Tin tức

Captopril là thuốc gì? Tham khảo liều dùng, cách sử dụng

Ngày 06/11/2024
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Người bị cao huyết áp, suy tim thường tìm đến các loại thuốc ức chế men chuyển như Captopril. Tuy nhiên để thuốc phát huy hiệu quả tối ưu, bệnh nhân nên đi kiểm tra sức khỏe và tham khảo tư vấn bác sĩ.

1. Thông tin khái quát về Captopril

Captopril là một loại thuốc hỗ trợ ức chế men chuyển angiotensin, ngăn chặn quá trình hình thành Angiotensin II (tác nhân gây co mạch). Dạng bào chế phổ biến của Captopril là dạng viên nén với hàm lượng từ 12.5mg đến 100mg. Bao gồm: 

  • Dạng viên nén 12.5mg. 
  • Dạng viên nén 25mg. 
  • Dạng viên nén 50mg. 
  • Dạng viên nén 100mg. 

Thuốc Captopril viên nén 25mg

Thuốc Captopril viên nén 25mg 

2. Công dụng của Captopril

Tác dụng chính của thuốc Captopril là giúp giảm huyết áp; hỗ trợ điều trị suy tim, nhồi máu cơ tim,... 

3. Chỉ định và chống chỉ định

3.1.Chỉ định 

Captopril có thể được chỉ định trong nhiều trường hợp. Đơn cử như: 

  • Điều trị cho người bị tăng huyết áp. 
  • Điều trị cho người bị suy tim sung huyết. 
  • Điều trị cho người bị người nhồi máu cơ tim cấp, thường áp dụng trong ngắn hạn. 
  • Điều trị cho người bị bệnh thận do đái tháo đường. 

Captopril thường chỉ định cho người bị tăng huyết áp

Captopril thường chỉ định cho người bị tăng huyết áp

3.2. Chống chỉ định 

Trường hợp chống chỉ định của thuốc Captopril gồm có:

  • Người bị dị ứng với thành phần trong thuốc, chất ức chế ACE. 
  • Người có tiểu sử bị phù mạch di truyền, vô căn hoặc liên quan đến việc sử dụng thuốc ức chế men chuyển hóa. 
  • Người bị động mạch hai bên thận hoặc bị hẹp động mạch một bên thận. 
  • Người bị hẹp động mạch, hoặc bị hẹp hai van. 
  • Người bị bệnh lý cơ tim tắc mạch. 
  • Người đang dùng Aliskiren trong điều trị đái tháo đường

4. Liều dùng và cách dùng

4.1. Liều dùng 

4.1.1. Ở người trưởng thành 

a. Người cần điều trị cao huyết áp 

Liều dùng thông thường là 25mg/lần, dùng 2 đến 3 lần/ngày. Ban đầu, liều dùng có thể bắt đầu từ mức thấp 6.25mg/lần, dùng 2 ngày/lần hoặc 12.5mg/lần, dùng 3 lần. 

Trường hợp huyết áp không cải thiện sau 1 đến 2 tuần, liều lượng tăng lên 50mg/lần, dùng 2 đến 3 lần/ngày. Trong đó, liều lượng sử dụng không vượt quá 150mg/ngày. 

b. Người cần điều trị huyết áp tăng nhanh 

Liều dùng vào khoảng 25mg/lần, dùng 2 đến 3 lần/ngày. Trường hợp cần thiết, người bệnh có thể tăng liều lượng lên nhưng không vượt qua 150mg/ngày. Trong trường hợp cần điều trị tăng huyết áp khẩn cấp (cấp cứu), liều dùng 12.5mg đến 25mg/lần, mỗi lần dùng cách nhau 30 đến 60 phút. 

c. Người cần điều trị rối loạn chức năng thất trái 

Bệnh nhân bị rối loạn thất trái sau khi bị nhồi máu tim, liều dùng khởi đầu thường là 6.25mg. Sau đó, thuốc được duy trì sử dụng với liều lượng 12.5mg/lần, dùng 3 lần/ngày. Trong vài ngày tiếp theo, liều dùng có thể tăng lên 25mg hoặc 50mg/lần, dùng 3 lần/ngày. 

d. Người cần điều trị suy tim sung huyết

Liều dùng áp dụng ban đầu là 6.25mg, hoặc tăng liều lên 12.5mg/lần sau đó, dùng 2 đến 3 lần/ngày. Sau đó, liều dùng duy trì được áp dụng ở mức 75mg đến 150mg/ngày, tùy theo khả năng đáp ứng của người bệnh. 

Liều lượng sử dụng Captopril cần điều chỉnh theo tình hình bệnh lý

Liều lượng sử dụng Captopril cần điều chỉnh theo tình hình bệnh lý

e. Chỉ định ở biến chứng thận do đái tháo đường

Liều lượng sử dụng khuyến cáo là từ 75mg đến 100mg/ngày, chia thành nhiều lần dùng. 

4.1.2. Ở trẻ em

  • Trẻ mới sinh: Khoảng 0.01mg/kg/lần, mỗi lần dùng cách nhau 8 đến 12 tiếng. 
  • Trẻ nhỏ: Khoảng 0.15 đến 0.3mg/kg/lần, liều dùng tối đa không quá 6mg/kg/ngày, chia thành 1 đến 4 lần dùng. 
  • Trẻ lớn: Khoảng 0.3 đến 0.5mg/kg/lần, liều dùng tối đa không quá 6mg/kg/ngày, chia thành 2 đến 4 lần dùng. 

Lưu ý: Hướng dẫn về liều dùng Captopril trên đây không thay thế cho lời khuyên của chuyên gia y tế. Do đó, bạn không nên tự dùng thuốc tại nhà nếu chưa kiểm tra sức khỏe, chưa được bác sĩ hướng dẫn cụ thể. 

4.2. Cách dùng 

Captopril bào chế dạng viên được sử dụng theo đường uống. Thời điểm thích hợp để uống loại thuốc này là trước hoặc sau bữa ăn, dựa theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. 

5. Tác dụng phụ của Captopril

Để hiểu rõ hơn về tác dụng phụ khi dùng thuốc Captopril, bạn hãy theo dõi bảng tổng hợp chi tiết sau đây. 

Tác dụng phụ hay gặpTác dụng phụ ít gặp Tác dụng phụ khó xác định tần suất

- Bị mất vị giác hoặc vị giác thay đổi bất thường. 

- Da ngứa ngáy, nổi phát ban. 

- Vùng mặt, vùng cổ, vùng tay và vùng ngực nổi đỏ.

- Cảm thấy đau ngực. 

- Nước tiểu chuyển đục. 

- Nhịp tim tăng nhanh, hoặc thay đổi bất thường.

- Vùng tay, vùng lưng và vùng hàm bị đau. 

- Nước tiểu lẫn máu. 

- Cảm thấy nặng, khó chịu tại vùng ngực. 

- Chỉ số huyết áp tăng mạnh hoặc giảm mạnh. 

- Lượng nước tiểu tăng hoặc giảm mạnh. 

- Nhịp thở thay đổi không đều. 

- Cảm thấy khó thở. 

- Bị nổi mề đay hoặc sưng phù tại vùng mặt, môi, tứ chi, bộ phận sinh dục,... 

- Bị đau tại vùng lưng dưới, đau ở cạnh sườn. 

- Ngón tay, ngón chân bị lạnh hoặc tái nhợt. 

- Hay cảm thấy bồn chồn, ngón tay và ngón chân bị đau khi trời chuyển lạnh. 

- Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức lực. 

Tổng hợp những tác dụng phụ có thể xuất hiện ở người dùng Captopril 

Trong một số trường hợp, thuốc Captopril còn gây ra nhiều tác dụng phụ khó xác định tần suất. Chẳng hạn như nướu bị chảy máu, phân lẫn máu, thị lực suy giảm, cơ thể ớn lạnh, chóng mặt,... 

Vị giác của người dùng Captopril có thể thay đổi

Vị giác của người dùng Captopril có thể thay đổi

Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện bất kỳ dấu hiệu khác thường nào, bạn nên cẩn thận trọng theo dõi và thông báo người cho bác sĩ điều trị hoặc nhờ người thân mang đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ xử lý. 

6. Lưu ý khi dùng thuốc Captopril

6.1. Tương tác của thuốc 

Captopril có thể tương tác với một số loại thuốc và nhiều loại vitamin khác, ảnh hưởng đến tác dụng điều trị. Chẳng hạn như: 

  • Nếu dùng chung Captopril với Sacubitril dễ làm tăng nguy cơ phù mạch. Do đó, nếu muốn dùng Sacubitril, người bệnh cần tạm ngừng sử dụng Captopril trước ít nhất 36 tiếng. 
  • Không kết hợp Captopril cùng những loại thuốc nằm trong nhóm ức chế chuyển men khác và thuốc thuộc nhóm ức chế thụ thể Angiotensin II. 
  • Nhiều loại thuốc lợi tiểu thường làm tăng khả năng giữ Kali khi kết hợp cùng Captopril. 
  • Tác dụng phụ của Captopril dễ gia tăng khi bệnh nhân dùng chung với một số loại thuốc an thần
  • Nhiều loại thuốc kháng viêm không Steroid có thể là nguyên nhân làm giảm hiệu quả điều trị ở người dùng thuốc Captopril. 

Nhiều loại thuốc an thần thường làm tăng tác dụng phụ của Captopril

Nhiều loại thuốc an thần thường làm tăng tác dụng phụ của Captopril 

6.2. Xử lý trong trường hợp uống quá liều hoặc quên liều 

Nếu dùng quá liều Captopril, cơ thể bị tụt huyết áp mạch, choáng váng. Vậy nên, ngay khi nhận thấy vừa dùng quá liều lượng, bạn phải thông báo kịp thời cho bác sĩ hoặc tìm ngay đến cơ sở y tế để được trợ giúp xử lý. 

Còn trong trường hợp lỡ quên một liều Captopril, bạn chỉ cần bổ sung liều vừa quên. Tuy nhiên nếu sắp đến lịch uống thuốc, bạn hãy bỏ qua để uống liều mới. 

6.3. Đối tượng cần thận trọng khi dùng thuốc

Phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời gian cho con bú, người hay phải lái xe hoặc điều khiển thiết bị máy móc,... là những đối tượng cần thận trọng khi dùng Captopril. 

Thuốc Captopril mặc dù có tác dụng hạ huyết áp, phòng suy tim, hỗ trợ điều trị đái tháo đường tuýp I khá hiệu quả. Tuy nhiên, không vì vậy mà bạn được phép sử dụng bừa bãi. Tốt nhất, bạn hãy đi kiểm tra sức khỏe tại địa chỉ y tế uy tín như Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn hướng điều trị an toàn, hiệu quả thay vì tự ý sử dụng thuốc tại nhà. Để đặt lịch khám cụ thể, Quý khách vui lòng gọi đến số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ