Tin tức

Cẩm nang thông tin quan trọng về bệnh sa tử cung

Ngày 10/03/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Sa tử cung là căn bệnh phổ biến ở nữ giới với nhiều mức độ khác nhau. Chị em không nên chủ quan mà cần thăm khám để được điều trị sớm căn bệnh này. Nếu để bệnh tiến triển, người bệnh có thể phải đối mặt với một số vấn đề về sức khỏe vùng chậu, đặc biệt là ảnh hưởng nhiều đến đời sống tình dục, hạnh phúc vợ chồng. 

1. Triệu chứng của bệnh sa tử cung

1.1. Một số triệu chứng của bệnh sa tử cung

Trước hết, chị em cần biết rằng, tử cung là cơ quan của hệ thống sinh sản và vị trí của tử cung là nằm trong vùng chậu. Hình dáng của tử cung gần giống như một quả lê. Khi phụ nữ mang thai, phần tử cung sẽ giãn nở để có không gian cho em bé phát triển. Sau khi sinh, tử cung sẽ co về kích thước ban đầu. 

Sa tử cung có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào

Sa tử cung có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào

Sa tử cung còn được gọi là sa dạ con hoặc sa sinh dục. Bệnh xảy ra khi cơ và dây chằng của sàn chậu suy yếu khiến cho tử cung có thể di chuyển ra khỏi vị trí của nó. Bệnh được chia theo từng giai đoạn khác nhau. 

  • Giai đoạn đầu: Tình trạng sa tử cung không quá nghiêm trọng, tử cung vẫn nằm ở nửa trên của âm đạo.

  • Giai đoạn 2: Khi đã bước sang giai đoạn 2, mức độ sa tử cung đã bắt đầu nghiêm trọng hơn, tử cung thập thò ở cửa âm đạo 

  • Giai đoạn 3: Toàn bộ tử cung đã sa ra khỏi âm đạo, người bệnh có thể sờ thấy khối sa và đây chính là giai đoạn nặng nhất. 

Một số dấu hiệu của bệnh sa tử cung: 

- Với những trường hợp ở giai đoạn đầu, mức độ bệnh nhẹ thì bệnh nhân thường không có triệu chứng rõ ràng. Thông thường phụ nữ chỉ thấy xuất hiện một số triệu chứng như căng tức phần âm đạo hoặc hơi đau nhẹ do các dây chằng nâng đỡ tử cung có hiện tượng căng lên. 

- Với những trường hợp bệnh đã tiến triển và bước sang những giai đoạn sau, khi đó tử cung đã bị trượt xa khỏi vị trí ban đầu thì có thể gây ra một số triệu chứng như sau: 

+ Một số biểu hiện ở âm đạo: Bệnh nhân có cảm giác nặng nề ở vùng chậu, cảm thấy hoặc nhìn thấy khối phồng, dịch tiết âm đạo nhiều bất thường, cổ tử cung bị tụt qua lỗ âm đạo, bệnh nhân bị đau ở vùng bụng dưới, vùng chậu,…

+ Một số bất thường ở đường tiết niệu: Bị nhiễm trùng bàng quang, rối loạn tiểu tiện, chẳng hạn như đi tiểu nhiều bất thường, thường xuyên bị són tiểu,…

+ Một số triệu chứng ruột: Bệnh nhân bị táo bón, đi đại tiện khó khăn,…

+ Gặp phải một số vấn đề khi quan hệ tình dục chẳng hạn như đau khi giao hợp,…

Những triệu chứng này sẽ rõ ràng và nghiêm trọng hơn khi bạn phải đi bộ hoặc đứng quá lâu hoặc thực hiện một số hoạt động gây áp lực lên các cơ vùng chậu. 

1.2. Những ai có nguy cơ cao bị sa tử cung

- Bệnh sa tử cung có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, những phụ nữ ở độ tuổi từ 20 trở lên, nhất là những đối tượng đã từng sinh con hoặc bước sang thời kỳ mãn kinh thì nguy cơ bị bệnh sẽ cao hơn. Ở thời kỳ mãn kinh, hormone estrogen sẽ suy giảm dần, trong khi đó loại hormone này lại rất cần thiết để giúp cho cơ sàn chậu khỏe mạnh. Đây chính là lý do vì sao những phụ nữ đã bước sang tuổi mãn kinh lại có nguy cơ cao với căn bệnh sa tử cung. 

Sinh con quá to có nguy cơ sa tử cung

Sinh con quá to có nguy cơ sa tử cung

- Những trường hợp có mẹ hoặc chị em gái ruột bị bệnh thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn. 

- Phụ nữ thường xuyên phải lao động nặng, nhất là những trường hợp thường xuyên phải bê vác nặng, làm việc ở tư thế cúi, đứng liên tục,… rất dễ có nguy cơ bị bệnh. 

- Phụ nữ cũng cần biết rằng, tình trạng sa tử cung không chỉ gặp ở những phụ nữ đã từng sinh con mà những phụ nữ chưa từng sinh con nhưng có thể trạng yếu, dây chằng mỏng cũng có nguy cơ cao bị bệnh. 

- Những trường hợp bị mất trương lực cơ do lão hóa.

- Trường hợp phụ nữ sinh đẻ quá nhiều lần hoặc từng sinh con có trọng lượng lớn. 

- Phụ nữ bị thừa cân, béo phì. 

- Phụ nữ thường xuyên bị táo bón. 

- Phụ nữ thường xuyên bị ho mạn tính gây áp lực lớn tới sàn chậu. 

2. Phương pháp điều trị bệnh sa tử cung

Bệnh sa tử cung có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh và từng bệnh nhân cụ thể. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến: 

  • Phẫu thuật

Tùy vào mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt một phần hoặc toàn bộ tự cung. Trong quá trình thực hiện phẫu thuật, có thể kết hợp phẫu thuật một phần của thành âm đạo, bàng quang, trực tràng,… Những trường hợp phải cắt bỏ hoàn toàn tử cung sẽ không thể mang thai được nữa. 

Ngoài ra còn một phương pháp khác đó là treo tử cung qua phẫu thuật nội soi ổ bụng. Đây là cách giúp nâng đỡ tử cung cùng với sàn chậu. Phương pháp phẫu thuật này đòi hỏi kỹ thuật cao, máy móc hiện đại mới có thể thực hiện được. 

Tập luyện để cải thiện tình trạng bệnh

Tập luyện để cải thiện tình trạng bệnh

  • Phương pháp khác

Ngoài phẫu thuật, bệnh nhân có thể điều trị bằng một số phương pháp khác như thực hiện các bài tập nâng cơ sàn chậu, một số bài tập vật lý trị liệu, đặt vòng nâng tử cung trong  âm đạo, áp dụng liệu pháp thay thế Estrogen để làm chậm sự suy yếu của các cơ vùng chậu.

Nên đi khám sớm để được điều trị hiệu quả

Nên đi khám sớm để được điều trị hiệu quả

  • Một số lưu ý để phòng tránh sa tử cung 

Áp dụng chế độ sinh hoạt lành mạnh: 

+Thường xuyên tập thể dục để duy trì cân nặng hợp lý kết hợp với chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. 

+ Không sử dụng các loại chất kích thích độc hại, nhất là thuốc lá.

+ Không nên bê vác nặng.

Ngoài bệnh sa tử cung, chị em còn có nguy cơ mắc nhiều căn bệnh phụ khoa khác. Do đó,  hãy đi khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm những bất thường trong cơ thể và kịp thời được điều trị, tránh tối đa nguy cơ biến chứng do ủ bệnh lâu ngày. Bạn có thể gọi đến đường dây nóng 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các chuyên gia tư vấn về sức khỏe hoặc để đặt lịch khám sớm. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.