Tin tức
Chức năng của gan: Các chức năng chính và xét nghiệm kiểm tra
- 03/11/2024 | Nóng gan uống gì để cải thiện sức khoẻ và các lưu ý khi sử dụng
- 03/11/2024 | Hemangioma gan là gì? Cách chẩn đoán và điều trị
- 04/11/2024 | Cập nhật báo giá chích ngừa viêm gan B bao nhiêu tiền
- 14/11/2024 | Các thuốc giải độc gan phổ biến được nhiều người tin dùng
- 18/11/2024 | Bị nóng gan nổi mẩn ngứa phải làm sao để cải thiện?
1. Vị trí, kích thước và khối lượng của gan trong cơ thể
Ở người, gan nằm ở vị trí phía bên phải cơ thể. Cụ thể là nằm dưới xương sườn, phía bên phải của dạ dày và bên trên túi mật. Tuy nhiên với trường hợp đảo nghịch phủ tạng, bộ phận này có thể nằm ở vị trí bên trái.
Gan thường nằm ở vị trí bên phải của cơ thể
Khối lượng trung bình của gan vào khoảng 1.500gr, chiều dài xấp xỉ 15cm. Tuy vậy phụ thuộc theo thể trạng cơ thể của từng người, khối lượng và kích thước của gan sẽ thay đổi đôi chút. Trong đó, phạm vi tham chiếu cho nam giới và nữ giới là:
- Khối lượng gan ở nam giới: Dao động trong khoảng 970gr đến 1.860gr.
- Khối lượng gan ở nữ giới: Dao động trong khoảng 600gr đến 1.770gr.
2. Tìm hiểu chức năng của gan
2.1. Chuyển hóa các chất
Gan là bộ phận lưu trữ Carbohydrate theo dạng Glycogen. Tại đây, chúng được chuyển hóa thành Glucose phục vụ trong trường hợp cơ thể cần hấp thụ vào máu, giúp trung hòa đường huyết, duy trì các hoạt động.
Chức năng chính của gan là chuyển hóa các chất, duy trì hoạt động của cơ thể
Bên cạnh đó, gan còn tham gia vào quá trình chuyển hóa Protein, Lipid giúp cơ thể hoạt động bình thường.
2.2. Bài tiết
Bên cạnh chức năng chuyển hóa, gan cũng là cơ quan thực hiện nhiệm vụ tổng hợp và bài tiết chất có nguồn gốc nội bào và ngoại bào đến đường mật, nước tiểu. Theo đó, ở cơ thể người trưởng thành, gan có khả năng tổng hợp 3 lít mật mỗi ngày, tương ứng với đó là lượng bài tiết trung bình 1 lít mỗi ngày.
2.3. Thải độc
Một trong những chức năng quan trọng nhất của gan là thải độc. Theo đó, chất độc nội sinh và ngoại sinh đều tích tụ trong gan. Tại đây, chúng lần lượt được chuyển hóa thành chất không độc, sau đó đào thải ra ngoài cơ thể theo 2 hướng, bao gồm:
- Cố định thải trừ: Chất độc chuyển đến gan lần lượt được giữ lại, tiếp tục đào thải nguyên dạng thông qua đường mật. Trong đó, muối gốc kim loại nặng và nhiều chất màu khác thường được đào thải theo cơ chế này.
- Thải độc theo cơ chế hóa học: Đây là cơ chế thải độc chủ yếu và giữ vai trò trọng tâm của gan. Cụ thể, chất độc tại gan sẽ được biến đổi thành dạng chất không độc, có khả năng tan trong nước rồi đào thải ra ngoài.
Thải độc - một trong những chức năng của gan
3. Các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan phổ biến
Để kiểm tra chức năng gan, bác sĩ cần chỉ định cho người bệnh làm một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm kiểm tra nồng độ ALT: ALT ở đây thực chất là một dạng enzym tổng hợp bởi gan. Chức năng chính của loại enzym này là tham gia vào hoạt động cắt đoạn chuỗi Protein. Sự hiện diện của ALT trong máu được xem như dấu hiệu cảnh báo tình trạng tổn thương gan gây ra bởi sự tấn công của virus, nhiễm độc, tác động của rượu gây viêm gan.
- Xét nghiệm kiểm tra nồng độ AST: Sự hiện diện của AST trong máu là dấu hiệu cảnh báo tình trạng tổn thương gan, bệnh lý về gan. Kỹ thuật xét nghiệm này thường được chỉ định khi người bệnh có dấu hiệu bị suy gan hoặc mắc bệnh lý khác.
- Xét nghiệm kiểm tra nồng độ ALP: Enzyme ALP tồn tại trong gan, xương, ống mật. Nồng độ ALP tăng là dấu hiệu của tình trạng suy giảm chức năng gan, tắc mật hoặc một số bệnh lý về xương.
- Xét nghiệm kiểm tra nồng độ Albumin và Globulin: Cả Albumin và Globulin đều là hai dạng Protein tổng hợp bởi gan, vận chuyển đến máu. Sự sụt giảm của hai loại Protein này được xem như triệu chứng cảnh báo tình trạng suy yếu của chức năng gan.
- Xét nghiệm kiểm tra nồng độ Bilirubin: Khi tế bào hồng cầu bị phá hủy, Bilirubin cũng đồng thời giải phóng. Tiếp theo, gan phải làm nhiệm vụ xử lý Bilirubin. Nếu chức năng gan suy giảm, Bilirubin sẽ dần bị tích tụ gây hiện tượng vàng da, vàng mắt.
- Xét nghiệm kiểm tra GGT: Hỗ trợ chẩn đoán tổn thương gan hoặc tổn thương ống thận.
- Xét nghiệm LD: Nồng độ enzyme LD tăng là một trong những dấu hiệu cho thấy gan bị tổn thương.
- Xét nghiệm kiểm tra thời gian đông máu PT: Dựa vào thời gian đông máu PT, bác sĩ cũng có thể phần nào đánh giá mức độ tổn thương gan. Theo đó, thời gian đông máu PT dài thường là dấu hiệu cảnh báo gan đang bị tổn thương.
Để kiểm tra chức năng gan, bạn cần làm một số xét nghiệm
4. Một số bệnh lý thường gặp về gan
4.1. Suy gan
Suy gan được chia thành hai dạng cơ bản, bao gồm suy gan cấp và mạn tính. Sau đây là đặc điểm của từng dạng bệnh lý:
- Suy gan cấp: Thường xuất hiện một cách bất ngờ, hầu như không có triệu chứng rõ ràng. Khi đó, chức năng gan bị suy giảm nhanh sau vài tuần hay thậm chí là vài ngày.
- Suy gan mạn tính: Trong phần lớn các trường hợp thì đây là hệ quả của xơ gan. Bệnh diễn biến chậm, người bệnh đôi khi phải mất đến vài tháng hoặc vài năm mới phát hiện ra bị suy gan mạn tính.
Khi bị suy gan, cơ thể người bệnh thường biểu hiện một vài triệu chứng như mắt bị khô, ngứa mắt, móng tay mỏng dần và dễ gãy, mất ngủ, hay thức dậy giữa đêm, kinh thay đổi thất thường,...
4.2. Nhiễm virus viêm gan ( A, B, C, D, E)
Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm gan. Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này là do sự tấn công của các loại virus viêm gan. Loại virus này có khả năng lây lan qua đường máu, đường tình dục, lây từ mẹ sang con, lây khi sử dụng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng hay dao cạo với người bệnh.
Viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con trong lúc sinh
Nếu không điều trị sớm, người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm như ung thư gan, suy gan,... Cho đến nay, cách hiệu quả nhất để phòng ngừa viêm gan vẫn là tiêm vắc xin.
4.3. Gan nhiễm mỡ
Xảy ra khi lượng mỡ tích lũy trong gan lớn hơn 5% khối lượng của gan. Thói quen ăn uống thiếu khoa học, tình trạng thừa cân, stress,... có thể là những nguyên nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Tuy rằng không phải bệnh lý quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị sớm, người bị gan nhiễm mỡ dễ chuyển sang viêm gan, xơ gan,... Trong đó, tỷ lệ người bị gan nhiễm mỡ tiến triển sang xơ gan tương đối cao.
5. Cách để bảo vệ chức năng gan
Để hạn chế bệnh lý về gan, bảo vệ chức năng gan, bạn nên cố gắng duy trì các thói quen tốt như:
- Kiểm soát khối lượng cơ thể, tránh tăng cân.
- Áp dụng chế độ ăn uống cân đối, ưu tiên bổ sung rau củ quả giàu chất xơ, hạn chế tiêu thụ thịt đỏ và thực phẩm giàu chất béo không bão hoà.
- Luôn cung cấp cho cơ thể đủ nước.
- Tập luyện thể dục thể thao tích cực mỗi ngày.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu, bia.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Không nên dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác.
- Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh hoặc bất kỳ thuốc điều trị bệnh nào mà không có chỉ định của bác sĩ.
- Tiêm các loại vắc xin phòng viêm gan virus theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bởi thông qua một số xét nghiệm kiểm tra chức năng của gan, bác sĩ có thể phần nào đánh giá sức khỏe của bạn, chẩn đoán sớm bệnh lý nếu có. Nếu chưa biết nên thăm khám ở địa chỉ nào uy tín, bạn hãy tìm đến chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng gọi vào số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!