Tin tức
U đại tràng góc gan và những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
- 13/05/2025 | Dấu hiệu ung thư đại tràng ai cũng cần biết để kịp thời điều trị bệnh
- 21/05/2025 | 3 ngày xuất hiện dấu hiệu thường gặp, đi khám phát hiện bị viêm túi thừa đại tràng phải cùng...
- 23/06/2025 | Bệnh nhân sau cắt polyp đại tràng có phải nằm viện không và những thắc mắc liên quan?
- 26/06/2025 | Sinh thiết polyp đại tràng: Những vấn đề được nhiều người quan tâm
- 10/07/2025 | 8 dấu hiệu ung thư đại tràng: Nhận biết sớm bảo vệ sức khoẻ
1. U đại tràng góc gan là gì?
U đại tràng góc gan hình thành tại vị trí góc phải của đại tràng. Đây là vị trí nối tiếp giữa đoạn gấp khúc đại tràng lên và đại tràng ngang. Khu vực này hiếm khi xuất hiện khối u.
U đại tràng góc gan xuất hiện ở vị trí khá đặc biệt
Khối u xuất hiện tại góc phải đại tràng có thể thuộc loại lành tính hoặc chứa tế bào ác tính. Tuy nhiên, dù là u lành tính hay ác tính, bệnh nhân vẫn cần điều trị sớm để phòng tránh biến chứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Với dạng u ác tính, quá trình tiến triển sẽ diễn ra theo nhiều giai đoạn, bao gồm:
- Giai đoạn 0: Các tế bào bất thường chỉ mới xuất hiện tại lớp niêm mạc đại tràng.
- Giai đoạn 1: Tế bào ác tính bắt đầu xâm lấn vào lớp cơ nhưng chưa lan rộng đến hạch bạch huyết xung quanh cũng như cơ quan khác trong cơ thể.
- Giai đoạn 2: Tế bào ác tính xâm lấn đến lớp thanh mạc đại tràng hoặc các cơ quan xung quanh nhưng chưa lan đến mạng lưới hạch bạch huyết.
- Giai đoạn 3: Tế bào ác tính đã xâm lấn đến mạng lưới hạch bạch huyết nhưng chưa di căn sang hệ cơ quan khác.
- Giai đoạn 4: Tế bào ác tính di căn đến nhiều hệ cơ quan ở vị trí xa.
2. Yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến u đại tràng góc gan
Rất khó để xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến u đại tràng tại vị trí góc gan. Tuy nhiên, một số yếu tố dễ làm tăng nguy cơ dẫn đến sự hình thành của khối u đại tràng ác tính phải kể đến là:
- Polyp đại tràng: Ung thư đại tràng nói chung hay u góc gan ác tính có thể tiến triển từ polyp. Polyp tuyến, đặc biệt dạng nhung mao, kích thước lớn hơn 1 cm, hoặc nhiều polyp, là yếu tố nguy cơ.
- Tiền sử bệnh lý gia đình: Người sinh ra trong gia đình có thành viên bị u góc gan, ung thư đại tràng dễ bị u đại tràng hơn đối tượng khác.
- Thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu lành mạnh: Người ít vận động, thừa cân béo phì, hay sử dụng thuốc lá, ăn uống thiếu lành mạnh như ít bổ sung chất xơ, lạm dụng thực phẩm chế biến sẵn, thịt đỏ, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ,... là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lý về đại tràng như u đại tràng.
- Ảnh hưởng bởi bệnh nền: Người bị viêm loét đại tràng, bệnh Crohn thường dễ bị u đại tràng hơn đối tượng khác.
3. Dấu hiệu cảnh báo
Phần lớn người bị u đại tràng trong giai đoạn đầu đều không xuất hiện triệu chứng rõ nét. Các triệu chứng cảnh báo chủ yếu xuất hiện khi bệnh lý bắt đầu tiến triển. Trong đó, những dấu hiệu bệnh nhân có thể cảm nhận là:
- Khó đi ngoài hoặc tiêu chảy.
- Phân lỏng và dẹt hơn bình thường.
- Phân chuyển sang màu đen hoặc màu nâu sẫm do bị lẫn máu.
- Đi đại tiện ra máu đỏ.
- Xuất hiện cơn đau tại vùng bụng, phía hạ sườn phải.
- Bị chướng bụng hoặc cảm thấy đầy hơi.
- Cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
- Thiếu máu.
Đau tại vùng bụng hạ sườn phải là triệu chứng hay xuất hiện ở người bị u đại tràng
Khi khối u bắt đầu di căn, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng khác. Ví dụ như khối u di căn vào gan dễ gây ra tình trạng vàng da.
4. Cách chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh lý của bệnh nhân và thành viên trong gia đình, bác sĩ thường chỉ định những phương pháp chẩn đoán chuyên sâu như:
- Nội soi đại tràng: Hỗ trợ bác sĩ quan sát dễ dàng niêm mạc đại trực tràng. Từ đó phát hiện polyp, vùng viêm loét, tổn thương tiền ung thư (nếu có). Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể kết hợp cắt bỏ polyp, lấy mẫu phân tích để xác định xem khối u thuộc loại lành tính hay ác tính.
- Xét nghiệm máu lẫn trong phân: Giúp phát hiện máu lẫn trong phân, không thể quan sát bằng mắt thường. Từ đó xác định tình trạng tổn thương. Kỹ thuật xét nghiệm này nên được tiến hành định kỳ hàng năm.
Nội soi đại tràng giúp phát hiện polyp, khối u bất thường
5. Phương pháp điều trị
Phụ thuộc theo giai đoạn tiến triển, kích thước của khối u, bệnh nhân có thể được chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Ngoài ra, tuổi tác và tình trạng sức khỏe cũng là yếu tố quyết định không nhỏ đến phác đồ điều trị cụ thể.
Mục tiêu chính của điều trị u đại tràng ác tính là loại bỏ khối u, phòng ngừa nguy cơ xâm lấn, hỗ trợ kiểm soát triệu chứng. Với u góc gan, các phương pháp điều trị thường được chỉ định là:
- Phẫu thuật: Khối u bị cắt bỏ, mô xung quanh cũng bị loại bỏ (nếu cần thiết). Kỹ thuật điều trị này có thể áp dụng trong nhiều giai đoạn tiến triển.
- Hóa trị: Là phương pháp điều trị ung thư bằng hóa chất. Tác dụng chính của việc truyền hóa chất vào cơ thể là tiêu diệt tế bào ung thư, giúp giảm kích thước khối u tạo thuận lợi cho quá trình phẫu thuật. Ngoài ra, hóa trị còn giúp phòng ngừa tình trạng di căn của khối u đến những hệ cơ quan khác trong cơ thể.
- Xạ trị: Sử dụng tia gamma mang năng lượng cao để tiêu diệt tế bào gây bệnh. Phương pháp này chủ yếu tác dụng tại chỗ, ít ảnh hưởng đến toàn cơ thể như hóa trị.
- Điều trị bằng một số loại thuốc: Khi bệnh lý đã tiến triển đến giai đoạn cuối, di căn đến nhiều hệ cơ quan, các phương pháp điều trị thông thường khó phát huy hiệu quả. Lúc này, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng một số loại thuốc.
Khối u đại tràng tại vị trí góc gan được loại bỏ bằng phương pháp phẫu thuật
6. Có thể phòng ngừa u đại tràng góc gan không?
Nguyên nhân dẫn đến u đại tràng góc gan hiện vẫn chưa thể xác định rõ. Vì vậy, rất khó để trả lời chính xác bệnh lý này phòng ngừa được hay không. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát các yếu tố nguy cơ thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi sinh hoạt khoa học, kiểm soát khối lượng cơ thể ở mức hợp lý, không lạm dụng đồ uống hay chất kích thích.
Song song với đó, bạn nên cố gắng duy trì khám tầm soát ung thư tiêu hóa hàng năm hoặc đi khám bất kỳ khi nào cảm thấy cơ thể xuất hiện dấu hiệu cảnh báo. Thông qua quá trình thăm khám, bác sĩ có thể xác định yếu tố nguy cơ, kịp thời loại bỏ tổn thương tiền ung thư.
Hiện nay, bóc tách dưới niêm mạc qua nội soi (ESD) là phương pháp điều trị ung thư tiêu hóa giai đoạn đầu được ứng dụng rộng rãi. Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ polyp, tổn thương theo khối giúp bảo toàn cấu trúc và chức năng của cơ quan tiêu hóa. Không giống như mổ mở gây xâm lấn, ESD hầu như không gây đau, ít để lại sẹo, người bệnh có thể phục hồi nhanh sau 1 đến 3 ngày.
Bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp ESD tại MEDLATEC
Hệ thống Y tế MEDLATEC là một trong những đơn vị tiên phong triển khai kỹ thuật điều trị bóc tách dưới niêm mạc qua nội soi ESD với trang thiết bị hiện đại nhập khẩu từ Nhật Bản, Hoa Kỳ, Châu Âu. Nếu nghi ngờ đang bị u đại tràng góc gan hoặc bệnh lý về tiêu hóa khác, bạn có thể tìm đến chuyên khoa Tiêu hóa của MEDLATEC để được bác sĩ thăm khám cụ thể hơn. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
