Tin tức
Cách làm sạch tử cung sau phá thai và lưu ý giúp cơ thể phục hồi
- 05/11/2021 | Ra máu nhiều sau khi sử dụng thuốc phá thai có làm sao không?
- 15/06/2022 | Góc giải đáp: Phụ nữ phá thai bao lâu thì quan hệ lại được?
- 27/10/2022 | Phá thai 1 lần có con được nữa không? Cần bao lâu mới hồi phục được?
- 01/11/2023 | 7 cách giảm đau bụng khi phá thai chị em nên biết
1. Các biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải sau phá thai
1.1. Ứ dịch vòi tử cung
Ứ dịch vòi tử cung là tình trạng ứ đọng, tắc nghẽn dịch và mủ. Đây được xem như một trong những hậu quả của việc nạo phá thai do tình trạng nhiễm trùng ngược dòng. Ứ dịch vòi tử cung ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.
Ứ tắc dịch vòi tử cung - một trong những hệ quả của việc nạo phá thai
1.2. Dính buồng tử cung
Dính buồng tử cung xảy ra khi có tổn thương ở lớp đáy nội mạc tử cung, từ đó xuất hiện tình trạng thành tử cung phía trước và phía sau dính lại với nhau. Biến chứng này không biểu hiện ngay lập tức mà xuất hiện từ từ, triệu chứng bên ngoài cũng không rõ ràng, đôi khi chỉ bị ít kinh hơn bình thường hoặc mất kinh. Biến chứng này sẽ làm cản trở quá trình làm tổ của trứng đã thụ tinh. Nếu không được điều trị thì biến chứng này có thể gây vô sinh ở phụ nữ.
1.3. Nhiễm trùng vùng chậu
Đây cũng là một trong các biến chứng hay gặp ở đối tượng phụ nữ nạo hút thai. Người bị nhiễm trùng vùng chậu thường xuất hiện những triệu chứng như đau tại vùng lưng và bụng, dịch âm đạo xuất hiện mùi hôi,... Trường hợp chủ quan không điều trị, tình trạng nhiễm trùng có thể tái phát, thậm chí gây vô sinh.
1.4. Vô sinh
Thực tế, tỷ lệ vô sinh ở người từng phá thai tương đối cao. Hệ thống cơ quan sinh dục ở nữ giới vốn có tính nhạy cảm. Việc thực hiện thủ thuật phá thai dễ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm, tổn thương bộ phận sinh dục.
Tỷ lệ vô sinh ở người từng phá thai là tương đối cao
Dính buồng tử cung, thủng tử cung, vòi trứng bị tắc,... là những tổn thương thường gặp ở phụ nữ từng phá thai, có nguy cơ dẫn đến vô sinh. Dù phá thai một lần hay nhiều lần, nguy cơ vô sinh đều sẽ tăng lên và ảnh hưởng đến cuộc sống hạnh phúc sau này.
1.5. Ảnh hưởng về mặt tâm lý
Bên cạnh tác động tiêu cực đến mặt thể chất, phá thai còn ảnh hưởng đến tâm lý chị em. Đơn cử như:
- Trầm cảm: Dù với bất kỳ lý do nào thì phá thai chính là việc người mẹ đã tước bỏ đi sinh mệnh của chính còn mình. Sau khi bỏ thai, nhiều chị em thường cảm thấy day dứt, tội lỗi. Trầm cảm sau phá thai đôi khi còn là nguyên nhân dẫn đến hành động nguy hại cho bản thân.
- Rối loạn tâm lý: Việc nạo thai có thể tác đến tâm lý khiến chị em bị ám ảnh, mặc cảm tội lỗi, tâm lý rối loạn,... Nhất là với đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ vị thành niên, người bị lạm dụng tình dục,... tình trạng rối loạn tâm lý lại càng có xu hướng diễn biến nghiêm trọng.
Tâm sinh lý của phụ nữ sau phá thai dễ bị ảnh hưởng
2. Cách làm sạch tử cung sau phá thai
Sau khi hút thai thông thường ra máu âm đạo (hay còn gọi là sản dịch) giảm dần từ 7 - 10 ngày sẽ hết tùy vào từng trường hợp. Tuy nhiên, nếu sau 10 ngày mà vẫn ra máu âm đạo, máu đỏ tươi, có kèm máu hòn, máu cục, số lượng không giảm và đi kèm với các triệu chứng không bình thường như cơn đau gia tăng, mệt mỏi, sốt, ớn lạnh thì đó là biểu hiện của nhiễm trùng do ứ dịch trong buồng tử cung. Cần phải đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để kiểm tra và xử lý kịp thời.
Khi đến cơ sở y tế tùy theo từng trường hợp, bác sỹ có những xử lý khác nhau:
- Dùng thuốc: Chủ yếu chỉ định trong trường hợp sản dịch trong buồng tử cung ít, chưa cần phải thực hiện thủ thuật hút dịch. Người phụ nữ thường được chỉ định dùng một số loại thuốc nhằm hỗ trợ tử cung co bóp, đẩy dịch ứ tắc ra ngoài. Trường hợp nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc kháng sinh.
- Hút buồng tử cung: Sử dụng bộ dụng cụ hút buồng chuyên dụng để làm sạch dịch ở trong buồng tử cung.
Nếu tình trạng ứ dịch tử cung sau phá thai chưa nặng, người phụ nữ có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc
3. Những việc cần làm để phục hồi sức khỏe
3.1. Lưu ý kiêng cữ
Phá thai theo bất kỳ hình thức nào đều ảnh hưởng đến sức khỏe. Để cơ thể nhanh phục hồi, người phụ nữ cần thực hiện một vài kiêng cữ nhất định. Cụ thể.
- Không quan hệ tình dục khi âm đạo vẫn còn ra máu: Theo các bác sĩ, nếu âm đạo vẫn còn tiết máu thì không nên quan hệ. Bởi quan hệ quá sớm sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, dính buồng trứng gây hiếm muộn, vô sinh.
- Tránh lao lực: Khi cơ thể còn yếu, chưa phục hồi hoàn toàn, chị em không nên làm việc quá sức mà hãy dành thời gian nghỉ ngơi.
- Không thụt rửa quá sâu: Để hạn chế vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong vùng kín, chị em không nên tiến hành thụt rửa sâu.
- Không dùng Tampon: Để giảm bớt tình trạng chảy máu sau phá thai, chị em không nên dùng loại băng vệ sinh đặt sâu vào âm đạo như Tampon.
- Tránh mang thai trong khoảng 3 tháng sau khi phá thai: Trong khoảng 3 tháng kể từ khi thực hiện thủ thuật phá thai, việc thực hiện một vài biện pháp phòng tránh thai là rất cần thiết. Bởi trong khoảng thời gian này, tử cung chưa phục hồi hoàn toàn.
- Không ăn thức ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ: Đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ có thể làm chậm tốc độ phục hồi của cơ thể sau phá thai.
Sau khi phá thai, chị em không nên dùng Tampon
3.2. Vệ sinh vùng kín đúng cách
Vùng kín phải luôn trong tình trạng sạch sẽ, khô thoáng. Nếu còn ra máu, chị em cần thay băng vệ sinh, thay quần lót thường xuyên, không tiến hành thụt rửa quá sâu.
3.3. Bồi bổ, tĩnh dưỡng
Chế độ ăn uống cho phụ nữ sau phá thai phải đầy đủ dinh dưỡng. Trong đó, người phụ nữ cần ưu tiên bổ sung một số loại thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao như các loại thịt đỏ, trứng, rau củ quả giàu vitamin.
3.4. Tái khám định kỳ
Để chủ động theo dõi sức khỏe cũng như phát hiện sớm các vấn đề bất thường (nếu có), chị em cần tái khám định kỳ. Đặc biệt là khi nhận thấy dấu hiệu bất thường của cơ thể, thay đổi thói quen ăn uống và tâm sinh lý, chị em tuyệt đối không được chủ quan mà hãy đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
Như vậy, bài viết vừa giới thiệu khái quát cách làm sạch tử cung sau phá thai. Mọi hình thức phá thai đều có thể để lại biến chứng không mong muốn về cả mặt thể chất và tâm sinh lý. Nếu không rơi vào tình huống bất khả kháng, chị em tốt nhất không nên tiến hành thủ thuật này. Trường hợp đã lỡ thực hiện và gặp phải những biểu hiện bất thường, chị em cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Sản phụ khoa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được kiểm tra, can thiệp kịp thời. Để đặt lịch khám, Quý khách hãy liên hệ với MEDLATEC theo hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!