Tin tức

Chỉ số Kali trong máu và nguyên nhân khiến Kali máu tăng, giảm

Ngày 31/03/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Kali tham gia vào nhiều phản ứng trong cơ thể, hỗ trợ chức năng hoạt động của hàng loạt cơ quan. Xét nghiệm kiểm tra chỉ số Kali trong máu sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho phép bác sĩ chẩn đoán, theo dõi mức độ tiến triển khi điều trị của một số bệnh lý. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến sự tăng, giảm của chỉ số Kali?

1. Tìm hiểu về chỉ số Kali trong máu 

Trong môi trường nội bào, Kali giữ vai trò như một cation (ion dương). Theo tính toán, trong điều kiện bình thường, chế độ ăn hàng ngày cung cấp một lượng Kali khoảng 50-150mEq/ngày. Trong đó, phần lớn lượng Kali sau khi được dung nạp sẽ thẩm thấu tại đường tiêu hóa. 

Phần lớn Kali đều được hấp thụ tại đường tiêu hóa

Phần lớn Kali đều được hấp thụ tại đường tiêu hóa

Thận chính là cơ quan đảm nhận nhiệm vụ duy trì tình trạng hàng định nội môi của Kali trong cơ thể. Vai trò chính của Kali đối với cơ thể là trung hòa nước, điện giải và điều hòa áp lực thẩm thấu tế bào, hỗ trợ hoạt động của nhiều hệ cơ quan như hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu và cơ bắp. Bên cạnh đó, khoáng chất này còn tham gia vào quá trình duy trì điện thế màng, đảm bảo khả năng chịu kích thích của hệ thần kinh - cơ, điều hòa môi trường axit và bazơ, hạ huyết áp, bảo vệ xương,... 

Khi nồng độ Kali sụt giảm nghiêm trọng, cơ thể có nguy cơ bị rối loạn nhịp tim, thậm chí là tử vong. 

2. Nguyên nhân khiến chỉ số Kali trong máu tăng hoặc giảm bất thường 

Dư thừa hay thiếu hụt Kali không tốt cho sức khỏe. Sự tăng giảm bất thường của chỉ số Kali máu đến từ nhiều nguyên nhân. 

2.1. Trường hợp Kali trong máu tăng 

Tình trạng tăng Kali máu được ghi nhận khi lượng Kali máu cao hơn 5.2 mmol/L. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do ảnh hưởng của một số bệnh lý như suy thận cấp hoặc mạn tính, suy thượng thận, nhiễm toan cấp do đái tháo đường. Ngoài ra, lượng Kali trong máu tăng có thể đến từ một số nguyên nhân khác như: 

  • Tác dụng phụ của thuốc: Chẳng hạn như thuốc ngăn chặn thụ thể Angiotensin II, thuốc chẹn Beta. 
  • Tình trạng phá hủy mô nhiều và nhanh: hội chứng dập nát mô, tái hấp thu từ khối máu tụ, hóa trị liệu u, bỏng, sau phẫu thuật lớn.
  • Một số nguyên nhân khác: Cơ thể bị mất nước, lạm dụng sản phẩm bổ sung Kali dễ làm tăng Kali máu. 

Giập nát mô sau chấn thương là một trong nguyên nhân gây tăng Kali máu

Giập nát mô sau chấn thương là một trong nguyên nhân gây tăng Kali máu

Triệu chứng hay xuất hiện ở người bị tăng Kali máu là buồn nôn, mỏi cơ, mệt mỏi, nhịp tim rối loạn. 

2.2. Trường hợp Kali trong máu giảm 

Giảm Kali máu được ghi nhận khi lượng Kali máu thấp hơn 3.6 mmol/L. Trường hợp nồng độ Kali tụt xuống dưới mức 2.5 mmol/L, tính mạng của người bệnh có nguy cơ bị đe dọa. Nguyên nhân khiến nồng độ Kali máu giảm thường là do: 

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Lạm dụng thuốc lợi tiểu dễ khiến cơ thể mất nước. Người bị cao huyết áp, người mắc bệnh lý tim mạch sử dụng loại thuốc này cần thận trọng theo dõi biểu hiện, đi kiểm tra kịp thời. Ngoài ra, trong quá trình điều trị bằng thuốc corticoid liều cao, kháng sinh liều cao, các thuốc gây thiếu hụt magie, bệnh nhân đôi khi cũng bị giảm Kali máu. 
  • Tình trạng mất Kali qua một số bệnh lý thận: Do bệnh thận kẽ, nhiễm toan ống thận, khối u tăng tiết renin. Hay các bệnh nội tiết: cường aldosteron, hồng cầu cushing, cường tuyến giáp,...
  • Mất qua đường tiêu hóa: Do nôn , tiêu chảy,...
  • Chế độ ăn uống thiếu Kali: Lượng Kali trong cơ thể chủ yếu được bổ sung qua thực phẩm, đồ uống. Tình trạng thiếu hụt Kali có thể liên quan đến chế độ ăn uống hàng ngày.
  • Một số nguyên nhân khác: Giảm Kali máu còn đến từ nhiều nguyên nhân khác như lạm dụng rượu bia, tiết mồ hôi quá mức,...

Triệu chứng thường xuất hiện ở người bệnh lúc này là mệt mỏi, chuột rút, táo bón. 

Lạm dụng thuốc lợi tiểu dễ khiến Kali máu giảm

Lạm dụng thuốc lợi tiểu dễ khiến Kali máu giảm

3. Xét nghiệm kiểm tra Kali trong máu được chỉ định khi nào?

Xét nghiệm kiểm tra chỉ số Kali trong máu chủ yếu chỉ định cho những trường hợp dưới đây: 

  • Các bệnh nhân đang điều trị các bệnh lý liên quan như rối loạn nhịp tim, rối loạn chức năng thận, rối loạn tiêu hóa. Bệnh nhân đang theo dõi suy thận, nhiễm toan ceton do đái tháo đường,...
  • Bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc lợi tiểu, chạy thận nhân tạo cần kiểm tra Kali máu. 
  • Bệnh nhân bị huyết áp cao gặp vấn đề về thận, tuyến thượng thận. 
  • Bệnh nhân mắc hội chứng ly giải tế bào. 
  • Bệnh nhân đang áp dụng một số biện pháp điều trị ung thư khiến tế bào bị phá hủy. 

Bệnh nhân đang trong giai đoạn điều trị ung thư đôi khi sẽ được chỉ định xét nghiệm Kali

Bệnh nhân đang trong giai đoạn điều trị ung thư đôi khi sẽ được chỉ định xét nghiệm Kali 

Ngoài ra khi cần kiểm tra tác động của chế độ bổ sung dinh dưỡng, bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bệnh nhân làm xét nghiệm kiểm tra Kali máu. 

4. Yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm Kali trong máu

Xét nghiệm Kali trong máu thường bị ảnh hưởng bởi quá trình phá vỡ hồng cầu khiến một lượng lớn Kali được giải phóng. Trong nhiều trường hợp, kết quả xét nghiệm còn bị tác động bởi những yếu tố khác như:

  • Kỹ thuật lấy máu.
  • Bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu.
  • Khẩu phần ăn chứa nhiều Kali hoặc truyền Kali quá nhanh.
  • Do thuốc 
  • Thuốc gây tăng Kali như thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn beta giao cảm, ngộ độc digoxin,...
  • Thuốc giảm kali như thuốc lợi tiểu, vitamin b12, cam thảo,... 

Kết quả xét nghiệm Kali máu có thể bị ảnh hưởng bởi một số loại thuốc người bệnh đang dùng

Kết quả xét nghiệm Kali máu có thể bị ảnh hưởng bởi một số loại thuốc người bệnh đang dùng

Chính vì vậy trước khi lấy mẫu xét nghiệm, bệnh nhân phải thông báo tình trạng dùng thuốc, bệnh lý đang điều trị để bác sĩ nắm rõ. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn của đội ngũ kỹ thuật viên tại trung tâm xét nghiệm cũng ảnh hưởng đến kết quả phân tích. 

Vậy nên, xét nghiệm kiểm tra Kali cần được thực hiện tại cơ sở y tế đạt điều kiện tiêu chuẩn. Trung tâm Xét nghiệm thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, được cấp chứng chỉ CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ đủ điều kiện triển khai nhiều loại hình phân tích chuyên sâu, đáp ứng tốt yêu cầu của mọi khách hàng. 

Ngoài lấy mẫu xét nghiệm trực tiếp tại viện, MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi tiện lợi. Khách hàng khi đó có thể nhận kết quả phân tích, tư vấn qua email hoặc website, không tốn thời gian chờ đợi tại viện. 

Như vậy, có thể thấy chỉ số Kali trong máu cho biết nhiều điều về thể trạng sức khỏe. Thiếu hụt hay dư thừa Kali đều không tốt cho cơ thể. Loại khoáng chất này chủ yếu được bổ sung qua đường ăn uống. Trường hợp nhận thấy cơ thể biểu hiện dấu hiệu khác thường, bạn hãy đi khám để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn thêm. Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên hệ theo hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ