Tin tức

Điểm danh 8 tác dụng của Kali cho sức khỏe

Ngày 06/07/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Kali tham gia vào quá trình điều hòa chất lỏng trong cơ thể, hỗ trợ duy trì hoạt động của hệ thần kinh, ngăn ngừa loãng xương,... Bạn có thể bổ sung loại khoáng chất này thông qua một số loại thực phẩm. Trong phần chia sẻ sau, MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tác dụng của Kali.

1. Kali là gì?

Kali là một trong những loại khoáng chất chiếm tỉ lệ lớn trong cơ thể người, chủ yếu tập trung trong tế bào. Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy Kali trong cơ, xương, gan và hồng huyết cầu. 

Kali - khoáng chất chiếm tỷ lệ lớn trong cơ thể người

Kali - khoáng chất chiếm tỷ lệ lớn trong cơ thể người

Kali giữ vai trò như chất điện giải. Ở trong môi trường nước, chúng sẽ bị hòa tan thành dạng ion (có thể dẫn điện), ion Kali luôn mang điện tích (+). Nhờ dạng điện tích này, cơ thể chúng ta mới kiểm soát hiệu quả quá trình điều tiết cân bằng chất lỏng, hỗ trợ hoạt động dẫn truyền thần kinh, đồng thời giúp cơ bắp co thắt. 

2. Tác dụng của Kali đối với cơ thể

2.1. Cân bằng lượng chất lỏng

Nồng độ các chất điện giải như Kali, Natri tác động không nhỏ đến thể tích nước trong dịch nội bào, ngoại bào. Cụ thể, Kali giữ vai trò như chất điện giải chính tại dịch nội bào (ICF), giúp kiểm soát lượng nước trong từng tế bào. Trong khi đó, Natri lại là chất điện giải làm nhiệm vụ điều phối lượng nước bên ngoài dịch bào. 

Cân bằng chất lỏng trong cơ thể là một trong những tác dụng của kali

Cân bằng chất lỏng trong cơ thể là một trong những tác dụng của kali

Thông thường, khả năng thẩm thấu ở cả bên trong và bên ngoài tế bào luôn ở trạng thái cân bằng. Có nghĩa, ở điều kiện bình thường thì chất điện giải bên trong lẫn bên ngoài tế bào không bị chênh lệch. 

Thế nhưng, khi lượng nước trong tế bào thấp hơn, trạng thái cân bằng sẽ bị phá vỡ. Hệ quả là tế bào dễ bị co lại do nước có xu hướng giải phóng ra bên ngoài hoặc bị phồng lên. Thậm chí, tế bào có thể bị phá vỡ nếu lượng nước bên trong tăng quá cao. 

Mặt khác, khi thể tích chất lỏng bị mất cân bằng, biến đổi, cơ thể dễ bị mất nước. Khi đó, chức năng hoạt động của tim và thận đều bị ảnh hưởng. Vậy nên để hạn chế tình trạng mất cân bằng chất lỏng, cơ thể cần bổ sung đủ lượng chất điện giải. 

2.2. Giúp đảm bảo hoạt động của hệ thần kinh ổn định

Chức năng chính của hệ thần kinh là truyền thông điệp giữa não bộ và các hệ cơ quan trong cơ thể. Theo đó, các thông điệp này được truyền đi theo dạng xung thần kinh, giúp điều phối hoạt động của hệ cơ, phản xạ của cơ thể, nhịp tim, cùng hàng loạt chức năng khác. 

Kali giúp duy trì hoạt động ổn định của hệ thần kinh

Kali giúp duy trì hoạt động ổn định của hệ thần kinh

Hệ thống xung thần kinh hình thành từ hoạt động của các dòng ion Natri (dịch chuyển vào tế bào) và ion Kali (dịch chuyển ra khỏi tế bào). Sự dịch chuyển trái ngược giữa 2 ion này giúp điều chỉnh điện áp trong từng tế bào, đồng thời tham gia kích hoạt xung thần kinh. 

Tóm lại, sự thay đổi của nồng độ Kali trong máu (Kali giảm) luôn tác động trực tiếp đến quá trình tạo xung thần kinh. 

2.3. Điều hòa hệ cơ và tim mạch

Hệ cơ bắp và tim có thể co thắt là nhờ sự điều phối của hệ thần kinh. Thế nhưng nếu nồng độ Kali trong máu thay đổi, quá trình truyền tín hiệu thần kinh sẽ bị ảnh hưởng, khiến cơ bắp co thắt kém đi. 

Hỗ trợ hoạt động của tim mạch là tác dụng của Kali

Hỗ trợ hoạt động của tim mạch là tác dụng của Kali

Ngoài ra, Kali còn giúp duy trì nhịp tim ổn định nhờ quá trình dịch chuyển trong và ngoài tế bào. Nồng độ Kali tăng cao là một trong những nguyên nhân khiến tim bị giãn, yếu đi, nhịp tim rối loạn. Trường hợp nồng độ Kali giảm xuống quá thấp, nhịp tim cũng thay đổi bất thường. 

Nói chung, hoạt động của nhịp tim luôn ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều hệ cơ quan. Quá trình vận chuyển máu lên não, hoạt động của cơ bắp và các hệ cơ quan khác trong cơ thể không thể diễn ra bình thường trước sự tăng giảm bất thường của nồng độ Kali, tác động đến hoạt động của tim. 

2.4. Ngăn ngừa loãng xương

Xương của người bị loãng xương thường rỗng và xốp. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này là do thiếu hụt Canxi. Người ta đã chứng minh được rằng Kali có khả năng phòng chống loãng xương thông qua cơ chế giảm đào thải Canxi qua đường bài tiết nước tiểu. 

2.5. Phòng đột quỵ

Tình trạng đột quỵ xuất hiện khi não bộ bị thiếu máu đột ngột. Để phòng ngừa đột quỵ, bạn nên bổ sung lượng Kali vừa phải. 

2.6. Hạ huyết áp

Lượng Natri dư thừa khiến cơ thể có xu hướng giữ muối và tích nước. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng huyết áp tăng. Kali giúp làm giảm lượng Natri tồn dư. Vậy nên, nếu bị cao huyết áp, bạn nên tích cực bổ sung các thực phẩm giàu Kali. 

2.7. Ngăn ngừa hình thành sỏi thận

Sỏi thận có xu hướng tỉnh thành khi nước tiểu bị cô đặc. Khoáng chất Canxi là thành phần được tìm thấy trong sỏi thận. Kali được cho là có khả năng làm giảm lượng Canxi trong nước tiểu, giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. 

2.8. Hạn chế tình trạng tích nước

Cơ thể thường rơi vào trạng thái tích nước do sự dư thừa của chất lỏng. Kali có khả năng cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể, làm giảm tình trạng tích nước. Cụ thể khi cung cấp một lượng Kali vừa đủ, cơ thể sẽ tăng bài tiết nước tiểu, giảm Natri. 

3. Dư thừa Kali có ảnh hưởng gì đến cơ thể không?

Thừa hay thiếu Kali đều ảnh hưởng không tốt đến cơ thể. Theo đó nếu nồng độ Kali trong máu tăng cao, cơ thể thường xuất hiện những triệu chứng như buồn nôn, đi ngoài ra phân lỏng, nhịp tim tăng, đầu ngón tay và đầu ngón chân bị sưng,... Thậm chí, tình trạng dư thừa Kali có thể làm tim ngừng đập, dẫn đến tử vong. 

Nguyên nhân dẫn đến thừa Kali chủ yếu là do chấn thương, cơ thể bị bỏng, bệnh lý ung thư, cơ thể vừa trải qua phẫu thuật,... Khi đó, Kali trong tế bào sẽ xâm nhập vào máu gây tình trạng dư thừa. Ngoài ra, người mắc bệnh lý về thận, không thể duy trì chức năng đào thải Kali cũng hay bị dư thừa Kali. 

4. Những loại thực phẩm giàu Kali

Để hạn chế tình trạng thiếu hụt Kali, ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn có thể bổ sung loại khoáng chất này thông qua một số nhóm thực phẩm như:

  • Các loại trái cây: Cam, chuối, bơ, dưa hấu,... Ngoài ra, những loại trái cây sấy khô như nho khô, mận khô cũng rất giàu Kali. 
  • Rau củ: Chẳng hạn như bông cải xanh, rau chân vịt, khoai lang, khoai tây, củ cải. 
  • Sản phẩm từ sữa: Sữa tươi, sữa chua. 
  • Một số loại hải sản: Cá hồi, cá tuyết, cá bơn, ngao, nghêu. 
  • Các loại đậu: Chẳng hạn như đậu Hà Lan, đậu đen, đậu nành. 
  • Những loại thực phẩm khác: Ngô, gạo, ngũ cốc, thịt bò, thịt heo nạc, nấm. 

Sữa chua và sữa tươi rất giàu Kali

Sữa chua và sữa tươi rất giàu Kali

MEDLATEC vừa giúp bạn phân tích một vài tác dụng của Kali đối với cơ thể. Loại khoáng chất này dễ dàng được bổ sung qua đường ăn uống. Thiếu hụt hay dư thừa Kali, đều không tốt cho cơ thể. Nói chung, nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường về sức khỏe, muốn đặt lịch khám hoặc cần tư vấn dinh dưỡng, Quý khách có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.