Tin tức

Cách phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ và phương pháp điều trị bệnh

Ngày 20/02/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Các bậc phụ huynh không nên chủ quan với bệnh viêm tai giữa ở trẻ. Tuy rằng có thể được điều trị khỏi nhưng cũng rất nhiều trường hợp gặp phải biến chứng do không phát hiện kịp thời. Dưới đây là cách phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ và phương pháp chữa bệnh hiệu quả.

1. Các loại viêm tai giữa

Dù căn bệnh viêm tai giữa rất thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng vẫn còn rất nhiều bậc phụ huynh chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Đây là một dạng nhiễm trùng ở tai giữa, trong đó trẻ em, nhất là những trẻ dưới 12 tháng tuổi hoặc mắc các bệnh suy giảm hệ miễn dịch. 

Trẻ sơ sinh dễ bị viêm tai giữa

Trẻ sơ sinh dễ bị viêm tai giữa

Các loại viêm tai giữa: 

- Viêm tai giữa cấp tính: Là tình trạng ứ dịch ở tai giữa. Khi soi tai có thể thấy màng nhĩ của trẻ bị phồng lên, hay có dịch trong ống tai. 

- Viêm tai giữa ứ dịch: Nếu tình trạng viêm tai giữa cấp tính không được xử trí sớm, rất dễ dẫn đến viêm tai giữa ứ dịch. Trẻ có thể không còn triệu chứng bệnh nhưng vẫn xảy ra tình trạng nhiễm trùng và trong tai giữa vẫn còn dịch. Khi dịch còn trong tai, trẻ có thể bị ảnh hưởng đến thính lực. 

- Viêm tai giữa mạn tính: Nếu tình trạng bệnh kéo dài trên 3 tháng và xuất hiện tình trạng chảy mủ tai qua màng nhĩ thì bệnh đã chuyển biến sang mạn tính. Viêm tai giữa mạn tính không được kiểm soát có thể gây thủng màng nhĩ

2. Nguyên nhân gây viêm tai giữa

Trẻ nhỏ dễ bị viêm tai giữa bởi những lý do dưới đây:

- Viêm đường hô hấp trên gây lây lan lên vùng ống tai.

- Hệ miễn dịch kém: Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và còn rất yếu kém. Chính vì thế, trẻ dễ mắc bệnh hơn người lớn. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ có nguy cơ cao bị viêm tai giữa. 

- Cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh: Tai giữa ở phía sau màng nhĩ và có chứa nhiều xương mỏng để hỗ trợ thính giác. Ở trẻ nhỏ, những cấu trúc tai chữa hoàn chỉnh, chẳng hạn, vòi nhĩ ngắn và nằm ngang nên vi khuẩn, virus rất dễ xâm nhập vào và gây bệnh. 

Cấu trúc tai của trẻ chưa hoàn chỉnh

Cấu trúc tai của trẻ chưa hoàn chỉnh

- Vệ sinh chưa đúng cách: Nếu cha mẹ không vệ sinh tai cho trẻ đúng cách thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ. 

- Dị ứng: Một số tác nhân gây ra tình trạng viêm mũi hay các vấn đề viêm đường hô hấp trên có thể làm tăng nguy cơ tích tụ dịch ở tai giữa và gây viêm nhiễm. 

- Bệnh mạn tính: Một số bệnh mạn tính ở trẻ như xơ nang, hen suyễn hay bệnh mạn tính làm suy giảm hệ miễn dịch có thể khiến trẻ có nguy cơ cao đối mặt với bệnh viêm tai giữa.

3. Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ

Mẹ nên thận trọng với bất cứ sự thay đổi bất thường nào xảy ra ở trẻ nhỏ. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm tai giữa ở trẻ: 

Không nên chủ quan khi <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/cach-cham-soc-tre-so-sinh-cho-nguoi-lan-dau-lam-me-s195-n18640'  title ='trẻ sơ sinh'>trẻ sơ sinh</a> bị sốt

Không nên chủ quan khi trẻ sơ sinh bị sốt

- Sốt: Nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sốt, trong đó bao gồm viêm tai giữa. Do đó, nếu thấy trẻ bị sốt từ 39 đến 40 độ C, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm vì rất có thể nguyên nhân chính là do bệnh viêm tai giữa gây ra 

- Đau tai: Đây là triệu chứng khá phổ biến ở trẻ bị viêm tai giữa. Tình trạng trẻ quấy khóc bất thường, thường xuyên lấy tay bứt tai hoặc có hiện tượng chảy nước hoặc mủ từ tai ra ngoài,... thì rất có thể trẻ đang mắc phải bệnh viêm tai giữa. 

- Chảy mủ: Biểu hiện này thường gặp ở những trẻ bị viêm tai giữa mạn tính. Khi trẻ đã bớt quấy khóc, nhiều phụ huynh lầm tưởng rằng con đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, rất có thể bệnh của trẻ vẫn chưa khỏi. Nếu thấy trẻ có hiện tượng chảy mủ từ tai ra ngoài, các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa con đến thăm khám tại các cơ sở y tế. 

- Rối loạn tiêu hóa: Ngoài những biểu hiện bất thường ở tai, trẻ bị bệnh còn có thể xuất hiện những bất thường về đường tiêu hóa như phân lỏng, đi ngoài. 

4. Điều trị viêm tai giữa ở trẻ em

Mục tiêu điều trị bệnh là kiểm soát cơn đau, điều trị nhiễm trùng và phòng ngừa biến chứng. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh: 

Đưa trẻ đi khám sớm nếu có bất thường

Đưa trẻ đi khám sớm nếu có bất thường

- Dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc acetaminophen. 

- Điều trị kháng sinh nhỏ tai đối với những trẻ bị thủng màng nhĩ. 

- Điều trị bằng kháng sinh đường uống hoặc đường tiêm.

- Nếu điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, có thể tính đến việc đặt ống thông màng nhĩ. 

- Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý vệ sinh tai, vệ sinh mũi và lưỡi cho trẻ, đồng thời nên cho trẻ ăn thức ăn mềm. 

5. Cách phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ 

Các bậc cha mẹ có thể tham khảo một số cách phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ như sau:

- Không nên cho trẻ tiếp xúc với những trẻ đang bị cảm lạnh

- Trong quá trình chăm sóc con, mẹ không nên để nước chảy vào tai con, nhất là những trường hợp đang bị viêm nhiễm.

- Không nên để trẻ sinh hoạt trong môi trường có nhiều tiếng ồn để bảo vệ thính giác của trẻ. 

- Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ ít nhất là một năm. Đây là cách tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của trẻ rất hiệu quả. 

- Nếu cho trẻ dùng sữa công thức, mẹ cần lưu ý cho cho bé ngồi khi bú sữa và sau khi bú mẹ hãy thực hiện một số động tác để giúp trẻ ợ hơi. 

- Không nên cho trẻ ngậm vú giả quá lâu.

- Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá. 

- Tiêm vắc xin ngừa cúm, phế cầu cho trẻ. Các loại vắc xin này có thể khiến trẻ giảm nguy cơ bị viêm tai giữa. 

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh viêm tai giữa cũng như cách phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ hiệu quả. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu bất thường và có nhu cầu đặt lịch khám cho trẻ, cha mẹ hãy liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các tổng đài viên tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.