Tin tức

Chết não là gì? Chẩn đoán bệnh bằng cách nào?

Ngày 11/04/2023
Chết não là khi não bộ của người bệnh bị mất toàn bộ các chức năng. Tuy nhiên, tim vẫn đập và các chi của người bệnh vẫn ấm nhờ vào sự hỗ trợ của các thiết bị y tế. Cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn chết não là gì và có chữa được không?

1. Chết não là như thế nào?

Thân não nằm giữa bán cầu não và tủy sống, có nhiệm vụ dẫn truyền tín hiệu thần kinh và kiểm soát nhiều hoạt động quan trọng trong cơ thể.

Hiện tượng chết não rất nguy hiểm

Hiện tượng chết não rất nguy hiểm

Não và thân não bị mất chức năng hoạt động được gọi là hiện tượng chết não. Tuy nhiên, khi được hỗ trợ bởi các thiết bị y tế thì người bệnh vẫn có những biểu hiện lâm sàng như tim đập, chân và tay người bệnh còn ấm và hồng, cơ thể mềm mại.

Nhiều người bệnh bị hôn mê sâu. Khi thực hiện thăm dò bằng điện não đồ thì không thể phát hiện sóng điện não bình thường, có tổn thương cuống não, không nhận thức và cũng không phản xạ với ánh sáng, không phản xạ khi bị cấu véo, chân tay duỗi thẳng,...

Tuy nhiên, một số cơ quan khác trong cơ thể vẫn có thể hoạt động được, chẳng hạn như tim vẫn đập và thận vẫn lọc nước tiểu. Hiện tượng này được gọi là duỗi cứng mất não. Chẳng hạn, tiểu não của người bệnh đã chết nhưng cuống não vẫn còn sống, chính vì thế, người bệnh có nhịp tim và nhịp thở mà không cần sự giúp đỡ.

Người bệnh có nhịp thở, chân tay hồng hào nhờ vào sự trợ giúp của thiết bị y tế

Người bệnh có nhịp thở, chân tay hồng hào nhờ vào sự trợ giúp của thiết bị y tế

Theo các chuyên gia, sự tổn thương não nghiêm trọng hay rối loạn thoái hóa thần kinh chính là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến duỗi cứng mất não khiến người bệnh có thể sống trong trạng thái hôn mê hoặc sống thực vật. Trong đó:

+ Hôn mê là người bệnh bị bất tỉnh trong một thời gian dài và không phản ứng với ánh sáng, âm thanh, kích thích đau, không có chu kỳ thức và ngủ như người bình thường.

+ Sống thực vật: Người bệnh có thể mở mắt nhưng không còn ý thức, khi bị kích thích cũng không còn phản ứng, không cử động, không nghe nói, không ăn uống nhưng vẫn có chức năng bài tiết. Khi được chăm sóc, cung cấp dinh dưỡng qua ống thông, người bệnh có thể sống nhiều năm.

2. Nguyên nhân gây chết não

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra chết não. Có những bệnh nhân chết não là do xảy ra tổn thương nặng tại não. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bệnh nhân bị chết não do nhiều nguyên nhân khác.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới chết não là chấn thương sọ não, viêm màng não, chảy máu trong nhu mô não, áp xe màng não, chảy máu dưới màng nhện.

Áp lực nội sọ cao hơn huyết áp trung bình là nguyên nhân khiến máu không thể bơm từ tim đến não. Như vậy, các tế bào não không thể đủ oxy để hoạt động, dẫn đến tình trạng phù nề. Từ đó, áp lực nội sọ lại càng tăng cao khiến bệnh càng phức tạp hơn.

3. Chết não có chữa được không?

Nếu không hỗ trợ của máy cứu sinh và những tác động của các bác sĩ, bệnh nhân chết não có thể chết sau vài phút. Trên thực tế cũng có nhiều trường hợp, dù có sự hỗ trợ của máy cứu sinh, người bệnh cũng có thể tử vong.

Thực hiện điện não đồ để chẩn đoán chết não

Thực hiện điện não đồ để chẩn đoán chết não

Khi bị chết não, những hoạt động thần kinh ở não, cuống não sẽ không được duy trì. Vì thế, những loại hormone cần thiết cho các hoạt động sinh học của cơ thể cũng không được sản sinh.

Những trường hợp bị chết não cũng không thể tự điều hòa thân nhiệt. Cần đắp chăn hoặc cho người bệnh ở trong phòng có nhiệt độ cao hay truyền tĩnh mạch ấm để đảm bảo cơ thể người bệnh luôn được giữ ấm.

Có thể nói, chết não khiến ảnh hưởng đến rất nhiều hoạt động trong cơ thể và phần lớn những trường hợp bị chết não đều không thể được chữa khỏi.

4. Phương pháp chẩn đoán tình trạng chết não

Kết luận bệnh nhân bị chết não đòi hỏi độ chính xác rất cao. Các bác sĩ chỉ đưa ra kết luận khi đã tổng hợp các thông tin quan trọng từ triệu chứng lâm sàng, kết quả của các phương pháp cận lâm sàng và thời gian người bệnh chết não. Cụ thể như sau:

- Các triệu chứng lâm sàng cho thấy tình trạng chết não:

+ Người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê sâu, điểm Glasgow là 3.

+ Khả năng phản xạ với ánh sáng của người bệnh không còn.

+ Đồng tử ở cả 2 mắt có biểu hiện giãn cố định.

+ Không còn phản xạ giác mạc.

+ Không còn phản xạ ho dù có thực hiện một số kích thích.

+ Không còn phản xạ tiền đình.

+ Người bệnh không thể tự thở khi tháo bỏ máy thở.

- Một số tiêu chuẩn cận lâm sàng:

+ Điện não đồ: Cho kết quả hình ảnh sóng điện não phẳng.

+ Chụp CT scan não: Dù đã bơm thuốc cản quan nhưng kết quả hình ảnh không thấy các mạch máu ngấm thuốc.

Chẩn đoán chết não bằng các biện pháp cận lâm sàng

Chẩn đoán chết não bằng các biện pháp cận lâm sàng

+ Siêu âm Doppler xuyên sọ.

+ Chụp mạch não: Kết quả phim không có hình ảnh mạch máu não.

+ Chụp đồng vị phóng xạ não.

- Thời gian chết não ít nhất 12 tiếng kể từ thời điểm bệnh nhân xảy ra những triệu chứng điển hình của tình trạng chết não thì được đánh giá là chết não.

Chẩn đoán chết não là quy trình phức tạp và mang tính pháp lý. Quá trình chẩn đoán phải đảm bảo có 3 bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chết não chính xác, đúng theo quy định vào những thời điểm 6 giờ và 12 giờ tính từ lần chẩn đoán đầu tiên.

Chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể gây sai lệch trong chẩn đoán và dẫn tới nhiều hệ lụy vô cùng nghiêm trọng. Do đó, để đảm bảo chẩn đoán chính xác cần được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, tại các cơ sở y tế được trang bị máy móc hiện đại. Cần thực hiện đúng theo các bước trong quy trình chẩn đoán bệnh.

Mọi thắc mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn chi tiết hơn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ