Tin tức
Cần chuẩn bị những gì trước khi chụp MRI có thuốc đối quang từ?
- 20/08/2020 | Chụp MRI giá bao nhiêu và đánh giá ưu nhược điểm của phương pháp
- 20/08/2020 | Tìm hiểu từ A - Z phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI
- 20/08/2020 | MEDLATEC - đáp án thuyết phục cho câu hỏi chụp MRI ở đâu?
1. Thuốc đối quang từ trong chụp MRI an toàn không?
Thuốc đối quang từ được sử dụng khá phổ biến và được đánh giá là an toàn trong kỹ thuật chụp cộng hưởng từ, cho phép chẩn đoán, đánh giá hiệu quả hơn nhiều bệnh lý ở các cơ quan trong cơ thể. Cần phân biệt với thuốc đối quang từ trong chụp CT thường là dung dịch chứa iod, có tác dụng cản tia bức xạ X nên có màu trắng sáng hơn trên phim. Dung dịch chứa iod này dễ gây tác dụng phụ và dị ứng, nhẹ có thể là ngứa người, sốt, nóng, buồn nôn,… nặng hơn có thể gây sốc phản vệ.
Thuốc đối quang từ trong MRI thường tiêm đường tĩnh mạch
Còn thuốc đối quang từ có thành phần chủ yếu là Gadolinium dùng trong chụp cộng hưởng từ có tác dụng thay đổi từ tính của các phân tử nước, tăng chất lượng ảnh chụp MRI. Thành phần thuốc đối quang MRI ít gây dị ứng hơn nhiều so với chất đối quang từ gốc iod dùng trong chụp CT và X-quang. Các trường hợp hiếm gặp, bệnh nhân xảy ra dị ứng với chất đối quang từ với triệu chứng: ngứa mắt, nổi mề đay,… Các triệu chứng này thường nhẹ, dễ dàng điều trị và loại bỏ bằng can thiệp y tế.
Chưa có nghiên cứu đáng tin cậy nào xác định được nguy cơ của thuốc đối quang gốc Gadolinium với thai nhi song cần hạn chế thực hiện. Trong trường hợp đây là phương pháp chẩn đoán duy nhất, quan trọng trong quyết định điều trị thì vẫn có thể sử dụng.
Thuốc đối quang từ gốc Gadolinium an toàn, ít dị ứng
Với phụ nữ đang mang thai, tiêm thuốc đối quang từ chỉ thực hiện khi thực sự cần thiết. Nếu đang cho con bú thì dừng cho trẻ bú trong 24 giờ sau khi tiêm. Thời gian này, mẹ cũng cần uống nhiều nước để thuốc đối quang từ được lọc thải nhanh hơn qua đường tiểu.
Như vậy, thuốc đối quang từ sử dụng trong chụp cộng hưởng từ MRI là an toàn, kể cả với các đối tượng không thể chụp CT với thuốc đối quang từ như: bệnh nhân suy thận, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ,… Tuy nhiên vẫn cần đảm bảo quy trình an toàn, phòng ngừa dị ứng và suy thận cho bệnh nhân có nguy cơ.
2. Xử trí thế nào khi chụp MRI có thuốc đối quang từ bị dị ứng?
Trước hết cần tự nhận biết các dấu hiệu cơ thể khi bị dị ứng thuốc đối quang từ và thông báo với nhân viên y tế để được xử lý. Những triệu chứng sau đây có thể đến ngay sau khi tiêm hoặc sau vài giờ:
Thường gặp: ngứa, nổi mề đay toàn thân hoặc một số vị trí nhất định, cảm giác nóng từ vùng tay lan lên mặt và cổ, tâm trạng bất an, rối loạn vị giác,… Triệu chứng này khá nhẹ, có thể không cần can thiệp y tế mà tự mất sau một thời gian.
Dị ứng thuốc đối quang từ thường khá nhẹ
Ít gặp: Triệu chứng dị ứng trên ở mức độ cao, khiến người bệnh nôn nhiều, khó thở, nổi mề đay và ngứa toàn thân. Đôi khi hạ huyết áp và co thắt phế quản, cần theo dõi y tế và dùng thuốc điều trị triệu chứng.
Hiếm gặp: Trường hợp dị ứng với thuốc đối quang từ nặng rất hiếm gặp, song nguy hiểm và cần can thiệp y tế gấp. Ngoài các dấu hiệu trên, tình trạng khó thở nặng, tụt huyết áp cùng nguy cơ co giật toàn thân khiến người bệnh rối loạn ý thức, rối loạn nhịp tim hoặc thậm chí ngừng tim.
Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ dị ứng thuốc đối quang từ sau tiêm, bệnh nhân cần thông báo với kỹ thuật viên hoặc nhân viên y tế để được theo dõi can thiệp. Nếu mới tiêm liều nhỏ, cần dừng ngay việc tiêm lượng lớn hơn vào cơ thể bệnh nhân. Nếu triệu chứng dị ứng nhẹ, có thể theo dõi và dùng thuốc điều trị tại chỗ.
Trường hợp dị ứng thuốc đối quang từ nặng, đặc biệt xuất hiện khó thở, nôn nhiều,… cần chuyển ngay người bệnh tới khoa cấp cứu để xử trí sốc phản vệ, ngăn ngừa biến chứng nặng. Thông thường, bệnh nhân sốc phản vệ nặng và nguy kịch sẽ được tiêm Adrenalin, bổ sung dung dịch natri clorid 0.9% với liều lượng phù hợp với cân nặng.
Thở oxy sẽ cần thiết nếu bệnh nhân bị khó thở, nếu xảy ra tình trạng phù thanh môn cần đặt nội khí quản, mở khí quản hỗ trợ thở. Tỉ lệ tử vong do sốc thuốc đối quang từ rất hiếm gặp, nếu theo dõi và xử lý tốt các trường hợp này có thể phòng ngừa nguy cơ biến chứng hiệu quả.
Thở oxy là cần thiết nếu bệnh nhân khó thở
3. Chuẩn bị thế nào khi chụp MRI có thuốc đối quang từ?
Để quá trình chụp MRI có thuốc đối quang từ diễn ra hiệu quả, nhanh chóng và an toàn với bệnh nhân, bạn cần lưu ý thực hiện chuẩn bị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Dưới đây là một số lưu ý cần biết:
3.1. Nhịn ăn và nhịn uống
Các trường hợp tiêm thuốc đối quang từ thường được hướng dẫn nhịn ăn từ 4 - 6 giờ và uống vừa đủ. Thuốc kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,… cần tuyệt đối hạn chế trước khi chụp. Với các thuốc điều trị, hãy thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng đảm bảo chụp hiệu quả.
3.2. Sử dụng thuốc an thần và gây mê
Bệnh nhân không tỉnh táo, khó kiểm soát tình trạng bản thân cần sử dụng thuốc gây mê, thuốc an toàn phải được theo dõi y tế. Trường hợp này bệnh nhân sẽ được hướng dẫn cụ thể từ khi đặt lịch hẹn.
3.3. Tuân thủ hướng dẫn của kỹ thuật viên
Trong quá trình chụp, việc thực hiện hướng dẫn nằm im, đúng tư thế vô cùng quan trọng. Trong những thời điểm chụp, kỹ thuật viên có thể yêu cầu bệnh nhân nhịn thở, không nuốt nước bọt, hãy hợp tác để ảnh chụp đạt chất lượng nhất.
Kỹ thuật viên MEDLATEC hướng dẫn chi tiết cho bệnh nhân chụp MRI
Nếu gặp khó chịu nào, hãy thông báo với kỹ thuật viên qua công cụ được hướng dẫn, họ luôn theo dõi bạn trong suốt quá trình chụp để được giúp đỡ.
Nhìn chung, chụp MRI có thuốc đối quang từ không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe, nhưng người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn và các vấn đề an toàn trước - trong khi chụp. Nếu có thắc mắc thêm về kỹ thuật này, hãy liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!