Tin tức

Cẩm nang những thông tin cần biết trước khi tiêm phòng vacxin HPV

Ngày 13/12/2020
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Ung thư cổ tử cung được ghi nhận là căn bệnh ung thư phổ biến xếp thứ hai xảy ra ở phụ nữ. Tiêm vacxin HPV là một phương pháp hữu hiệu nhất được khuyến cáo để phòng tránh bệnh. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin cần biết để chị em có thể hiểu rõ hơn về loại vacxin này.

1. Tìm hiểu vacxin HPV là gì?

Virus HPV là sinh u nhú ở người, lây truyền từ người qua người thông qua đường quan hệ tình dục hay tiếp xúc da với người nhiễm virus. Nó có thể trở thành tác nhân gây ra những bệnh viêm nhiễm, mụn cóc sinh dục ở nam và nữ hoặc nghiêm trọng hơn là căn bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.

Virus papilloma ở người có hơn 100 chủng, tuy nhiên chỉ có khoảng 40 chủng gây bệnh viêm nhiễm, mụn cóc hoặc ung thư ở người. Hiện nay, y học vẫn chưa có thuốc đặc trị cho virus HPV vì vậy tiêm chủng là biện pháp tốt nhất để phòng tránh bệnh gây ra bởi Human papillomavirus.

Vacxin HPV có tác dụng phòng ngừa ung thư cổ tử cung ở nữ giới

Vacxin HPV có tác dụng phòng ngừa ung thư cổ tử cung ở nữ giới

Vacxin HPV hiện có tác dụng chống lại hai, bốn hoặc chín chủng HPV, trong đó mỗi loại vacxin đều có tác dụng chống lại ít nhất hai loại HPV 16 và HPV 18 tác nhân gây nên ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.

2. Các loại vaccine HPV đang được sử dụng hiện nay

Ở Việt Nam hiện nay, có hai loại vaccine HPV đang được sử dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế có dịch vụ tiêm vacxin, đó là vacxin Gardasil của Mỹ và vacxin Cervarix của Bỉ.

Vacxin Gardasil của Mỹ

Vacxin Gardasil của Mỹ

Vacxin Gardasil của Mỹ

Nguồn gốc: Được nghiên cứu và sản xuất bởi Merck Sharp and Dohm của Mỹ.

Đối tượng sử dụng: Nữ giới thuộc độ tuổi từ 9 - 26, đã hoặc chưa quan hệ tình dục là đối tượng thích hợp để tiến hành tiêm chủng vacxin HPV.

Lịch tiêm chủng: Gồm có 3 mũi tiêm, mũi tiêm thứ 2 cách 2 tháng kể ngày tiêm mũi tiêm đầu và mũi tiêm thứ 3 là 6 tháng sau mũi tiêm đầu.

Lưu ý: Mũi 2 phải cách mũi 1 ít nhất 1 tháng và mũi 3 cần cách mũi 2 tối thiểu 3 tháng trong trường hợp bạn không thể tiêm chủng theo lịch tiêm cố định.

Vacxin Cervarix của Bỉ

Vacxin Cervarix của Bỉ

Vacxin Cervarix của Bỉ

Nguồn gốc: Được sản xuất và phân phối bởi Glaxosmithkline của Bỉ.

Đối tượng sử dụng: Nữ giới trong độ tuổi từ 10 - 25 tuổi là lứa tuổi phù hợp để tiêm vacxin phòng tránh.

Lịch tiêm chủng: Bao gồm 3 mũi tiêm cơ bản, trong đó mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng và mũi 3 được tiêm cách mũi 2 ít nhất là 5 tháng kể từ ngày tiêm.

Trong trường hợp phải thay đổi lịch tiêm chủng thì phải đảm bảo mũi 2 cách từ khoảng 1 - 2,5 tháng và mũi 3 cách 6 - 12 tháng kể từ mũi tiêm đầu.

Hai loại vacxin HPV này có thành phần cũng như hiệu quả khác nhau. Chị em phụ nữ có thể tùy vào điều kiện và lời khuyên của bác sĩ để cân nhắc quyết định chọn loại vacxin phù hợp. 

3. Đối tượng được tiêm vacxin HPV là ai

Độ tuổi tiêm vaccine HPV được khuyến cáo theo chỉ định của nhà sản xuất, nữ giới từ khoảng 9 - 26 tuổi đã quan hệ hay chưa quan hệ tình dục. Theo lời khuyên của các chuyên gia, việc tiêm vacxin HPV phòng ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt đối với chị em phụ nữ. 

Ngoài ra, mặc dù hiện nay vacxin HPV chỉ được chỉ định cho phụ nữ nhưng những nhà nghiên cứu y khoa cho rằng nam giới cũng nên được tiêm phòng khi ở trong độ tuổi dậy thì. Và việc đó sẽ mang lại hiệu quả nhất định khi phòng tránh các bệnh gây ra bởi virus HPV như các loại ung thư miệng, vòm họng, dương vật và hậu môn.

Vacxin HPV cũng có tác dụng với những đối tượng đã từng nhiễm HPV. Vì trên thực tế, virus HPV rất dễ quay trở lại sau khi cơ thể đã đào thải virus. Hơn nữa, HPV có nhiều chủng khác nhau, nên việc bạn nhiễm một chủng HPV hoàn toàn khác là chuyện có thể xảy ra. Bởi vậy tuy có thể bạn đã nhiễm phải virus HPV trước đó nhưng vẫn nên tiêm vaccine để phòng tránh tái nhiễm hoặc nhiễm type khác.

Tiêm vacxin HPV ở phụ nữ

Tiêm vacxin HPV ở phụ nữ

4. Tác dụng phụ của việc tiêm vacxin HPV

Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào thì việc gặp phải các tác dụng phụ của thuốc là chuyện mà bạn có thể gặp phải. Đối với vacxin HPV cũng vậy, nhiều người có thể gặp phải một số các tác dụng phụ không mong muốn sau đây:

  • Các phản ứng như quầng đỏ, đau hoặc sưng tại chỗ tiêm.

  • Phát ban đỏ, nổi mẩn ngứa vài giờ sau tiêm.

  • Sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi.

  • Đau cơ, đau khớp.

  • Buồn nôn, nôn mửa.

  • Rối loạn dạ dày, đau bụng và tiêu chảy.

  • Một số biểu hiện khác.

Nếu gặp phải những biểu hiện trên sau khi được tiêm vacxin HPV thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời hoặc bạn có thể liên hệ với cơ sở tiêm chủng vaccine để được tư vấn kỹ hơn về những tác dụng phụ đó.

5. Khả năng nhiễm bệnh nếu không tiêm vaccine HPV

Theo một thống kê cho biết, tính từ thời điểm khởi phát quan hệ tình dục có khoảng 20% trường hợp bị nhiễm virus HPV trong vòng 4 tháng đầu và có đến 50% trường hợp nhiễm HPV trong vòng 2 năm. Điều đó cho thấy rằng virus HPV rất dễ lây nhiễm thông qua đường quan hệ tình dục.

Nếu như bạn chưa được tiêm vacxin HPV phòng tránh ung thư cổ tử cung thì bạn có thể bị nhiễm virus HPV, khi gặp phải các yếu tố sau:

  • Quan hệ tình dục không an toàn, như không đeo bao cao su, quan hệ đồng tính hoặc quan hệ với nhiều bạn tình.

  • Tiếp xúc với mụn cóc.

  • Sức khỏe kém, hệ miễn dịch bị suy giảm.

Trên đây là một số những thông tin cần biết cho bạn về vacxin HPV giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Nếu thuộc nhóm đối tượng được khuyến cáo thì bạn nên tiêm phòng loại vacxin này ngay khi có thể để bảo vệ bản thân. Hãy đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để nhận được dịch vụ tiêm chủng tốt nhất. Bạn có thể liên hệ thông qua hotline 1900.56.56.56 để nhận được sự tư vấn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ