Tin tức

Căng cơ bắp tay: triệu chứng, nguyên nhân và cách khắc phục

Ngày 01/08/2023
Vũ Thị Thu Hương
Không ít người ở nhiều độ tuổi khác nhau đã từng gặp phải triệu chứng căng cơ bắp tay. Tình trạng này có thể xuất phát từ nguyên nhân chấn thương hoặc nguyên nhân bệnh lý. Cho dù là nguyên nhân nào thì người bệnh cũng đều có cảm giác khó chịu và bị hạn chế vận động, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.

1. Dấu hiệu nhận biết tình trạng căng cơ bắp tay

Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người chúng ta hầu như đều đã từng trải qua cảm giác căng cơ bắp tay. Đó có thể là tình trạng căng cơ nhẹ chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và tự khỏi, cho đến những trường hợp căng cơ nghiêm trọng cần có sự can thiệp của các biện pháp y tế.

Căng cơ bắp tay là khi hiện tượng căng cơ ở vùng nằm giữa khuỷu tay và phần vai. Nhiều khi cảm giác này không chỉ xảy ra cục bộ ở phần bắp tay mà nó còn lan sang những khu vực khác, điển hình là vùng lưng ngay gần đó khiến bệnh nhân bị đau lưng, gặp không ít khó khăn khi gấp khuỷu tay hoặc khi sinh hoạt/làm việc mà phải cần dùng đến cơ bắp tay.

Căng cơ bắp tay là hiện tượng phổ biến ai cũng có thể gặp phải  trong sinh hoạt hàng ngày

Căng cơ bắp tay là hiện tượng phổ biến ai cũng có thể gặp phải  trong sinh hoạt hàng ngày

Chúng ta cần phải biết rằng cơ bắp tay không chỉ đơn thuần là một bộ phận cấu trúc bao quanh phần xương nối giữa khuỷu tay và phần vai, mà nó đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với vận động của cơ thể. Chính vì vậy tuy rằng đôi khi căng cơ bắp tay không phải là vấn đề đáng lo ngại nhưng nó đồng thời cũng là biểu hiện của tình trạng bệnh lý nào đó và ít nhiều gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, vận động hàng ngày của bạn.

2. Dấu hiệu và nguyên nhân của căng cơ bắp tay bạn cần phải lưu ý

2.1. Biểu hiện của căng cơ bắp tay là gì?

Triệu chứng của căng cơ bắp tay cũng rất dễ nhận biết, thường là những biểu hiện như sau:

       Cơ bắp có cảm giác như bị chuột rút;

       Đau nhức, bầm tím vùng khuỷu tay;

       Cánh tay trên phát sinh tình trạng nhức mỏi, bạn có thể bị đau một bên hoặc cả hai bên cánh tay;

       Yếu cơ vùng vai và khuỷu tay.

2.2. Căng cơ bắp tay là do đâu gây nên?

Đa phần những bệnh nhân bị căng cơ bắp tay đều xuất phát từ việc rèn luyện thể chất, vận động quá sức hoặc thực hiện động tác sai tư thế. Đôi khi tình trạng này cũng có thể là hệ quả của các yếu tố khác như dùng cánh tay quá mức khi lao động, mang vác đồ vật, do tai nạn, té ngã hoặc bị viêm gân, rách gân,...

Ngoài những lý do nêu trên, căng cơ bắp tay cũng có thể chuyển thành trạng thái đau cơ bắp tay. Theo các chuyên gia y tế thì còn một nguyên nhân sâu xa khác có khả năng dẫn tới tình trạng này đó là các vấn đề về tim mạch. Bên cạnh đó là rối loạn lo âu cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ gây căng cứng và đau cơ bắp tay.

Căng cơ bắp tay khiến bạn cảm thấy đau nhức, yếu cơ, chuột rút ở vùng cơ bị căng

Căng cơ bắp tay khiến bạn cảm thấy đau nhức, yếu cơ, chuột rút ở vùng cơ bị căng

3. Bật mí những biện pháp giúp làm giảm căng cơ bắp tay

Căng cơ bắp tay không chỉ đem lại cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng tới chức năng vận động và đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy dưới đây là một số gợi ý về những phương pháp giúp khắc phục tình trạng căng cơ bắp tay bạn có thể tham khảo áp dụng:

Không lạm dụng cơ bắp tay quá mức khi lao động, tập luyện:

Một người khỏe mạnh hoàn toàn có thể bị căng cơ bắp tay ngay  cả khi luyện tập những động tác hết sức bình thường như ném bóng, chơi golf, nâng một vật nặng lên cao, tập cử tạ,...

Đôi khi căng cơ bắp tay sẽ rất khó nhận diện và điều trị kịp thời vì có ít người nhận ra triệu chứng của nó, thậm chí lại nghĩ rằng đó chỉ là biểu hiện bình thường khi tập luyện, vận động mà vẫn tiếp tục sử dụng cơ bắp tay không cần nghỉ ngơi. Vì vậy khi nhận thấy sự khó chịu xuất hiện ở bắp tay thì tốt nhất là bạn nên dành thời gian để cơ bắp được nghỉ ngơi, thư giãn, phục hồi cho đến khi triệu chứng căng cơ biến mất và sẵn sàng cho những vận động thường ngày.

Biện pháp chườm lạnh:

Nhiệt độ thấp có tác dụng xoa dịu tức thì cảm giác căng nhức và sưng đau ở cơ bắp tay. Tuy nhiên bạn cũng nên tránh áp dụng phương pháp này quá nhiều, mỗi lần chườm lạnh chỉ nên kéo dài trong khoảng 15 - 20 phút. Bạn có thể dùng túi chườm hoặc khăn bọc đá áp lên phần cơ bị sưng đau sẽ giúp cải thiện triệu chứng này một cách nhanh chóng.

Hạn chế vận động, nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn sẽ giúp giảm thiểu tình trạng căng cơ bắp tay

Hạn chế vận động, nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn sẽ giúp giảm thiểu tình trạng căng cơ bắp tay

Uống thuốc giảm đau không kê đơn:

Một số loại thuốc giảm đau hiệu quả bạn có thể sử dụng đó là naproxen, ibuprofen và paracetamol. Những loại thuốc này có thể giúp hạn chế triệu chứng đau và khó chịu ở vùng cơ bắp tay đang căng cứng nhưng không được lạm dụng chúng. Bởi vì thuốc giảm đau có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn cho gan, dạ dày, do đó bạn chỉ nên dùng thuốc giảm đau theo hướng dẫn hoặc chỉ định, không được dùng quá liều. Bên cạnh thuốc giảm đau người bệnh cũng có thể kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện nhẹ nhàng để cải thiện và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh chóng của tình trạng căng cơ bắp tay.

Ngoài một số biện pháp giúp làm giảm căng cơ bắp tay nêu trên, nếu tình trạng này không được cải thiện và có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn, đi kèm với đó là các dấu hiệu bất thường khác xuất hiện như đau nhói ở bắp tay, khó thở, tức ngực, buồn nôn và nôn, đổ nhiều mồ hôi, đau nửa đầu, bắp tay suy yếu, không có sức lực, không thể cử động vùng cánh tay,... thì tốt nhất bạn hãy đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra những hiện tượng này. Dựa trên nguyên nhân được tìm ra, bác sĩ có thể chỉ định biện pháp điều trị phù hợp nhất, hiệu quả nhất để đẩy lùi những triệu chứng của bệnh.

Trên thực tế thì phần lớn các trường hợp bị căng cơ bắp tay thường hiếm khi gây nên những tổn thương lâu dài cho người bệnh. Vì vậy việc cần làm đầu tiên khi gặp phải tình trạng này đó là bệnh nhân cần nghỉ ngơi, áp dụng các biện pháp thư giãn cơ bắp, dùng thuốc giảm đau và đi khám nếu điều trị căng cơ tại nhà không đỡ.

Mong rằng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng căng cơ bắp tay. Để được tư vấn chi tiết hơn về các dịch vụ thăm khám cũng như hỗ trợ đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa, quý bạn đọc có thể liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900565656.

Từ khoá: căng cơ bắp tay

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ