Tin tức
Cha mẹ nên biết: Cách xử lý khi phát hiện trẻ bị bí tiểu an toàn, hiệu quả
- 28/10/2021 | Vì sao sản phụ dễ bị bí tiểu và cách điều trị bí tiểu sau sinh?
- 28/10/2022 | Trẻ đi phân sống có đáng lo hay không? Hướng xử lý ra sao?
- 18/02/2022 | Hướng dẫn điều trị bí tiểu sau sinh và một số hướng dẫn chăm sóc sản phụ
- 26/10/2022 | Trẻ trào ngược dạ dày: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý
1. Hiện tượng trẻ bị bí tiểu
Chắc hẳn tình trạng trẻ bị bí tiểu không còn quá xa lạ đối với các bậc phụ huynh, lúc này bé có cảm giác buồn tiểu song không thể đi như bình thường. Nếu hiện tượng này diễn ra từ 12 tiếng đồng hồ trở lên, cha mẹ cần chủ động đưa con đi khám và kiểm tra sức khỏe ngay nhé. Nếu để lâu, sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt của bé sẽ chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
Hiện tượng bí tiểu xảy ra khi bàng quang của trẻ đã chứa đầy nước tiểu song bé không thể đi tiểu tiện. Đây cũng chính là lý do khiến trẻ nhỏ đột nhiên quấy khóc, mệt mỏi trong ngày, ba mẹ tỏ ra rất lo lắng.
Tình trạng trẻ bị bí tiểu xuất hiện khá phổ biến
Trên thực tế, hiện tượng trẻ nhỏ bí tiểu xảy ra vì nhiều nguyên nhân khác nhau, nếu nắm được nguyên nhân, chúng ta có thể chăm sóc bé tốt hơn, hạn chế tình trạng này xảy ra. Đối với các bé trai, tình trạng trẻ bị bí tiểu thường xảy ra nếu bao quy đầu của con quá hẹp. Cấu tạo này ảnh hưởng tiêu cực tới việc đi tiểu tiện hàng ngày của trẻ nhỏ. Ngoài ra, với các bé gái thì có thể do dị tật dính môi lớn. Bạn nên cho bé đi khám bác sĩ và điều trị trong trường hợp cần thiết.
Bên cạnh đó, táo bón cũng là một nguyên nhân gây bí tiểu ở các em bé, đó là lý do vì sao ba mẹ nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày của trẻ. Đây là cách giúp hệ tiêu hóa và bài tiết của trẻ hoạt động suôn sẻ, hiệu quả hơn.
Bác sĩ cho biết một số vấn đề sức khỏe như: viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng tuyến tiền liệt, xuất hiện sỏi thận, sỏi bàng quang có thể là yếu tố làm gia tăng nguy cơ bí tiểu ở trẻ nhỏ. Thậm chí, những chấn thương xảy ra ở não, tủy sống cũng ảnh hưởng phần nào tới quá trình đi tiểu tiện của trẻ nhỏ. Tốt nhất, khi gặp chấn thương hoặc viêm nhiễm, ba mẹ nên theo dõi sát sao và cho bé đi điều trị dứt điểm.
Có rất nhiều nguyên nhân gây tình trạng bí tiểu ở trẻ nhỏ
2. Phát hiện trẻ bị bí tiểu qua những dấu hiệu nào?
Trẻ nhỏ thường khó diễn tả vấn đề sức khỏe của mình để ba mẹ hiểu và nắm được tình hình. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần chủ động theo dõi và cho con đi khám khi phát hiện bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ trẻ bị bí tiểu. Nếu điều trị kịp thời, sức khỏe và cuộc sống của con sẽ nhanh chóng cải thiện, tránh những tổn thương nghiêm trọng xảy ra.
Khi đối mặt với cảm giác bí tiểu, trẻ nhỏ thường tỏ ra khá khó chịu và có thể quấy khóc, mệt mỏi hơn so với thường ngày. Đây là tín hiệu để cha mẹ theo dõi tình hình sức khỏe của con và đưa bé đi kiểm tra sức khỏe sớm. Ngoài ra, khi bị bí tiểu, đa phần trẻ nhỏ đều phải đối mặt với cơn đau ở khu vực dưới rốn. Nếu cha mẹ tinh ý, khi sờ vào bụng dưới của trẻ có thể sờ thấy 1 khối căng tròn. Trong tình huống này, bạn nên cho con đi kiểm tra tại các phòng khám chuyên khoa để nhanh chóng nắm bắt tình hình sức khỏe.
Trẻ thường bị đau bụng dưới rốn
Đặc biệt, khi trẻ bị bí tiểu, nước tiểu của con khá ít, tia nước yếu hơn hẳn so với bình thường. Cha mẹ có thể dựa vào dấu hiệu này để dự đoán vấn đề sức khỏe con đang gặp phải, có kế hoạch chăm sóc phù hợp, hiệu quả nhất.
3. Chia sẻ cách xử lý khi trẻ bị bí tiểu
Cha mẹ không thể giấu được sự lo lắng khi phát hiện trẻ bị bí tiểu, sinh hoạt hàng ngày đảo lộn, con thường xuyên quấy khóc. Vậy trong tình huống này, các bậc phụ huynh có thể xử trí như thế nào?
Bác sĩ thường không khuyến khích cha mẹ tự ý cho bé uống thuốc khi chưa có sự hướng dẫn, đặc biệt là các loại thuốc lợi tiểu. Nếu sử dụng sai cách, sức khỏe của trẻ nhỏ có thể chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Thay vì tự ý cho con điều trị bằng thuốc, cha mẹ hãy đưa bé tới các cơ sở y tế uy tín và điều trị theo phác đồ được hướng dẫn.
Cha mẹ cần nắm được cách xử lý khi phát hiện con bí tiểu
Ở nhà, chúng ta có thể chăm sóc, kiểm soát các triệu chứng bí tiểu cho trẻ bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ như chườm ấm hoặc massage nhẹ nhàng vùng bụng dưới để bé cảm thấy dễ chịu hơn, giảm cảm giác đau hay khó chịu. Tuy nhiên, đây chỉ là cách giải quyết tạm thời chứ không thể trị dứt điểm hiện tượng trẻ bị bí tiểu.
Song song đó, bạn hãy cùng bé vận động, luyện tập thể thao để con đi tiểu tiện dễ hơn. Bác sĩ cũng khuyến khích cha mẹ bổ sung thêm chất xơ từ rau củ, hoa quả vào bữa ăn hàng ngày của trẻ. Nhờ vậy hệ tiêu hóa và bài tiết của trẻ sẽ hoạt động tốt hơn, giảm thiểu vấn đề trẻ bị bí tiểu.
Dù trẻ nhỏ bí tiểu vì nguyên nhân gì đi chăng nữa, cha mẹ cũng nên theo dõi và cho bé điều trị sớm để tránh những diễn biến xấu xảy ra đối với sức khỏe của bé. Trong đó, việc lựa chọn cơ sở y tế điều trị cho con là vô cùng cần thiết. Một gợi ý dành cho Quý khách là chuyên khoa Thận Tiết niệu Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Bố mẹ nên đưa bé đi khám và điều trị tại MEDLATEC
Với gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động, MEDLATEC sở hữu nhiều máy móc, công nghệ hiện đại phục vụ việc xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, X-quang, MRI, CT,.. hỗ trợ đưa ra kết quả kiểm tình trạng sức khỏe chính xác. Cùng với đó là đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi. Do đó, Quý khách có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng thăm khám, xét nghiệm và điều trị tại bệnh viện. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56.
Bài viết này chắc hẳn đã giúp ba mẹ nắm được cách xử lý khi phát hiện trẻ bị bí tiểu. Nhờ vậy, sức khỏe của bé sẽ được cải thiện, cuộc sống quay trở lại bình thường, bé bớt quấy khóc khiến chúng ta lo lắng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!