Tin tức

Chẩn đoán tràn dịch màng bụng: Chi tiết phương pháp thực hiện

Ngày 06/11/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Tràn dịch màng bụng là tình trạng dịch tích tụ với số lượng nhiều trong khoang màng bụng. Triệu chứng này là kết quả của nhiều bệnh lý, muốn tìm ra nguyên nhân chính xác cần trải qua quy trình chẩn đoán tràn dịch màng bụng phức tạp. Kết quả từ quá trình này là yếu tố tiên quyết giúp người bệnh được điều trị kịp thời và hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu thêm về các phương pháp chẩn đoán tình trạng này.

1. Khái quát về tràn dịch màng bụng

Tràn dịch màng bụng là hiện tượng dịch tích tụ quá mức trong khoang màng bụng. Bình thường, trong khoang này chỉ có một lượng nhỏ dịch giúp bôi trơn, giúp các cơ quan di chuyển dễ dàng. Tuy nhiên, khi có bất thường, lượng dịch tăng lên gây ra tình trạng tràn dịch.

Tràn dịch màng bụng thường xuất hiện do:

- Bệnh xơ gan.

- Suy thận.

- Suy tim.

- Khối u ác tính vùng bụng.

- Viêm màng bụng do vi khuẩn.

Mô phỏng sự thay đổi dịch màng bụng theo diễn tiến của bệnh xơ gan

Mô phỏng sự thay đổi dịch màng bụng theo diễn tiến của bệnh xơ gan

2. Chẩn đoán tràn dịch màng bụng: chi tiết cách thức thực hiện

2.1. Chẩn đoán qua thăm khám lâm sàng

Để chẩn đoán tràn dịch màng bụng lâm sàng, bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp thăm khám:

- Quan sát người bệnh khi họ thực hiện tư thế nằm và đứng:

+ Đứng: Nếu do xơ gan sẽ có tình trạng tuần hoàn bàng hệ và chảy xệ bụng.

+ Nằm ngửa: Bụng to bè ra hai bên, rốn lồi, chuyển động bụng không đi cùng với nhịp thở, có hiện tượng dịch đọng lại tại vùng thấp.

- Sờ bụng:

+ Ít dịch, không có cảm nhận khác thường: Tràn dịch màng bụng nhẹ.

+ Bụng mềm, dịch nhiều, bụng căng như bóng: Tràn dịch mức độ trung bình và nặng.

+ Y tá đặt cạnh bàn tay của mình vào chính giữa bụng người bệnh. Lúc này bác sĩ sẽ đồng thời dùng một bàn tay của mình áp vào thành bụng bệnh nhân, bàn tay còn lại của bác sĩ vỗ hoặc búng nhẹ vào thành bụng đối diện. Lúc này, ở lòng bàn tay đối diện của bác sĩ sẽ có cảm giác như có sóng vỗ.

+ Bụng nổi cục. Dùng ngón tay làm động tác ấn nhanh và đột ngột vào thành bụng người bệnh, phía trên khối u có hiện tượng u chạm vào ngón tay. 

- Gõ vào bụng:

+ Bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa: Tay bác sĩ gõ từ rốn của người bệnh theo hình nan hoa ra xung quanh và quan sát. Lúc này sẽ thấy vùng cao và gần rốn phát ra âm thanh trong, vùng thấp phát ra âm thanh đục. Trường hợp cổ chướng ít sẽ nghe thấy âm thanh đục ở hai bên mạn sườn. Trường hợp cổ chướng nhiều sẽ thấy xuất hiện đường lõm cong ở ngay giữa vùng phát ra âm thanh đục và trong.

+ Bệnh nhân nằm nghiêng: Thao tác tương tự khi bệnh nhân nằm ngửa nhưng âm thanh đục phát ra ở bên thấp nhiều hơn.

Các thao tác chẩn đoán tràn dịch màng bụng trên đây sẽ đưa ra kết quả để bác sĩ nhận định về tình trạng cổ chướng. Muốn có kết luận chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định chọc dò màng bụng.

Mô phỏng một bước trong quy trình chẩn đoán tràn dịch màng bụng

Mô phỏng một bước trong quy trình chẩn đoán tràn dịch màng bụng

2.2. Chẩn đoán xác định cận lâm sàng

2.2.1. Xét nghiệm dịch màng bụng

Khi chưa thể xác định được nguyên nhân gây tràn dịch màng bụng, bác sĩ sẽ chỉ định chọc dò dịch màng bụng để thực hiện các kiểm tra sau:

- Quan sát dịch màng bụng

Dịch màng bụng thường ngả vàng hoặc trong. Nếu dịch có màu đỏ thì thường trong đó cũng sẽ có ít nhất 20.000 hồng cầu/μL. Nếu dịch có màu hồng thì cũng sẽ có trong đó ít nhất 10.000 hồng cầu/μL.

Với trường hợp dịch có máu thì nguyên nhân có thể do khi chọc dịch chạm vào mạch máu hoặc do bệnh lý ác tính. Nếu do chọc dò thì máu thường đông. Nếu do bệnh lý ác tính thì máu không đông và có màu đỏ đồng nhất. Trường hợp dịch có mủ và màu đục thì nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm trùng.

- Đếm tế bào

+ Dịch bình thường: Chứa ít hơn 250 bạch cầu đa nhân/μL và ít hơn 500 bạch cầu/μL.

+ Tăng bạch cầu: Nhiễm trùng.

+ Trên 250/μL bạch cầu đa nhân: Viêm phúc mạc xuất phát từ nguyên nhân vi trùng. 

- Đo chênh lệch albumin giữa huyết thanh và dịch báng

Xét nghiệm này giúp chẩn đoán tràn dịch màng bụng xuất phát từ tăng áp lực tĩnh mạch cửa hay không.

- Định lượng protein toàn phần

Xét nghiệm này thường được kết hợp cùng đo chênh lệch albumin ở trên. Dựa vào kết quả 2 xét nghiệm, bác sĩ sẽ xác định rõ hơn về nguyên nhân tràn dịch màng bụng.

- Cấy và nhuộm Gram

Xét nghiệm này chỉ có độ nhạy 92% với trường hợp mẫu bệnh phẩm được bơm vào chai cấy máu tại giường bệnh.

2.2.2. Tế bào học

Đây là chẩn đoán tràn dịch màng bụng có ý nghĩa xác định khối u ác tính. Độ nhạy của phết tế bào thưởng đạt 58 - 75%.

2.2.3. Siêu âm màng bụng

Đây là chẩn đoán hình ảnh học phổ biến nhất để chẩn đoán tràn dịch màng bụng. Thông qua sóng siêu âm, bác sĩ sẽ quan sát được sự hiện diện của dịch trong, khối lượng dịch, vị trí dịch trong khoang bụng.

2.2.4. Chụp CT-Scanner bụng

Phương pháp này cung cấp hình ảnh chi tiết, giúp phát hiện lượng dịch tích tụ dù rất nhỏ trong ổ bụng. Chụp CT-Scanner cũng có khả năng xác định nguyên nhân tràn dịch trong ổ bụng.

2.3. Chẩn đoán phân biệt

Quá trình thực hiện chẩn đoán tràn dịch màng bụng bằng các phương pháp trên đây cần được phân biệt để tránh nhầm lẫn với:

- Béo phì gây xệ bụng: Da vùng bụng dày, rốn lõm, khi dùng tay gõ vào bụng không phát ra âm thanh đục ở vùng thấp và trong ở vùng trên.

- Phù nề bụng: Dùng ngón tay ấn lên bụng và quan sát. Lúc này sẽ thấy xuất hiện tình trạng lõm da.

- Chướng bụng: Dùng tay gõ lên thành bụng không có tình trạng sóng vỗ.

- U nang buồng trứng: Có thể phát hiện khối u khi sờ vào bụng. Bụng không bè ra hai bên mà nhô cao lên.

- Mang thai: Siêu âm phát hiện hình ảnh thai.

- Cầu bàng quang: Người bệnh bị bí tiểu và cần được thực hiện thao tác thông tiểu.

Chẩn đoán tràn dịch màng bụng chính xác giúp quá trình điều trị dễ đạt kết quả tối ưu

Chẩn đoán tràn dịch màng bụng chính xác giúp quá trình điều trị dễ đạt kết quả tối ưu

Chẩn đoán tràn dịch màng bụng muốn tìm ra nguyên nhân gây tràn dịch tương đối khó, đòi hỏi quy trình phức tạp gồm nhiều bước kiểm tra và sự tham gia hỗ trợ từ đội ngũ bác sĩ dày dạn kinh nghiệm, chuyên môn giỏi, hệ thống thiết bị y tế hiện đại. Khi có kết quả chính xác, bác sĩ mới đưa ra được phác đồ điều trị đúng hướng để đạt hiệu quả cải thiện sức khỏe tối ưu. Vì thế, để yên tâm về kết quả kiểm tra sức khỏe của mình, tốt nhất người bệnh hãy chọn thực hiện tại cơ sở y tế đáp ứng đủ những yếu tố này. 

Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC, hãy liên hệ đặt trước lịch khám qua tổng đài 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ