Tin tức
Cây hột mát có thể dùng để chữa bệnh được hay không?
- 12/07/2024 | Cây nhức răng ngoài chữa bệnh răng miệng còn chữa được bệnh nào khác?
- 12/07/2024 | Cây nếp: vị thuốc chữa bệnh tại nhà ít người biết tới
- 12/07/2024 | Cây ngò ôm: gia vị cho món ăn và vị thuốc cho sức khỏe
1. Đặc điểm sinh học của cây hột mát
Cây hột mát (cây xa, cây thàn mát,...), thuộc họ cánh bướm, là loại cây lớn với chiều cao 8 - 24m. Lá cây hột mát thuộc dạng kép, lá chét, mọc đối nhau, trung bình mỗi cành có 5 - 9 lá. Phiến lá nhẵn, dai, dài 7 - 11cm, rộng 3 - 4cm. Cuống của lá chét dài 6 - 7mm.
Hoa hột mát hồng hoặc tím nhạt, mọc giữa kẽ lá hoặc đầu cành, thành từng chùm. Đây là loài hoa không có cuống, trung bình mỗi bông hoa rộng 3.5cm, dài 6cm. Hạt hột mát hơi giống quả trứng, có 1 hạt bên trong, bóng và nâu đỏ.
Hột mát là loài cây mọc hoang. Ở nước ta, loài cây này có nhiều ở miền Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ.
Hoa của cây hột mát nở sắc tím đẹp, được nhiều người yêu thích
2. Thành phần hóa học và công dụng của cây hột mát
2.1. Thành phần hóa học
Nghiên cứu của F. Guichard về cây hột mát, thực hiện năm 1940 chỉ ra rằng trong thành phần của loài cây này có chất nhựa gây độc tính đối với loài cá; tinh thể rotenon hình lăng trụ khi chảy ở 257 độ sẽ ra màu vàng đỏ không tan trong nước, chứa axit sunfuric; tinh thể màu vàng hình kim khi được đun chảy ở 195 độ sẽ cho ra axit sunfuric màu đỏ máu, không gây ngộ độc cho cá; saponin axit; saponin trung tính độc.
2.2. Công dụng của cây hột mát
Trong nghiên cứu của mình, F. Guichard đã tán bột hột mát đổ vào nước nuôi cá. Kết quả nhận được là cá trải qua một thời kỳ kích thích, khoảng thời gian chịu kích thích của cá ngắn hay do phụ thuộc rất nhiều vào kích thước cá. Cuối cùng, cá bị chết.
Quá trình tán bột thuốc hột mát có thể gặp phải một vài tác dụng phụ như: hắt hơi, buồn nôn, chảy nước mắt,...
Thành phần Rotenon chiết xuất từ cây hột mát khi cho động vật máu nóng uống không phát hiện ra tình trạng ngộ độc. Liều Rotenon 150mg/kg khi dùng đường uống trên các loại động vật khác cũng không cho thấy triệu chứng bất thường nào.
Tuy nhiên, khi tiến hành tiêm Rotenon vào mạch máu động vật, nhất là cá thì nhận thấy tình trạng tê liệt, ngạt và chết. Các triệu chứng ngộ độc đặc trưng nhất là: liệt cơ, khó thở, ngạt, nôn, buồn nôn.
Sử dụng Rotenon ở liều gây chết trên động vật phát hiện các triệu chứng: chậm mạch, loạn nhịp, chết. Loại động vật nhạy cảm với Rotenon nhất là cá. Trước khi chết, cá sẽ có các triệu chứng kích thích và ngừng thở.
Năm 1960, Học viện Nông Lâm đã thực hiện nghiên cứu bằng thí nghiệm giã nhỏ hạt cây hột mát rồi ngâm trong nước 4 - 12 giờ sau đó mang nước này pha loãng. Dùng nước ngâm cùng bột cây hột mát phun lên cây đang bị sâu bệnh tấn công cho kết quả là sâu bọ bị tiêu diệt.
Cây hột mát có thể tiêu diệt sâu bọ hại cây trồng
2.3. Sử dụng cây hột mát như thế nào?
Y học cổ truyền quan niệm: phần rễ và thân cây hột mát có vị đắng, tính mát; có công dụng khu phong, chống ngứa, trừ thấp. Hạt hột mát có độc tính nên có thể dùng để làm thuốc sát trùng, tiêu diệt sâu bệnh. Ở nhiều nơi, người dân thu hoạch cây hột mát vào tháng 5 - tháng 6.
Người dân Vân Nam - Trung Quốc đã lấy thân và rễ cây hột mát nấu nước để rửa lên vùng da bị nấm, mụn lở, mẩn ngứa,... Có một số nơi còn sử dụng hạt cây hột mát làm thuốc trừ sâu bằng cách giã nhỏ hạt rồi ngâm với nước sau đó đem pha loãng theo tỷ lệ 4 - 16% và phun trực tiếp lên cây.
Nếu nghiền nhỏ hạt cây hột mát rồi trộn với tro bếp để tạo thành duốc cá và rắc vào nguồn nước sẽ làm cho cá bị chết và nổi lên trên mặt nước.
Không dùng cây hột mát để chữa bệnh cho con người
3. Chi tiết về ảnh hưởng của các thành phần trong cây hột mát đối với một số động vật
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hạt của cây hột mát chứa 30 - 38% dầu với các thành phần: sapotoxin, albumin, rotenone. Đặc biệt, rotenone là chất kịch độc, nếu tiêm vào mạch máu động vật sẽ gây tê liệt hệ thần kinh trong ương, sinh ra các triệu chứng ngộ độc như: nôn, khó thở, ngạt và chết. Dùng liều nặng hơn rotenone có thể gây rối loạn nhịp tim, tê liệt tâm thất, mạch chậm. Riêng động vật máu nóng, rotenone không gây ngộ độc.
Pha 75mg Rotenone trong 100 lít nước ở nhiệt độ 23 độ C sau đó thả cá vào. Kết quả là cá phải trải qua các phản ứng kích thích, bị ngạt, ngưng thở và sau 2 giờ sẽ bị chết.
Biết được công dụng này của cây hột mát, nhiều ngư dân đánh bắt cá đã dùng cách tán nhỏ hạt hột mát trộn với tro bếp rồi rắc vào khu vực sông suối mà họ muốn đánh bắt rồi chờ vài giờ. Khi cá đã say thuốc và chết thì họ chỉ việc vớt cá mang về mà không phải tốn nhiều công sức.
Để khai thác công dụng tiêu diệt sâu bệnh của cây hột mát, người nông dân đã dùng nước ngâm bột hột mát pha loãng phun lên cây để tiêu diệt rệp, sâu bệnh. Tuy nhiên, nếu người hít phải rotenone trong bột cây hột mát có thể bị buồn nôn, chảy nước mắt, sổ mũi, hắt hơi.
Như vậy, tính đến nay, các nghiên cứu về cây hột mát chỉ đang được thực hiện trên động vật và thực vật. Bột của loài cây này có thể dùng thay thế thuốc trừ sâu hoặc rải xuống môi trường nước để duốc cá. Cây hột mát không được dùng để chữa bất cứ bệnh lý nào ở con người.
Vì thế, nếu bạn đang có ý định sử dụng cây hột mát để chữa bệnh thì hãy nhớ rằng, độc tính có trong cây hột mát có thể tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đối với sức khỏe, thậm chí còn đe dọa đến sự sống của con người. Vì thế, không được phép dùng cây hột mát để chữa bệnh cho người.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám sức khỏe cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn đặt lịch nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!