Tin tức
Chế độ dinh dưỡng cho người sau tiêm vắc xin Covid-19
- 27/10/2021 | Những vấn đề cần lưu ý sau khi tiêm vắc xin Covid-19
- 14/10/2021 | Cha mẹ nào cũng quan tâm: trẻ bao nhiêu tuổi được tiêm vắc xin Covid
- 28/10/2021 | Nên xét nghiệm kiểm tra sức khỏe sau tiêm vắc xin ở đâu?
Sau khi tiêm vắc xin Covid-19 có cần phải kiêng loại thực phẩm nào không là thắc mắc của nhiều người
1. Cơ chế hoạt động của vắc xin Covid-19
Hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây hại theo phương thức tấn công chúng ngay khi vừa mới bị xâm nhập, đồng thời ghi nhớ và tạo ra kháng thể. Từ đó về sau, nếu còn bị những tác nhân này gây hại, cơ thể sẽ được bảo vệ nhờ chính loại kháng thể này do hệ miễn dịch đã học được cách chống lại mầm bệnh.
Khi hệ miễn dịch mặc dù đã tiếp xúc với virus nhưng không thể tạo ra kháng thể hiệu quả chống lại chúng, vắc xin sẽ là biện pháp tối ưu nhất để cung cấp kháng thể cho hệ miễn dịch, đồng thời giúp cơ thể quen với mầm bệnh đã được trải qua các tác động công nghệ sinh học làm chúng suy yếu đi. Từ đó, hệ miễn dịch sẽ ghi nhớ và có thể phòng chống loại virus đó kể cả trước đó chưa từng gặp qua.
Để tìm hiểu cách chăm sóc dinh dưỡng cho người sau tiêm vắc xin Covid-19, đầu tiên bạn cần nắm rõ cơ chế hoạt động của nó
2. Dinh dưỡng cho người sau tiêm vắc xin Covid-19
Không có loại thuốc hay loại thực phẩm cụ thể nào có thể giúp bạn ngăn ngừa, hoặc chữa khỏi những tác dụng không mong muốn của vắc xin, hay virus SARS-CoV-2. Cách tốt nhất để hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động tốt, mang lại hiệu quả tốt nhất khi sử dụng vắc xin chính là hỗ trợ dinh dưỡng toàn diện cho cơ thể, bao gồm các yếu tố sau:
Uống đủ nước
Trong tình trạng hoạt động tốt, 2 - 2,5 lít/ngày là lượng nước cần bổ sung cho cơ thể của một người trưởng thành. Lượng nước có thể điều chỉnh tùy theo thói quen ăn uống, vận động, thời tiết, nghề nghiệp,… của mỗi người.
Không nên uống quá nhiều nước cùng một lúc vì có thể gây rối loạn điện giải hoặc rối loạn tiêu hóa. Nên chia nhỏ và uống chậm để cơ thể hấp thụ tốt lượng nước cần thiết và các chất điện giải kèm theo. Đồng thời, bạn cũng có thể bổ sung nước qua các loại nước trái cây và sinh tố để cung cấp thêm vitamin cho cơ thể.
Bổ sung đầy đủ bốn nhóm chất
Protid
Nên kết hợp dinh dưỡng từ đạm động vật và thực vật, trong đó:
-
Với đạm động vật: bạn nên ưu tiên các loại thịt nạc như ức gà, thịt bò, nạc heo, sữa, trứng,… để tránh việc hấp thụ quá nhiều cholesterol xấu vào cơ thể. Đặc biệt nên dùng các loại hải sản như cá, hàu, tôm, cua, sứa,… là nguồn protein và omega-3 cực kỳ dồi dào.
-
Với đạm thực vật: việc kết hợp đạm thực vật vào bữa ăn giúp bạn ngăn ngừa các bệnh lý như gout, xơ vữa mạch máu,… nếu dùng quá nhiều thịt. Các loại hạt và đậu (đậu nành, hạt chia, mè đen, đậu gà, đậu phộng,…) vừa là nguồn protein dồi dào, vừa cung cấp một lượng vitamin và chất khoáng thiết yếu cho cơ thể.
Chất béo
Chất béo cùng các loại vitamin tan trong mỡ như A, D, E, K là nguồn năng lượng vô cùng cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh. Tuy vậy, bạn không nên chọn những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo không no, vừa khó hấp thụ lại vừa dễ dẫn đến các bệnh lý. Nên chọn lựa các loại dầu ăn chứa ít chất béo không no (dầu đậu nành, dầu oliu, dầu mè,…) và hạn chế dùng các món ăn nhiều dầu mỡ, được chế biến sẵn dư thừa chất béo lại nghèo giá trị dinh dưỡng.
Glucid
Hay còn gọi là chất bột đường, nguồn năng lượng chính cho cơ thể đảm bảo mọi chức năng sinh lý hoạt động một cách tối ưu. Những món ăn quen thuộc mà mọi gia đình thường dùng như là gạo trắng, sợi bún, phở,… tuy nhiên chúng đã qua quá trình xay kỹ và không giữ được các giá trị dinh dưỡng một cách nguyên vẹn. Vì vậy, bạn nên chọn những loại ngũ cốc nguyên cám (yến mạch, gạo lứt,…) để bổ sung các thành phần dinh dưỡng trọn vẹn và tốt nhất cho cơ thể.
Ngoài ra, bạn có thể làm tăng khẩu vị mỗi ngày với các loại củ như khoai lang, cà rốt, bí đỏ, khoai tía,… giúp mỗi bữa ăn thêm phong phú hơn nhưng vẫn cung cấp đủ những năng lượng cần thiết.
Vitamin và chất khoáng
Rau xanh và trái cây là các loại thực phẩm không thể thiếu để cơ thể có một hệ miễn dịch hoạt động tốt và khỏe mạnh. Khi cơ thể vừa mới tiếp nhận vắc xin cũng là lúc chúng cần phải ghi nhớ, học hỏi và tạo ra kháng thể chống lại virus hiệu quả hơn. Các loại vitamin nhóm B, vitamin C và các chất khoáng như sắt, kẽm, selen, photpho,… sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp ngăn ngừa những tác động xấu không mong muốn.
Việc chăm sóc dinh dưỡng cho người sau tiêm vắc xin Covid-19 cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất thiết yếu
3. Một số vấn đề cần lưu ý sau khi tiêm vắc xin
-
Không sử dụng chất kích thích: rượu bia là những tác nhân có khả năng hạn chế sự hoạt động của hệ miễn dịch, đồng thời làm giảm hiệu quả của vắc xin. Vì vậy, bạn nên kiêng dùng rượu khoảng 1 ngày hoặc lâu hơn sau khi tiêm.
-
Đảm bảo chất lượng giấc ngủ: giấc ngủ có vai trò quyết định giúp cơ thể điều hòa các chức năng sống và hiệu quả làm việc của hệ miễn dịch. Ngoài ra, giấc ngủ ngon còn làm giảm các tác động xấu của căng thẳng, lo lắng,… giúp cơ thể được thư giãn và hoạt động tốt hơn.
-
Duy trì chế độ vận động: chế độ vận động có thể hỗ trợ các cơ bắp hoạt động dẻo dai, kiểm soát cân nặng hợp lý và tăng cường quá trình trao đổi chất, từ đó góp phần giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
-
Tuân thủ dặn dò của bác sĩ: ghi nhớ và thực hiện nghiêm túc những lời dặn dò bác sĩ đã lưu ý với bạn sau khi tiêm để bảo đảm vắc xin hoạt động tốt và giảm thiểu khả năng xảy ra phản ứng phụ.
-
Kiểm tra sức khỏe: khi bạn nhận thấy các dấu hiệu bất thường sau khi tiêm: sốt cao, mệt mỏi, lờ đờ, vết tiêm sưng đỏ,… hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và thăm khám.
Vắc xin Covid-19 sẽ mang lại hiệu quả tối ưu nếu cơ thể có một hệ miễn dịch khỏe mạnh
Việc theo dõi và chăm sóc dinh dưỡng cho người sau tiêm vắc xin Covid-19 luôn cần được chú trọng đặc biệt, giúp đảm bảo hiệu quả của vắc xin và phòng chống tốt loại virus gây hại này. Để được giải đáp chi tiết những thông tin liên quan hay cần sự hỗ trợ y tế cần thiết, hãy liên hệ ngay với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua đường dây nóng 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!