Tin tức
Cấu tạo phổi: Vị trí, giải phẫu hình thể phía trong và phía ngoài
- 16/10/2024 | Phù phổi cấp: những thông tin cơ bản cần biết
- 17/10/2024 | Đi khám vì ho khan, khó thở, nam bệnh nhân bất ngờ phát hiện tràn dịch màng phổi do ung thư...
- 17/10/2024 | Xơ phổi sau COVID có nguy hiểm không? Chẩn đoán và điều trị
- 17/10/2024 | Bệnh xơ 1/3 phổi là gì: những vấn đề được người bệnh quan tâm
- 21/10/2024 | Bệnh xơ phổi nhẹ: những thông tin người bệnh cần biết
1. Phổi nằm ở vị trí nào?
Ở người, phổi luôn nằm phía trước ngực, phía trên cơ hoành. Trong đó, khoang ngực là nơi chứa phổi cùng nhiều hệ cơ quan khác. Hệ thống phổi cấu thành từ hai lá phổi, được bao bọc bởi phần lồng xương sườn.
Hai lá phổi nằm phía trước ngực, trên cơ hoành
2. Tìm hiểu cấu tạo phổi theo hình thể phía trong và phía ngoài
2.1. Hình thể ngoài phổi
Thực tế, hai lá phổi ở người có khả năng chứa khoảng 4.500 đến 5.000ml khí. Ở người trưởng thành, màu của phổi thường là màu xám hoặc màu xanh biếc. Còn ở trẻ em, màu của phổi lại là màu hồng. Mỗi lá phổi sẽ có kết cấu dạng xốp, có khả năng đàn hồi, được giữ cố định bởi hệ thống dây chằng cùng cuống phổi tại khoang màng phổi.
Phổi được cấu thành từ 2 lá
Khối lượng phổi ở người trưởng thành thường vào khoảng 300 đến 475g, lượng phế nang cao gấp 10 lần ở trẻ nhỏ. Khi mới sinh, khối lượng phổi của trẻ vào khoảng 50 đến 60g, tương ứng khoảng 30 triệu phế nang.
Xét về mặt cấu trúc, phổi luôn cấu thành từ hai lá. Trong đó, lá phổi bên phải tập trung 3 thùy (thùy trên, thùy giữa và thùy dưới). Còn lá phổi bên trái tập trung 2 thùy (thùy trên và thùy dưới).
Giới hạn phía trên của phổi là một đỉnh, phía dưới là một đáy. Ngăn cách 3 mặt thổi là mạng lưới các bờ. Sau đây là một vài đặc điểm cơ bản của bề mặt phổi ở người:
- Đỉnh phổi: Tương đối tròn, lồi hay nhô lên khỏi phần nền lỗ phía trên của lồng ngực. Hệ thống động mạch dưới đòn chạy ngang qua đỉnh màng phổi. Cùng với đó là mạng lưới mạch giao cảm cổ ngực nằm ở vị trí phía sau của đỉnh màng phổi.
- Mặt đáy: Bao bọc khớp trên vòm cơ hoành.
- Mặt trước: Tương đối mịn và nhô lên, đồng thời áp vào phần lồng ngực.
- Mặt trong: Thường lõm sâu, bởi có ấn tim.
- Rốn phổi: Nằm tại vị trí phía trên ấn tim. Tương ứng với mỗi lá phổi là 2 rốn phổi phân bổ tại hai bên.
- Màng phổi: Chính là phần màng bao bọc phổi, cấu thành từ màng phổi tảng và màng phổi thành. Hệ thống hai màng này luôn áp sát nhau nếu không xuất hiện bất thường. Ở người bị tràn khí hay tràn dịch màng phổi, hai màng lại bị tách ra.
2.2. Hình thể trong phổi
Phía trong mỗi lá phổi là nơi tập trung của hàng loạt các bộ phận như hệ thống tĩnh mạch và động mạch phổi, các nhánh phân chia của phế quản chính, mạng lưới hạch bạch huyết,... cùng hệ thống mô liên kết cũng như mô bao quanh phía ngoài phổi.
Bên trong mỗi lá phổi là tập hợp của nhiều bộ phận
Trong đó, phế quản chính trong phổi tại đoạn phế quản nằm ở vị trí đốt sống ngực số 4 thường phân chia thành phần phế quản bên trái và bên phải. Thường thì phần phế quản chính bên trái có chiều dài lớn hơn, tương đối thẳng và nhỏ hơn phần phế quản chính bên phải. Ứng với từng phế quản chính là rốn phổi tương ứng, nắm giữ một trục chính, chạy từ trong phổi ra phía thành phế quản thùy.
Sau đó, hệ thống phế quản tại thùy lại tiếp tục phân chia thành nhiều nhánh nhỏ hơn phần thành tiểu phế quản. Cuối cùng, tiểu phế quản sẽ dẫn đến mạng lưới phế nang. Hệ thống phế nang này được bao quanh bởi nhiều mao mạch.
Nếu phân tích theo cấu tạo mô học, phần phế quản hình thành từ 4 lớp. Bao gồm:
- Lớp sụn sợi.
- Lớp cơ trơn.
- Lớp phía dưới niêm mạc.
- Lớp niêm mạc gồm tập hợp các tuyến phế quản.
3. Giải phẫu hệ thống dây thần kinh, mạch máu tại phổi
Hệ thống dây thần kinh tại phổi là tập hợp của nhiều đám rối thần kinh phổi và phần phế quản chính. Những bộ phận này kết hợp với nhau để hình thành mạng lưới bao bọc phế quản, len lỏi sâu vào phổi điều phối sự vận hành của hệ thống cơ, niêm mạc phế quản và phế nang.
Động mạch phổi bên trái và bên phải được phân nhánh từ động mạch của thân phổi chính. Tiếp đó, chúng phân chia thành nhiều thùy, mỗi thùy lại được phân nhánh nhỏ dần cho đến khi hình thành mạng lưới mao mạch nhỏ bao bọc phế nang.
Phần lưới mao mạch bao quanh phế nang đều xuất phát từ tĩnh mạch của hệ thống tiểu thùy. Các tĩnh mạch này liên kết với nhau để hình thành tĩnh mạch lớn hơn. Tĩnh mạch phổi dưới và phổi trên là kết quả của quá trình kết hợp này. Trong đó, cả hai tĩnh mạch đều hướng về tim.
4. Bệnh lý phổi thường gặp
Một số bệnh lý thường gặp về phổi phải kể đến là viêm phổi, lao phổi, viêm phế quản, hen suyễn, phế quản, giãn phế quản,... hay nguy hiểm hơn là ung thư phổi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Hen suyễn ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh
Nếu muốn chủ động phát hiện sớm và điều trị các bệnh lý phổi kịp thời, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đồng thời, duy trì thói quen lành mạnh, giảm bớt yếu tố gây hại ảnh hưởng đến phổi.
5. Cách để bảo vệ phổi
Để bảo vệ lá phổi, bạn nên duy trì những thói quen sinh hoạt khoa học, hạn chế yếu tố nguy cơ gây tổn thương phổi. Đơn cử như:
- Không hút thuốc lá trực tiếp hoặc thụ động.
- Duy trì cân nặng ở mức vừa phải thông qua chế độ ăn uống khoa học, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
- Tránh hoạt động trong môi trường ô nhiễm tiềm ẩn yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến phổi.
- Dọn dẹp nhà cửa mỗi ngày, sử dụng thêm thiết bị lọc bụi để làm sạch không khí trong nhà thay nơi thường xuyên sinh hoạt.
- Chú ý kiểm tra chỉ số ô nhiễm trước khi phải ra ngoài để chủ động thực hiện biện pháp phòng tránh, bảo vệ phổi.
- Tiêm vắc xin phòng cúm theo mùa để chủ động ngăn chặn tác nhân gây bệnh phổi.
- Luôn trang bị dụng cụ bảo hộ khi phải làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, hóa chất độc hại.
- Duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ, để chủ động phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh lý về phổi.
Bạn không nên hút thuốc lá để tránh ảnh hưởng đến phổi
Như vậy, MEDLATEC vừa tổng hợp khái quát cấu tạo phổi. Chức năng chính của hệ cơ quan này là hỗ trợ quá trình hô hấp, duy trì sự sống. Nếu phổi gặp vấn đề, hoạt động của cơ thể cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, bạn hãy cố gắng duy trì thói quen tốt để bảo vệ phổi, khám sức khỏe thường xuyên tại những địa chỉ y tế uy tín như Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ theo số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!