Tin tức

Cây bạc hà: rau gia vị và vị thuốc an lành cho sức khỏe

Ngày 08/08/2024
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Cây bạc hà là dược liệu tự nhiên lành tính được dùng trong nhiều bài thuốc. Đặc biệt, tinh dầu bạc hà có thể giúp thư giãn thần kinh, cải thiện tâm trạng. Vậy có thể dùng thảo dược này như thế nào để tốt cho sức khỏe, bài viết sau sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời cụ thể.

1. Đặc điểm sinh học cây bạc hà

Cây bạc hà (húng bạc hà, húng cay) thuộc họ Hoa môi, thân thẳng và xốp, có thể bò lan trên đất, chiều dài cao nhất có thể đến 60cm. Lá cây bạc hà mọc đơn, hình bầu dục, mép lá có răng cưa, đầu tròn. Trong thành phần của lá bạc hà có tinh dầu với mùi hắc, vị hơi tê và cay nhẹ.

Bạc hà ra hoa vào tháng 7 - 10, hoa nhỏ, tùy từng cây mà màu cánh hoa có thể là tím, hồng hoặc trắng. Quả bạc hà gồm 4 hạt.

Loài cây này chủ yếu có mặt ở vùng khí hậu ôn đới. Tại Việt Nam, cây bạc hà được trồng nhiều ở Yên Bái, Lai Châu, Nghệ An,...

Cây bạc hà có thành phần tinh dầu giúp thần kinh được thư giãn

Cây bạc hà có thành phần tinh dầu giúp thần kinh được thư giãn

2. Thành phần hóa học và tác dụng chữa bệnh của dược liệu bạc hà

2.1. Thành phần hóa học

Cây bạc hà chứa các thành phần vitamin A, chất chống viêm flavonoid, chống oxy hóa và vitamin A vừa tốt cho mắt vừa tốt cho sức khỏe. Đây cũng là loài cây có chứa các dưỡng chất như: chất xơ, vitamin C, sắt, photpho, B3, B2, B1,... Đặc biệt, thành phần tinh dầu trong cây bạc hà chiếm tới 0.5 - 1.5%. 

2.2. Công dụng chữa bệnh của dược liệu bạc hà

- Chữa đầy hơi, khó tiêu

Vị cay the mát của bạc hà rất tốt cho việc chữa trị chứng khó tiêu, đầy hơi do bệnh dạ dày. Bạc hà có thể làm tăng dịch tiết túi mật để tăng lưu thông mật, cải thiện tốc độ tiêu hóa, ổn định cholesterol.

- Hỗ trợ cải thiện triệu chứng kích thích ruột

Thành phần menthol trong lá bạc hà có thể cải thiện triệu chứng khó chịu và cơn đau do hội chứng ruột kích thích. Thử nghiệm trên 75% bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích uống viên nang tinh dầu bạc hà trong 4 tuần, mỗi ngày trên 2 lần, cho kết quả giảm ít nhất 50% triệu chứng.

- Chữa cảm cúm

Tinh chất menthol từ bạc hà giúp thông mũi, long đờm, làm thông thoáng đường thở khi bị cảm cúm.

- Phòng viêm loét dạ dày

Cũng thành phần menthol trong cây bạc hà có thể giảm đau, phòng ngừa viêm loét dạ dày do sự tác động của ethanol và indomethacin.

- Chống viêm

Chất chống viêm axit rosmarinic trong bạc hà có thể cải thiện các triệu chứng dị ứng mùa.

- Tốt cho não bộ

Hương thơm từ cây bạc hà giúp não bộ được thư giãn. Thử nghiệm trên 144 người trưởng thành ngửi bạc hà 5 phút trước khi làm bài kiểm tra cho thấy khả năng ghi nhớ được tăng cường. Người lái xe ngửi tinh dầu bạc hà cũng được thư giãn tinh thần, tỉnh táo, giảm căng thẳng và mệt mỏi

- Thơm miệng, tốt cho răng miệng

Nước từ lá bạc hà tươi dùng để súc miệng giúp hơi thở thơm mát, sát khuẩn vùng miệng họng.

Tinh dầu bốc hơi rất nhanh khi dùng tại chỗ nhưng cảm giác tê mát có thể hỗ trợ chữa đau dây thần kinh. Ngoài ra, thành phần menthol còn có tác dụng sát trùng để chữa bệnh ngoài da.

Tinh dầu bạc hà có thể sát trùng ngoài da

Tinh dầu bạc hà có thể sát trùng ngoài da

3. Bài thuốc chữa bệnh dùng dược liệu cây bạc hà

3.1. Chữa bệnh với bài thuốc từ cây bạc hà

- Chống say tàu xe

- Chống say tàu xe

Nhỏ vài giọt tinh dầu vào khăn tay sau đó đưa lên mũi hít có thể giảm cảm giác say tàu xe. 

- Chống viêm mũi

Dùng lá bạc hà tươi nấu sôi, đợi hạ bớt nhiệt rồi dùng xông hơi mũi. Hàm lượng chất chống viêm rosmarinic axit từ lá bạc hà giúp đường mũi được làm sạch và thông thoáng hơn. 

- Chữa hôi miệng

Nhai trực tiếp vài lá bạc hà hoặc uống trà bạc hà sẽ giúp hơi thở được thơm mát.

- Trị nôn

Lấy 5g cây bạc hà đã bỏ rễ hoặc lá bạc hà đem nghiền nhuyễn rồi nấu cùng 200ml nước, chắt lấy nước uống, cách 3 giờ uống 1 lần.

- Chữa nhức đầu, cảm lạnh

Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu gồm: hành hoa 6g, bạch chỉ 4g, phòng phong 5g, kinh giới 6g, lá bạc hà 6g sau đó đem hãm cùng nước sôi trong 20 phút như hãm trà rồi uống nóng.

- Hạ sốt

Hãm 20g lá hoặc cả cây bạc hà với 100ml nước sôi trong 10 phút sau đó đắp chăn kín để xông hơi cho mồ hôi toát ra, đến khi nước nguội thì dừng xông, dùng nước này để uống.

- Chữa chảy máu cam

Dùng 10g lá bạc hà tươi đem giã nhuyễn rồi vắt lấy nước thấm vào bông gòn rồi nhét vào lỗ mũi để cầm máu.

- Chữa tưa lưỡi cho trẻ em

Lá bạc hà đem rửa sạch sau đó cuộn vào đầu ngón tay và lau lưỡi cho trẻ trước khi bú.

- Chữa côn trùng cắn

Giã một nắm nhỏ lá bạc hạc tươi cùng chút muối ăn rồi đắp lên vết côn trùng cắn.

Trà bạc hà giúp hơi thở thơm mát, phòng ngừa bệnh răng miệng

Trà bạc hà giúp hơi thở thơm mát, phòng ngừa bệnh răng miệng

3.2. Lưu ý khi chữa bệnh bằng cây bạc hà

- Không dùng cây bạc hà để chữa bệnh cho các trường hợp: táo bón, cao huyết áp, thai phụ, suy nhược cơ thể, bị sốt không rõ nguyên nhân, trào ngược dạ dày thực quản, tiền sử dị ứng.

- Không dùng tinh dầu bạc hà trên vết thương hở và tránh để tinh dầu tiếp xúc với mắt.

- Menthol hoặc tinh dầu bạc hà nếu tiếp xúc với mũi hoặc cổ họng có thể gây ngưng tim cho trẻ nhỏ nên không được dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi.

Sử dụng cây bạc hà chữa bệnh về cơ bản là an toàn. Một số trường hợp có thể gặp các tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn, ợ chua, khô miệng,... 

Xét tổng thể, cây bạc hà có nhiều thành phần tốt cho sức khỏe và là dược liệu lành tính để chữa bệnh. Hiện chưa có nghiên cứu nào về khả năng tương tác thuốc của bạc hà với các thảo dược khác hay các loại thuốc Tây. Vì thế, việc chữa bệnh bằng cây bạc hà vẫn cần có sự hướng dẫn từ bác sĩ có chuyên môn để đạt hiệu quả và tránh gặp tác dụng phụ.

Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám sức khỏe cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC có thể liên hệ đặt trước lịch khám qua tổng đài 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.