Tin tức
Căn bệnh nguy hiểm viêm gan B lây qua những con đường nào?
1. Viêm gan B là gì?
Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B (HBV) gây ảnh hưởng đến gan. Khi bệnh kéo dài hơn 6 tháng (một số người bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính) tăng nguy cơ dẫn đến suy gan, ung thư gan hoặc xơ gan. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Virus HBV lây truyền qua nhiều con đường như đường máu, quan hệ tình dục không an toàn, cũng như các chế phẩm của máu, dịch tiết và từ người mẹ bị nhiễm bệnh sang trẻ mới sinh trong thai kỳ hoặc mới sinh ra.
Bất kỳ ai cũng có thể bị lây nhiễm viêm gan B. Nhưng hầu hết người lớn bị nhiễm bệnh có thể loại trừ virus dễ dàng. Tuy nhiên một số người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ em bị nhiễm bệnh không thể loại trừ virus này và bị nhiễm bệnh mãn tính sống chung với viêm gan B suốt đời.
Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B (HBV) gây ảnh hưởng đến gan
2. Triệu chứng, dấu hiệu khi mắc bệnh viêm gan B
Số lượng người bị nhiễm viêm gan B ngày càng gia tăng. Khi mắc bệnh, người bệnh thường có những triệu chứng như sau:
-
Sốt, mệt mỏi, đau nhức khớp.
-
Chán ăn.
-
Hay có hiện tượng buồn nôn, ói mửa.
-
Nước tiểu vàng, sẫm.
-
Đau bụng.
-
Phân có màu xanh xám hoặc sẫm màu.
-
Rối loạn tiêu hóa.
-
Vàng mắt, vàng da.
-
Xuất huyết dưới da.
-
Đau hạ sườn phải.
-
Bụng chướng.
Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, nguy cơ cao có thể dẫn đến xơ gan, suy gan rất nguy hiểm.
3. Những ai có nguy cơ cao bị viêm gan B
Tất cả chúng ta ai cũng có nguy cơ bị lây nhiễm virus HBV. Có một số người dễ bị lây bệnh hơn do công việc, môi trường sống hoặc có mẹ bị nhiễm HBV. Dưới đây là những người có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh:
-
Người sử dụng kim tiêm với người mắc bệnh viêm gan B.
-
Người hay đi xăm làm móng tại những địa chỉ không uy tín.
-
Quan hệ tình dục với nhiều người không dùng biện pháp an toàn.
-
Trẻ em sinh ra từ mẹ bị nhiễm viêm gan virus B.
-
Các nhân viên y tế hoặc các bác sĩ khi làm việc tiếp xúc với người bệnh.
-
Những người đi du lịch đến những nơi có tỷ lệ nhiễm HBV cao.
Tất cả chúng ta ai cũng có nguy cơ bị lây nhiễm virus viêm gan B
4. Viêm gan B lây qua đường nào?
Viêm gan B là một căn bệnh nguy hiểm, tốc độ lây lan nhanh và lây qua nhiều con đường.
-
Lây truyền từ mẹ sang con: Khi người mẹ bị nhiễm virus viêm gan B thì khả năng con mắc bệnh cũng rất cao. Nếu không có các biện pháp phòng tránh, bảo vệ sau sinh kịp thời thì khả năng lây truyền từ mẹ sang con là rất lớn. Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sau 24h chính là cách tốt nhất giảm khả năng trẻ bị lây nhiễm virus từ mẹ.
-
Lây truyền qua đường tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh viêm gan B cũng là một trong các nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao gây nên viêm gan B hiện nay. Nếu trong gia đình có vợ hoặc chồng bị mắc bệnh viêm gan B, bạn cần đi thăm khám và tiêm phòng kịp thời tránh lây nhiễm.
-
Lây truyền qua đường máu: Một trong những con đường chủ yếu và nhanh nhất lây lan căn bệnh viêm gan B là đường máu. Những trường hợp hiến máu hoặc truyền máu, tiêm, xăm hình nếu dụng cụ không được khử trùng đúng cách thì khả năng lây nhiễm viêm gan B là rất cao. Ngoài ra, không nên dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu với người mắc bệnh bởi nó rất dễ lây bệnh sang bạn.
Viêm gan B chủ yếu lây qua đường máu, đường tình dục, lây từ mẹ sang con
4.1. Viêm gan B có lây qua đường ăn uống, nước bọt hay giao tiếp không?
Ngoại trừ lây lan qua đường máu, đường tình dục, lây từ mẹ sang con, tính đến thời điểm hiện tại chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng viêm gan B có thể lây truyền qua đường ăn uống, giao tiếp và nước bọt. Nếu như đang chung sống với người mắc bệnh viêm gan B thì bạn cũng không cần lo lắng.
4.2. Cách phòng tránh bệnh viêm gan B
-
Với những người chưa miễn dịch, cách phòng tránh viêm gan B đó là tiêm vắc xin. Đây được coi là biện pháp hiệu quả nhất, đặc biệt đối với trẻ em. Vì vậy cần tiêm phòng càng sớm càng tốt và tiêm đủ 3 mũi theo thời gian quy định.
-
Trong trường hợp mẹ mắc bệnh viêm gan B, khi sinh em bé cần được tiêm huyết thanh chống lại virus. Các mẹ lưu ý nên tiêm cho bé trong vòng 24h sau sinh để mang lại hiệu quả tốt nhất.
-
Đối với những người mắc bệnh viêm gan B mãn tính cần đến các cơ sở y tế, bệnh viện để khám định kỳ 3-6 tháng một lần để thăm khám, phát hiện ra các triệu chứng bất thường và có phương pháp điều trị hợp lý nhất.
-
Nếu xuất hiện những triệu chứng như cảm cúm, buồn nôn, vàng da, vàng mắt hay nước tiểu sẫm bạn nên đến ngay bệnh viện để làm các xét nghiệm cần thiết. Phát hiện và điều trị sớm viêm gan B sẽ giúp bạn có cơ hội khỏi bệnh cao và nhanh hơn.
4.3. Bệnh nhân bị viêm gan B cần lưu ý điều gì?
Khi bị viêm gan B, bệnh nhân cần tạo cho mình một lối sống lành mạnh, cụ thể như:
-
Hạn chế thấp nhất việc sử dụng rượu bia. Bởi vì rượu bia là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh viêm gan B tiến triển nặng hơn, nhanh hơn.
-
Không nên lạm dụng thuốc, cũng như dùng thuốc bừa bãi, không theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
-
Người bệnh cần tạo một lối sống khoa học để làm giảm áp lực lên gan. Bạn cần biết cân bằng hợp lý thời gian làm việc với thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, thư giãn. Người bị viêm gan B cần tránh ăn quá no trong 1 bữa, không ăn khuya và phải thường xuyên tập thể dục thể thao.
-
Chế độ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Bạn nên ăn uống hợp lý, bổ sung đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là rau xanh, trái cây, cá biển, ngũ cốc nguyên hạt, thịt trắng, kiêng các chất kích thích, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
Bệnh nhân viêm gan B cần tới địa chỉ y tế uy tín để khám định kỳ
Đặc biệt, viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm, bệnh nhân cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để khám định kỳ để phát hiện ra bệnh và điều trị kịp thời. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một gợi ý tốt cho bạn. Đây là cơ sở y tế chất lượng, được nhiều người bệnh tin cậy. Bệnh viện hội tụ đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao, sử dụng các dụng cụ trang thiết bị hiện đại, được thanh toán bảo hiểm y tế và có dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!