Tin tức
Chưa đến kỳ kinh nhưng ra máu hồng có nguyên nhân do đâu?
- 30/05/2022 | Chị em cần lưu ý những loại thuốc không nên uống khi có kinh nguyệt
- 03/03/2022 | Liệu vaccine phòng COVID-19 có ảnh hưởng tới kinh nguyệt không?
- 27/04/2022 | Điểm mặt 4 dấu hiệu có kinh nguyệt thường gặp ở phụ nữ
1. Nguyên nhân gây ra máu khi chưa đến kỳ kinh nguyệt
Khí hư bình thường có màu trắng đục hoặc trong, có thể vàng nhạt hoặc dai như lòng trắng trứng gà tùy từng thời điểm trong chu kỳ kinh nguyệt. Khi âm đạo ra dịch màu hồng nhạt hoặc đỏ nghĩa là có chứa huyết sắc tố, thường chỉ xuất hiện khi phụ nữ hành kinh.
Xuất huyết khi chưa đến kỳ kinh có thể do nhiều nguyên nhân
Tuy nhiên nếu chưa đến kỳ hành kinh bị ra máu âm đạo thì cần chú ý một số nguyên nhân sau:
1.1. Rối loạn kinh nguyệt
Số ngày trong chu kỳ kinh nguyệt thường không cố định, một số người bị rối loạn kinh nguyệt sẽ có nhiều chu kỳ ngắn hoặc dài hơn bình thường. Dịch âm đạo chứa lượng nhỏ máu xuất hiện sớm có thể báo hiệu thời điểm kỳ kinh bắt đầu, sau đó máu kinh sẽ xuất hiện nhiều hơn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt như: tâm lý căng thẳng, cân nặng, tuổi mãn kinh,... Đều tình trạng này xảy ra thường xuyên khiến bạn không thể tính toán chu kỳ kinh nguyệt hoặc khó có thai, hãy đi khám để tìm nguyên nhân.
1.2. Ra máu do dùng biện pháp tránh thai
Một số trường hợp chị em mới bắt đầu dùng phương pháp tránh thai nội tiết gây mất cân bằng estrogen trong cơ thể dẫn đến dịch tiết âm đạo màu hồng nhạt hoặc xuất hiện đốm máu. Đa phần trường hợp này không nguy hiểm nhưng chị em vẫn cần theo dõi thêm, đồng thời ngưng sử dụng thuốc tránh thai và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Dùng biện pháp tránh thai nội tiết có thể gây ra máu hồng
1.3. Ra máu do quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục mạnh bạo hoặc chấn thương xảy ra ở gần vùng kín có thể gây chảy máu bên trong, sau đó máu theo dịch âm đạo đẩy ra ngoài. Nếu tổn thương nhẹ, bạn không gặp quá nhiều đau đớn thì cần tự theo dõi tại nhà, nếu chảy quá nhiều máu âm đạo thì cần đi khám sớm.
1.4. Ra máu báo thai
Quá trình làm tổ khi trứng đã được thụ tinh, di chuyển đến thành tử cung để tạo thành tổ ở nội mạc tử cung cũng thường gây tình trạng chảy máu nhẹ, mẹ sẽ thấy có khí hư màu hồng. Tình trạng này thường xuất hiện từ 10 - 14 ngày kể từ khi thụ tinh thành công.
Nếu bạn quan hệ tình dục không dùng biện pháp bảo vệ, xuất hiện dịch tiết màu hồng trong khoảng thời gian nghi ngờ này thì nên tự thử thai tại nhà. Ngoài ra, có thể kiểm tra thêm các dấu hiệu mang thai sớm khác như: ốm nghén, đau ngực, đi tiểu thường xuyên, cơ thể mệt mỏi, thèm ăn hoặc chán ăn,...
1.5. U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là dạng u lành tính, phát triển trong buồng trứng có thể tự biến mất hoặc phát triển lớn dần. U nang buồng trứng có thể gây rối loạn kinh nguyệt, gây chảy máu bất thường ở âm đạo.
Ra máu hồng chưa đến kỳ kinh có thể do thai ngoài tử cung
1.6. Thai ngoài tử cung
Nếu đang nghi ngờ có thai nhưng dấu hiệu ra máu âm đạo, đau vùng bụng dưới,... thì cần kiểm tra, có thể đây là dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Các trường hợp này cần được xử lý sớm, nếu thai tiếp tục phát triển lớn có thể vỡ và đe dọa đến tính mạng của mẹ.
1.7. Chảy máu âm đạo là dấu hiệu sảy thai
Nếu thai nhỏ bị sảy thai, sản phụ sẽ thấy các dấu hiệu như: xuất huyết âm đạo nhiều hoặc lượng nhỏ một, có mô thai hoặc kinh nguyệt giống như cục máu đông thoát ra ngoài, đau âm ỉ vùng bụng dưới, dịch tiết âm đạo màu nâu, chóng mặt, mất máu,...
1.8. Viêm nhiễm vùng kín
Các bệnh viêm nhiễm vùng kín như viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm âm đạo, bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục,... có thể khiến âm đạo, cổ tử cung,... bị tổn thương. Hậu quả là dịch âm đạo bất thường cả về màu sắc và mùi, đôi khí có lẫn máu màu đỏ hoặc hồng tươi.
Viêm nhiễm vùng kín có thể gây chảy máu ra ngoài cùng dịch tiết
Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến dịch âm đạo màu hồng dù chưa đến chu kỳ kinh nguyệt. Chị em phụ nữ cần theo dõi thêm dấu hiệu này, kiểm tra máu có chảy nhiều không, có đi kèm triệu chứng bất thường khác không?... Nếu nghi ngờ do nguyên nhân bệnh lý, cần sớm đi khám để điều trị tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
2. Xử lý thế nào khi chưa đến kỳ kinh nhưng ra máu hồng?
Khi chưa đến kỳ kinh nhưng ra máu hồng nghi ngờ do nguyên nhân bệnh lý, bệnh nhân cần phối hợp cung cấp thông tin với bác sĩ để chẩn đoán bệnh dễ dàng hơn. Một số thông tin cần thiết bao gồm:
-
Chảy máu âm đạo xuất hiện như thế nào, tần suất bao nhiêu, lượng máu có nhiều hay không?
-
Tiền sử bệnh lý liên quan.
-
Đã từng phẫu thuật tử cung hay âm đạo hay chưa?
-
Chu kỳ kinh nguyệt có đều hay không? Chu kỳ gần nhất khi nào?
-
Có dấu hiệu bất thường khác như đau tức bụng, quan hệ tình dục không an toàn, khí hư bất thường,...
Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thử thai nếu nghi ngờ ra máu hồng là dấu hiệu sớm của mang thai. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục là nguyên nhân phổ biến gây xuất huyết âm đạo, xét nghiệm chẩn đoán sẽ được yêu cầu.
Cần theo dõi và đi khám nếu dấu hiệu ra máu trước kỳ kinh bất thường
Dựa trên nguyên nhân gây chảy máu hồng khi chưa đến kỳ kinh, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên hoặc điều trị bệnh nếu cần thiết. Bạn không nên quá lo lắng, căng thẳng khiến sức khỏe giảm sút, hầu hết trường hợp ra khí hư có máu không quá nguy hiểm.
Chưa đến kỳ kinh nhưng ra máu hồng có thể do nhiều nguyên nhân. Khi gặp hiện tượng này, bạn nên đi thăm khám để được các bác sĩ chẩn đoán cụ thể và điều trị kịp thời nếu do bệnh lý. Hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!