Tin tức
Chỉ số LYM trong xét nghiệm máu là gì? Lưu ý khi làm xét nghiệm
- 25/09/2024 | Bạn có biết: MCV trong xét nghiệm máu là gì?
- 25/09/2024 | Giải đáp chi tiết chỉ số EOS trong xét nghiệm máu là gì?
- 02/10/2024 | WBC trong xét nghiệm máu là gì, quan trọng như thế nào?
- 07/10/2024 | MONO trong xét nghiệm máu là gì? Chỉ số này thay đổi cảnh báo bệnh lý gì?
- 10/10/2024 | HgB trong xét nghiệm máu là gì và những điều có thể bạn chưa biết
1. Chỉ số LYM trong xét nghiệm máu là gì?
LYM hay Lymphocytes được hiểu là chỉ số thể hiện số lượng bạch cầu Lympho trong máu. Loại tế bào máu này rất cần thiết cho hệ miễn dịch. Cụ thể, tế bào bạch cầu sẽ giúp củng cố chức năng hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại vi khuẩn, ký sinh trùng và nhiều tác nhân gây bệnh khác.
Chỉ số LYM - chỉ số quan trọng cho biết lượng bạch cầu Lympho trong máu
Xét về phần phân loại, tế bào bạch cầu Lympho gồm 2 loại cơ bản, cụ thể:
- Tế bào bạch cầu Lympho T: Là thành phần quan trọng tham gia vào nhiều phản ứng trong hệ miễn dịch. Loại tế bào này có khả năng nhận dạng và loại bỏ tế bào đã bị nhiễm virus, tế bào gây ung thư, tế bào chứa mầm mống gây bệnh truyền nhiễm.
- Tế bào bạch cầu Lympho B: Tham gia vào quá trình tạo kháng thể nhận dạng, tiêu diệt nhiều loại virus, vi khuẩn cùng những tác nhân gây bệnh khác.
Thông qua chỉ số LYM trong máu, bác sĩ có thể biết khá chính xác số lượng cũng như tỉ lệ LYM trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Nhìn chung, chỉ số này sẽ giúp bác sĩ đánh giá chức năng hệ miễn dịch, cũng như tình trạng sức khỏe của cơ thể.
2. Sự tăng hoặc giảm của chỉ số LYM trong xét nghiệm máu là gì?
2.1. Khi chỉ số LYM tăng
Khi chỉ số LYM trong máu tăng, đây là dấu hiệu cho thấy lượng bạch cầu Lympho trong máu cao hơn ngưỡng trung bình. Trong phần lớn các trường hợp, lượng bạch cầu Lympho tăng thường là phản ứng tạm thời khi cơ thể bị viêm nhiễm.
Chảy máu cam - một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể bị thừa bạch cầu Lympho
Tuy nhiên cũng có trường hợp, LYM tăng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc một vài bệnh lý do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn như bệnh ho gà, bệnh ho lao, viêm gan virus, bệnh cường giáp.
Nếu như nhận thấy cơ thể xuất hiện một vài triệu chứng lạ như lên cơn sốt, thường xuyên mệt mỏi, các vết bầm tím trên người, chảy máu cam,... bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám.
2.2. Khi chỉ số LYM giảm
Thông thường, khi chỉ số LYM giảm là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị mất tế bào bạch cầu Lympho. Khi đó, cơ thể sẽ xuất hiện một vài triệu chứng như cảm lạnh, căng thẳng, ốm yếu do suy dinh dưỡng, dễ gặp phải tác dụng phụ khi dùng thuốc.
Chỉ số LYM người bị viêm gan có xu hướng thấp hơn bình thường
Thậm chí, chỉ số LYM thấp còn là tín hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng như viêm gan, HIV/AIDS,...
3. Các trường hợp được chỉ định làm xét nghiệm kiểm LYM trong máu
Như vậy, bạn đọc đã phần nào hiểu về chỉ số LYM trong xét nghiệm máu là gì. Có thể thấy, chỉ số LYM tăng hay giảm quá ngưỡng trung bình đều không thể chủ quan và có một số trường hợp sẽ được bác sĩ yêu cầu xét nghiệm kiểm tra lượng bạch cầu Lympho trong máu sau khi đã thăm khám lâm sàng, cụ thể như:
- Khi cần đánh giá khả năng miễn dịch: Tế bào bạch cầu Lympho là thành phần quan trọng tham gia vào hoạt động của hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus và những yếu tố gây bệnh khác. Thông qua chỉ số LYM, bác sĩ có thể đánh giá khả năng miễn dịch của cơ thể, tư vấn phác đồ điều trị và biện pháp phòng bệnh phù hợp.
- Khi cần chẩn đoán bệnh lý: Sự tăng hoặc giảm tế bào Lympho thường là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý cơ thể đang mắc phải. Đặc biệt là bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch. Dựa vào chỉ số LYM trong xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ phần nào đưa ra được chẩn đoán, tư vấn phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.
- Khi cần kiểm tra mức độ tiến triển trong điều trị: Trong quá trình điều trị một số bệnh lý, bệnh nhân thường được yêu cầu làm xét nghiệm kiểm tra chỉ số LYM. Thông qua chỉ số này, bác sĩ có thể phần nào đánh giá mức độ tiến triển, khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh.
- Được chỉ định cùng các xét nghiệm khác: Xét nghiệm kiểm tra chỉ số LYM thường được chỉ định cùng những xét nghiệm đánh giá chỉ số huyết học khác. Ví dụ như xét nghiệm kiểm tra chỉ số bạch cầu.
Xét nghiệm kiểm tra chỉ số LYM có thể được chỉ định cùng nhiều xét nghiệm khác
4. Một vài lưu ý trước khi làm xét nghiệm máu
Trước khi làm xét nghiệm kiểm tra chỉ số LYM, bạn nên ghi nhớ những lưu ý quan trọng dưới đây:
- Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế về thời gian ăn uống trước khi được lấy mẫu xét nghiệm.
- Trường hợp đang dùng thuốc trị bệnh, thực phẩm chức năng, bạn cần thông báo cho bác sĩ. Vì thành phần trong nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
- Không tiêu thụ những chất dễ gây kích thích như rượu, bia trước thời điểm lấy mẫu xét nghiệm để kết quả đảm bảo tính chuẩn xác.
Bạn nên thông báo cho bác sĩ biết những loại thuốc đang sử dụng
Ngay khi nhận thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng khác lạ, nghi ngờ vừa hoặc thiếu bạch cầu Lympho, bạn tuyệt đối không chủ quan mà hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra, chỉ định xét nghiệm phù hợp.
5. Nên làm xét nghiệm kiểm tra chỉ số LYM trong máu ở đâu?
Nếu băn khoăn chưa biết nên làm xét nghiệm LYM ở đâu, bạn có thể tham khảo và lựa chọn dịch vụ của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Đây là đơn vị y tế uy tín với gần 30 năm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
MEDLATEC quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ và nhân viên y tế giỏi. Đồng thời, Trung tâm Xét nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, được Hội Bệnh học Hoa Kỳ trao tặng chứng chỉ CAP cũng là một trong những ưu điểm vượt trội của đơn vị này. Nếu không có thời gian đến trực tiếp viện để thăm khám và làm xét nghiệm, Quý khách có thể lựa chọn dịch vụ lấy mẫu tại nhà tiện lợi và chất lượng của MEDLATEC.
Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC tiện lợi, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian do không phải chờ đợi lâu như thăm khám tại viện
Từ một vài chia sẻ trong bài viết, hy vọng bạn đọc đã hiểu chỉ số LYM trong xét nghiệm máu là gì. Nếu cần đặt lịch khám, xét nghiệm, Quý khách vui lòng gọi vào số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!