Tin tức
Cách thức bệnh lao lây truyền như thế nào?
- 27/12/2021 | Chuyên gia tư vấn: Bệnh lao hạch có phải mổ không?
- 10/11/2021 | Những kiến thức về xét nghiệm bệnh lao phổi không thể bỏ qua
- 08/10/2021 | Chia sẻ chế độ dinh dưỡng người bị lao phổi giúp phục hồi sức khỏe
1. Một số điều cơ bản về bệnh lao
1.1. Lao là bệnh gì?
Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis - tác nhân gây ra bệnh lao
Lao là dạng bệnh do vi khuẩn gây ra bằng cách lây truyền từ người sang người. Loại vi khuẩn này mang tên Mycobacterium tuberculosis. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến phổi; một số ít trường hợp bị ảnh hưởng đến thận, não, cột sống. Khi vi khuẩn lao sinh sản trong cơ thể được gọi là bệnh lao.
1.2. Triệu chứng của người bị bệnh lao như thế nào?
Người bị bệnh lao thường có triệu chứng ra mồ hôi vào ban đêm, sốt, sụt giảm cân không có nguyên nhân, ho dai dẳng và kéo dài. Ngoài ra, các triệu chứng cụ thể khác gồm:
- Ho trên 3 tuần.
- Khi ho sẽ có máu.
- Có cảm giác đau ở ngực khi ho hay hít thở.
- Mệt mỏi và ớn lạnh.
- Lười ăn.
Tùy từng bộ phận của cơ thể bị ảnh hưởng của bệnh lao mà triệu chứng của bệnh ở mỗi bệnh nhân cũng có sự khác nhau. Ví dụ như lao ở thận có thể gây đi tiểu ra máu, lao ở cột sống có thể gây đau lưng,...
2. Cách thức bệnh lao lây truyền như thế nào?
2.1. Cách lây truyền của bệnh lao
Lao là bệnh lây nhiễm. Vậy, cách mà bệnh lao lây truyền như thế nào? Vi khuẩn lao từ người bệnh được đưa vào không khí khi họ hắt hơi, khạc, ho, nói chuyện,... và khi người khác hít phải giọt bệnh phẩm có chứa vi khuẩn lao thì sẽ bị lây bệnh.
Khi xâm nhập vào cơ thể, bệnh lao tiến triển qua 2 giai đoạn:
- Lao nhiễm: lúc này vi khuẩn mới xâm nhập vào cơ thể nên chưa hoạt động ngay, chúng đợi đến khi hệ miễn dịch suy yếu và không đủ sức chống cự nữa thì mới phát triển mạnh mẽ và nhân lên về số lượng, tấn công đến hạch bạch huyết. - Lao bệnh: đây là lúc vi khuẩn lao đã xâm chiếm hệ bạch huyết và gây ra các triệu chứng như đã nói ở trên đồng thời có nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
2.2. Con đường lây truyền lao
Khi đã hiểu bệnh lao lây truyền như thế nào chúng ta có thể hình dung được con đường lây truyền của bệnh lý này gồm:
Mô phỏng cách thức bệnh lao lây truyền như thế nào từ người bệnh sang người thường
- Lây qua đường hô hấp
Đây là con đường lây bệnh nhanh và gần nhất. Khi nói chuyện với người bị bệnh lao thì người bình thường sẽ có nguy cơ lây lao rất cao vì vi khuẩn lao bắn ra không khí thông qua giọt bắn từ người bệnh khi họ nói, hắt hơi, ho, khạc nhổ,...
- Đường cọ xát trực tiếp
Cọ xát trực tiếp với vết xước da hoặc vết thương hở của người bệnh cũng có thể lây nhiễm lao.
- Qua đường sinh hoạt
Sinh hoạt chung với người bị lao qua các cách: dùng chung vật dụng cá nhân, sống chung,... sẽ có nguy cơ lây bệnh rất cao.
- Mẹ lây cho con
Trẻ nhỏ bị bệnh lao hầu hết là do lây từ mẹ.
- Qua đường tình dục
Rất nhiều người không thể hình dung được bệnh lao lây truyền như thế nào qua đường tình dục. Thực tế là không phải khi quan hệ tình dục sẽ bị lây bệnh mà các hành động được thực hiện khi “yêu: như: trao đổi tuyến nước bọt, hôn sẽ khiến cho bạn tình bị lây lao.
2.3. Những trường hợp không làm lây truyền lao
Ngoài những con đường trên, bệnh lao không có khả năng lây nhiễm qua:
- Dùng chung đồ uống hoặc thực phẩm với người bệnh.
- Bắt tay người bị lao.
- Chạm vào bồn cầu hay khăn trải giường.
- Ôm hôn.
3. Làm thế nào để phòng tránh nguy cơ bị lây lao?
Người bị lao hiểu được bệnh lao lây truyền như thế nào nên cần chủ động phòng ngừa để bệnh không lây cho người khác bệnh cách dùng đúng và đủ liều thuốc đã được bác sĩ chỉ định đồng thời tái khám đúng hẹn. Qua lần tái khám, bác sĩ sẽ biết được diễn tiến của bệnh, hiệu quả điều trị và khả năng lây truyền bệnh cho người khác.
Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ điều trị là cách tốt nhất để ngăn ngừa lây truyền bệnh lao cho cộng đồng
Những trường hợp điều trị lao tại bệnh viện, người bệnh sẽ được sắp xếp vào một phòng có các lỗ thông hơi để giữ cho vi khuẩn lao không thể lây lan sang phòng khác. Người làm việc trong phòng điều trị cho bệnh nhân lao sẽ được mang một loại khẩu trang đặc biệt để không bị lây bệnh. Người bệnh cũng không được ra ngoài để tránh lây bệnh cho người khác.
Với những trường hợp bị lao và điều trị tại nhà, để không lây bệnh cho người xung quanh, cần thực hiện các biện pháp:
- Luôn dùng thuốc đúng như những gì bác sĩ hướng dẫn.
- Dùng khẩu trang khi nói chuyện, ho, cười, hắt hơi sau đó bỏ khẩu trang vào túi kín để bỏ đi.
- Nghỉ học, nghỉ làm, cách ly hoàn toàn với người xung quanh bằng cách không tiếp xúc gần với ai và ngủ phòng riêng.
- Bệnh lao có thể lây lan ở không gian nhỏ kín vì không khí không thể di chuyển được. Vì thế, cần có một quạt máy đặt ở cửa sổ để không khí chứa vi khuẩn lao được thổi đi và mở các cửa sổ khác để đưa không khí sạch vào, giảm thiểu cơ hội tích tụ của vi khuẩn lao làm lây nhiễm cho người khác.
Mặc dù lao được xem là bệnh truyền nhiễm, nhưng nó lại không phải là bệnh bệnh dễ mắc phải. Nguy cơ lây bệnh cao thuộc về những người làm việc hoặc sống chung với người bệnh mà thôi. Mặt khác, số đông bệnh nhân lao dạng hoạt động nếu đã dùng thuốc điều trị bệnh trong tối thiểu 2 tuần thì khả năng lây nhiễm sẽ không còn.
Hy vọng rằng những nội dung được chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc hình dung được bệnh lao lây truyền như thế nào trong không khí để biết cách chủ động bảo vệ mình hoặc tránh làm lây bệnh cho những người lân cận. Nếu cần tư vấn chuyên sâu về bệnh lao, bạn đọc có thể chia sẻ với các chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua đường dây nóng 1900 56 56 56 để có được những thông tin chính xác về vấn đề mà bạn quan tâm.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!