hơi thở.

Cụ thể là với test hơi thở C14, trước hết, người bệnh được lấy mẫu hơi thở trong điều kiện bình thường. Sau đó, được cho uống một viên thuốc chứa ure gắn đồng vị phóng xạ trong điều kiện dạ dày rỗng, tức là không ăn uống gì trước khi thực hiện từ 4 tới 6 giờ.

Sau một khoảng thời gian nhất định, thuốc ngấm vào dạ dày, khiến vi khuẩn HP nếu có ở đây sẽ phân hủy Cacbon bằng cách tiết ra enzyme Urease. Kết quả của phản ứng này là tạo ra hai chất: cacbon dioxit và amoniac.

Khi người bệnh thở vào túi khí chuyên dụng, nồng độ Cacbon dioxit trước và sau khi uống thuốc sẽ được phân tích để tìm ra sự có mặt, nồng độ của vi khuẩn HP trong cơ thể.

Ưu điểm của chúng so với nội soi

Do không xâm lấn nên sẽ không gây khó chịu hoặc đau đớn nếu nội soi thường hoặc không cần dùng tới thuốc gây mê hoặc an thần, tránh được nỗi ám ảnh cho một số người và phạm vi thực hiện vì thế cũng rộng hơn. Bên cạnh đó, thời gian thực hiện nhanh chóng và tiến trình đơn giản hơn.

2. Cách đọc kết quả test hơi thở C14

Khi bị nhiễm vi khuẩn HP, hầu hết mọi người đều không xuất hiện triệu chứng, song khi nó dẫn tới bị loét dạ dày, tá tràng, có thể gặp một số dấu hiệu phổ biến, đó là:

  • Vùng thượng vị khó chịu, đau.

  • Bụng bị trướng phình lên.

  • Chán ăn và rất nhanh no.

  • Ợ nóng và cảm giác chua miệng.

  • Thường xuyên thấy buồn nôn, nôn.

  • Màu sắc của phân trở nên sẫm hơn.

  • Khi loét nặng khiến chảy máu có thể làm cho cơ thể mệt mỏi.

Đặc biệt, vi khuẩn HP có thể lây lan nhanh chóng và dễ dàng qua một số cách đó là:

  • Thông qua việc sử dụng chung một số đồ dùng như cốc chén, bát đũa trong ăn uống và sinh hoạt tại gia đình, cộng đồng.

  • Qua miệng: khi hôn, nhai mớm thức ăn, thậm chí là cả khi dùng chung thỏi son với những người có vi khuẩn HP trong cơ thể.

  • Khi các thiết bị dùng trong y tế như dụng cụ khám nha khoa, tai mũi họng,... không được sát khuẩn theo quy định có thể trở thành trung gian khiến cho vi khuẩn bị lây lan.

  • Khi người nhiễm vi khuẩn thải chất thải ra môi trường mà không được xử lý cần thận, ruồi nhặng có thể đậu vào và mang vi khuẩn theo. Khi chúng đậu vào thức ăn sẽ có thể khiến truyền sang cho người khác.

Dùng chung dụng cụ, bát đĩa có thể khiến vi khuẩn HP lây lan

Dùng chung dụng cụ, bát đĩa có thể khiến vi khuẩn HP lây lan

Chính vì con đường lây truyền của vi khuẩn rất đa dạng và dễ dàng nên theo Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, có tới hơn 50% dân số trên thế giới bị nhiễm vi khuẩn HP, điều này đặc biệt phổ biến với người dân sinh sống tại các nước đang phát triển.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai mang vi khuẩn HP trong người cũng bị các bệnh về tá tràng, dạ dày. Chính vì vậy việc kiểm tra chỉ được thực hiện với những người bệnh đã biểu hiện thành dấu hiệu và kể cả những người đang cần đánh giá hiệu quả trong quá trình điều trị của mình.

Cách đọc kết quả test hơi thở C14 được thực hiện như sau:

- Mẫu hơi thở của bạn cả trước và sau khi đã uống thuốc được đưa vào phòng xét nghiệm để tìm ra chỉ số về độ phân giải của chất phóng xạ trong một phút (còn gọi là chỉ số DPM).

- Kết quả được đánh giá như sau:

  • Nếu DPM < 50: âm tính với HP.

  • Nếu DPM từ 50 - 199: không xác định dương tính hay âm tính.

  • Nếu DPM > 200: dương tính.

3. Bạn nên làm gì để tránh sự lây nhiễm vi khuẩn HP?

Trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, bạn có thể phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm HP với việc thực hiện các biện pháp, bao gồm:

Nấu chín thức ăn, nước uống

HP chỉ có thể bị tiêu diệt trong môi trường đun nấu dùng nhiệt độ cao. Chính vì vậy, chỉ nên ăn thức ăn nấu kỹ, uống nước đã đun sôi, hạn chế các loại thực phẩm như: tiết canh, gỏi,...

Chú trọng an toàn thực phẩm

Cụ thể là chỉ sử dụng thực phẩm có nguồn gốc đảm bảo, rõ ràng, ăn tại nơi được chế biến hợp vệ sinh, bảo vệ nguồn nước, tránh đồ ăn bán rong hoặc ở quán vỉa hè không sạch sẽ, không ăn đồ có dấu hiệu hỏng như: mốc, thiu,...

Rửa tay đúng cách

Bao gồm thực hiện thường xuyên, đặc biệt là các thời điểm: trước khi chế biến thức ăn, ăn, sau khi đi vệ sinh. Thực hiện với chất diệt khuẩn và rửa đúng cách thao tác, đủ thời gian.

Những người bị nhiễm cần thận trọng

Nếu đã biết mình mang vi khuẩn trong cơ thể, cần giữ gìn cho những người xung quanh bằng cách không dùng chung đồ dùng, dụng cụ trong sinh hoạt, ăn uống.

Định kỳ thăm khám về tiêu hóa

Việc thực hiện thăm khám không chỉ giúp phát hiện vi khuẩn HP mà còn có thể tìm ra các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh khác hoặc các dấu hiệu bệnh tật có thể có với đường tiêu hóa, các cơ quan trong cơ thể.

Kiểm tra định kỳ là việc quan trọng trước tiên để đảm bảo sức khỏe

Kiểm tra định kỳ là việc quan trọng trước tiên để đảm bảo sức khỏe

Để kiểm tra sức khỏe và khám, chữa trị bệnh về đường tiêu hóa, bạn có thể đến với chuyên khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Nếu cần tư vấn thêm về dịch vụ, hoặc có nhu cầu đặt lịch khám tại đây, quý khách vui lòng gọi tới MEDLATEC theo đường dây 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ