Tin tức
Xét nghiệm Fibrinogen được chỉ định khi nào? Nên thực hiện ở đâu?
- 02/01/2025 | Tìm hiểu xét nghiệm máu bao nhiêu tiền mới nhất
- 09/01/2025 | WBC trong xét nghiệm máu là gì? Chỉ số này có ảnh hưởng gì tới sức khỏe?
- 20/01/2025 | Giải mã ý nghĩa chỉ số Magie trong các xét nghiệm máu và nước tiểu
- 05/02/2025 | Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không và những điều cần nắm được trước khi xét nghiệm
- 05/02/2025 | Chỉ số PCT trong xét nghiệm máu là gì? Hướng dẫn phân tích kết quả
1. Xét nghiệm Fibrinogen là gì?
Fibrinogen là một loại protein có trong huyết tương và tham gia vào quá trình đông máu. Chất này do gan tổng hợp và được giải phóng vào máu. Xét nghiệm Fibrinogen có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp, trong đó các phương pháp hay áp dụng là đo hoạt độ sinh học của fibrinogen và đo nồng độ fibrinogen như một protein mang tính kháng nguyên. Để thực hiện xét nghiệm, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu đường tĩnh mạch của người bệnh đem đi phân tích.
Xét nghiệm Fibrinogen được chỉ định trong nhiều trường hợp khác nhau
- Chỉ số Fibrinogen bình thường ở mỗi đối tượng sẽ khác nhau:
+ Đối với người lớn tuổi: Chỉ số này được cho là bình thường khi nằm trong khoảng 200 - 400 mg/dL.
+ Đối với trẻ nhỏ: Chỉ số Fibrinogen được cho là bình thường khi nằm trong mức 125 - 300 mg/dL.
+ Nồng độ fibrinogen tăng theo tuổi. Ngoài ra, nồng độ fibrinogen cũng tăng ở người nghiện thuốc lá.
- Chỉ số Fibrinogen cao hơn giá trị tiêu chuẩn có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến não, tim, phổi,.. thậm chí có thể khiến người bệnh tử vong. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể tăng chỉ số Fibrinogen từ tuần 27 của thai kỳ.
- Chỉ số Fibrinogen thấp có hơn so với giá trị tiêu chuẩn, đặc biệt là những trường hợp thấp hơn 50 mg/dl sẽ có nguy cơ cao bị chảy máu sau phẫu thuật. Giảm chỉ số này bất thường còn có thể là do những bệnh lý như viêm gan, xơ gan, ung thư, đông máu rải rác trong lòng mạch hoặc tình trạng suy dinh dưỡng.
Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm Fibrinogen có thể kể đến như người bệnh vừa được truyền máu gần với thời điểm lấy mẫu thực hiện xét nghiệm, người bệnh sử dụng một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc nội tiết, thuốc hạ Cholesterol máu,...
2. Xét nghiệm Fibrinogen thường được chỉ định trong những trường hợp nào?
Dưới đây là những trường hợp thường được chỉ định xét nghiệm Fibrinogen:
- Phát hiện tình trạng viêm nhiễm: Chỉ số Fibrinogen tăng cao là biểu hiện cho thấy cơ thể đang bị viêm nhiễm hoặc gặp phải một số rối loạn về tim mạch. Do đó, những trường hợp cần được theo dõi tình trạng viêm nhiễm sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm này.
- Theo dõi các bệnh lý về gan tiến triển: Chất Fibrinogen do gan sản xuất. Ở những trường hợp bị xơ gan, định lượng Fibrinogen thường có xu hướng giảm. Do đó những trường hợp cần theo dõi bệnh lý về gan cũng cần được thực hiện xét nghiệm này thường xuyên.
Chỉ số Fibrinogen có thể giúp theo dõi bất thường về đông máu
- Thăm dò rối loạn đông máu khi bệnh nhân có hội chứng chảy máu: Các bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm Fibrinogen với những trường hợp cần theo dõi rối loạn đông máu. Đặc biệt là những người bệnh có dấu hiệu tắc nghẽn mạch máu, chảy quá nhiều máu,... Trong những trường hợp này, xét nghiệm xác định nồng độ Fibrinogen có thể giúp bác sĩ đánh giá về nguy cơ hình thành cục máu đông sau khi đã loại trừ những nguyên nhân có thể dẫn đến hình thành cục máu đông.
- Theo dõi điều trị tiêu fibrin: Phương pháp tiêu fibrin được dùng để điều trị bệnh huyết khối. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm Fibrinogen để đánh giá về hiệu quả quá trình tiêu fibrin và điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần thiết.
- Theo dõi bệnh đông máu rải rác nội mạch: Căn bệnh này hiếm gặp và có thể gây ra những hậu quả sức khỏe rất nghiêm trọng. Bệnh là sự đông máu bất thường trong lòng các mạch máu và gây ra những biến chứng rất nguy hiểm cho người bệnh. Các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm này kết hợp với các xét nghiệm đông máu khác để chẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
- Theo dõi sức khỏe khi mang thai: Các mẹ bầu cũng là nhóm đối tượng cần được thực hiện xét nghiệm Fibrinogen. Thông qua chỉ số kết quả của xét nghiệm này, bác sĩ có thể nhận biết mẹ bầu có rối loạn Fibrinogen di truyền không và từ đó kiểm soát và phòng ngừa nguy cơ rủi ro sau sinh.
- Khám sức khỏe tổng quát định kỳ: Xét nghiệm Fibrinogen là một phần quan trọng trong xét nghiệm đông máu cơ bản và cũng có thể được áp dụng để chẩn đoán cũng như theo dõi một số bệnh lý. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định xét nghiệm này đối với những người bệnh chuẩn bị phẫu thuật.
3. Nên xét nghiệm Fibrinogen ở đâu?
Hiện nay, xét nghiệm Fibrinogen là dịch vụ y tế phổ biến ở hầu hết các bệnh viện. Để đảm bảo có được kết quả chính xác, cần thực hiện theo đúng quy trình, từ khâu chuẩn bị, lấy mẫu máu, thực hiện phân tích xét nghiệm đến trả kết quả. Người bệnh cần tìm hiểu và lựa chọn thăm khám cũng như thực hiện xét nghiệm tại những cơ sở y tế uy tín.
Hiện tại Hệ thống Y tế MEDLATEC đang là một trong những địa chỉ y tế uy tín cung cấp các dịch vụ y tế chất lượng, các loại xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu.
MEDLATEC là địa chỉ xét nghiệm đáng tin cậy
Đội ngũ các bác sĩ của MEDLATEC có chuyên môn cao và luôn tận tâm với người bệnh. Một trong những ưu điểm lớn của MEDLATEC là sự đầu tư quy mô về hệ thống thiết bị xét nghiệm hiện đại, tự động. Đặc biệt, Trung tâm xét nghiệm của MEDLATEC đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022 và tiêu chuẩn CAP của Hội Bệnh học Hoa kỳ.
MEDLATEC cũng là một trong những đơn vị y tế tiên phong trong dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà. Do đó, nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian thăm khám, bạn có thể lựa chọn dịch vụ tiện lợi này của MEDLATEC.
Những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những đối tượng cần thực hiện xét nghiệm Fibrinogen và địa chỉ y tế uy tín thực hiện xét nghiệm này. Nếu có nhu cầu đặt lịch xét nghiệm tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56, để được các tổng đài viên của bệnh viện tư vấn cụ thể.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
