Tin tức

Chỉ số tiểu đường là gì? Khi nào bạn cần lưu ý về chỉ số tiểu đường?

Ngày 17/06/2024
Tiểu đường là bệnh lý mạn tính, có thể gây suy giảm sức khỏe, thậm chí đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân. Người bệnh cần chủ động theo dõi và kiểm soát chỉ số tiểu đường ở mức ổn định. Bài viết này của MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về chỉ số đường huyết cũng như cách duy trì chỉ số này ở mức độ ổn định.

1. Chỉ số tiểu đường là gì?

Chỉ số tiểu đường hay còn được gọi là chỉ số đường huyết - Glycemic Index (GI), là nồng độ glucose trong máu. Chỉ số này được tính theo đơn vị mmol/l, cũng có thể là mg/dl. Điểm đặc trưng của chỉ số đường huyết là sự thay đổi liên tục, chỉ số này thay đổi theo từng phút, từng giờ và phụ thuộc khá nhiều vào chế độ ăn uống, sinh hoạt của mỗi người.

Chỉ số tiểu đường thể hiện nồng độ glucose trong máu

Nếu chỉ số glucose trong máu tăng quá cao, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đây là căn bệnh mạn tính nguy hiểm, có thể để lại nhiều biến chứng đối với các cơ quan khác trong cơ thể như thận, tim,...

Người bị chẩn đoán mắc đái tháo đường cần theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên nhằm kiểm soát tình trạng bệnh, ngăn ngừa biến chứng xấu xảy ra.

2. Chỉ số đường huyết ở người bình thường và bệnh nhân tiểu đường là bao nhiêu?

Vậy chỉ số tiểu đường ở bệnh nhân và người bình thường khác nhau như thế nào?

Cơ thể chúng ta cần một lượng glucose trong máu nhất định để duy trì hoạt động hàng ngày, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tùy vào từng thời điểm, chỉ số đường huyết có thể thay đổi khác nhau như:

  • Khi đói, chỉ số đường huyết của người khỏe mạnh là: 90 - 100,8mg/dl (tương đương với 5 - 5,6 mmol/l).
  • Sau khi ăn tầm 1 - 2 tiếng đồng hồ, chỉ số đường huyết của người khỏe mạnh dưới ngưỡng 180 mg/dl (nhỏ hơn 10 mmol/l).
  • Trước khi đi ngủ, chỉ số đường huyết của người khỏe mạnh từ 100 - 150 mg/l (tương đương từ 6 - 8,3 mmol/l).

Nhiều người thường thắc mắc rằng chỉ số đường huyết bao nhiêu là cao 

Ở bệnh nhân đái tháo đường, chỉ số tiểu đường sẽ tăng cao hơn so với bình thường, cụ thể như sau:

  • Chỉ số GI khi đói có thể cao hơn 126mg/dl (7 mmol/l), đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường đang diễn biến nghiêm trọng. Bệnh nhân cần được theo dõi và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Chỉ số GI khi đói nằm trong ngưỡng từ 102,6 - 126mg/dl (tương đương 5,7 - 7 mmol/l) là dấu hiệu thường gặp ở người có nguy cơ mắc tiểu đường. Tốt nhất, khi phát hiện chỉ số glucose trong máu tăng cao đột ngột, các bạn nên đi khám để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn cách ăn uống, sinh hoạt điều độ, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh.

3. Nguyên nhân nào khiến chỉ số tiểu đường tăng cao?

Một trong những câu hỏi được quan tâm hàng đầu là: nguyên nhân nào khiến chỉ số tiểu đường tăng cao? Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân làm cho chỉ số GI tăng cao.

Một trong những nguyên nhân chính khiến chỉ số glucose trong máu tăng cao là do thói quen ăn uống kém lành mạnh. Tình trạng đái tháo đường chủ yếu xảy ra ở người thừa cân, béo phì, các bạn ít vận động.

Béo phì là nguyên nhân hàng đầu gây đái tháo đường.

Chỉ số GI cũng có thể tăng cao do gen di truyền. Tức là nếu gia đình bạn có người mắc bệnh đái tháo đường, các thành viên khác cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Chính vì thế, các bạn nên chủ động theo dõi sức khỏe, đi khám định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh, điều trị ngay từ những giai đoạn đầu.

Bác sĩ cho biết chỉ số đường huyết tăng cũng có thể do một số yếu tố khác như: huyết áp, tuổi tác hoặc lượng cholesterol tăng cao,… Chúng ta cần nắm được nguyên nhân khiến chỉ số tiểu đường tăng cao, từ đó có kế hoạch chăm sóc, điều trị phù hợp nhất.

4. Dấu hiệu thường gặp khi chỉ số đường huyết tăng

Chỉ số đường huyết tăng cao đồng nghĩa với việc bạn phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Vậy những dấu hiệu nào thường gặp ở bệnh đái tháo đường? Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân thường có các triệu chứng như: thường xuyên đi tiểu tiện, hay cảm thấy khát nước, hay bị khô miệng hoặc ngứa ngáy ngoài da, mắt nhìn mờ hơn so với bình thường…

Cụ thể, bệnh nhân thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, bởi vì lượng glucose trong máu quá cao, trong khi cơ thể không kịp sản xuất insulin để hấp thụ glucose. Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường có đi tiểu tiện với tần suất dày đặc hơn so với người bình thường. Bác sĩ cho biết, tình trạng này xảy ra do thận hoạt động kém hiệu quả, lượng nước tiểu được tạo ra nhiều hơn. Chính vì đi tiểu tiện quá nhiều, người bệnh sẽ cảm thấy khát nước suốt cả ngày dài, khô miệng và ngứa ngáy ngoài da.

Bệnh nhân tiểu đường đối mặt với triệu chứng nào?

Khi chỉ số tiểu đường tăng cao và gây bệnh đái tháo đường, bệnh nhân nhìn mờ hơn bình thường. Nguyên nhân là do lượng chất lỏng trong cơ thể thay đổi đột ngột, thủy tinh thể có dấu hiệu sưng và ảnh hưởng trực tiếp tới thị lực.

Bước sang những giai đoạn sau, triệu chứng bệnh tiểu đường càng trở nên nghiêm trọng, ví dụ như: tê bì chân tay, dễ bị nhiễm trùng ngoài da, nhiễm nấm, các vết thương lâu lành, sụt cân mất kiểm soát, hay cảm thấy buồn nôn,…

5. Kinh nghiệm giúp kiểm soát chỉ số tiểu đường hiệu quả

Như vậy việc kiểm soát chỉ số tiểu đường ở mức độ ổn định là điều cần thiết, đặc biệt đối với bệnh nhân đái tháo đường. Bác sĩ thường khuyến khích chúng ta duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh nhằm duy trì chỉ số đường huyết.

Về chế độ ăn uống, chúng ta nên ưu tiên bổ sung thực phẩm màu đỏ, màu xanh, bởi vì chúng có nhiều anthocyanins, hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả. Một số gợi ý dành cho bạn là: dâu, nho hoặc các loại quả mọng,… Đồng thời, thói quen uống sữa mỗi ngày cũng góp phần hạn chế nguy cơ hình thành kháng insulin. Lưu ý: nên sử dụng sữa không đường để bảo vệ sức khỏe. 

Tốt nhất, bệnh nhân nên tìm hiểu và xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, kết hợp ăn đủ và cân bằng các dưỡng chất: protein, tinh bột, chất béo và vitamin, chất xơ… Lưu ý, chúng ta tuyệt đối không được duy trì thói quen bỏ bữa, nhất là bữa sáng.


Người bệnh được khuyến khích uống sữa hàng ngày.

Song song với chế độ ăn uống khoa học, bệnh nhân nên dành thời gian luyện tập thể thao, khoảng 30 phút mỗi ngày. Như vậy sức khỏe sẽ được cải thiện đáng kể, diễn biến bệnh đái tháo đường được kiểm soát tốt hơn.

Ngoài ra, tùy vào tình trạng sức khỏe, bệnh nhân sẽ được chỉ định tiêm insulin hoặc dùng thuốc hạ đường huyết theo hướng dẫn của bác sĩ. Lưu ý khi dùng thuốc, chúng ta không tự tiện thay đổi liều lượng, tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn xảy ra.

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về chỉ số tiểu đường, đồng thời biết cách chăm sóc sức khỏe, sinh hoạt điều độ để kiểm soát tốt chỉ số này. Nếu duy trì chỉ số GI ở mức độ ổn định, bệnh đái tháo đường sẽ không biến chứng nguy hiểm. 

Quan trọng hơn, bạn nên tìm đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám sức khỏe và theo dõi chỉ số tiểu đường định kỳ. Một cơ sở bạn có thể lựa chọn là chuyên khoa Nội tiết thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Tại MEDLATEC, ngoài việc xét nghiệm chỉ số đường huyết tại viện, bạn có thể lựa chọn dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi kiểm tra đường huyết tiện lợi. Để đặt lịch khám hoặc lịch xét nghiệm tại nhà, Quý khách vui lòng gọi đến hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ 24/7. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ