Tin tức
Chụp cắt lớp CT: giải đáp tất cả các vấn đề liên quan
- 25/07/2020 | Chụp CT ổ bụng được bác sĩ chỉ định thực hiện khi nào?
- 12/08/2020 | Những bệnh lý có thể phát hiện khi chụp CT bụng
- 25/07/2020 | Khi nào cần chụp CT sọ não và có những cách chụp nào?
1. Chụp cắt lớp CT được chỉ định khi nào?
Có thể nói, chụp cắt lớp CT là kỹ thuật cải tiến hơn kỹ thuật chụp X-quang, sử dụng nhiều tia X quét theo lát cắt ngang lên một khu vực cụ thể hoặc toàn bộ cơ thể. Kết quả ảnh chụp được gửi ngay tới máy vi tính để tạo hình ảnh 2 chiều rõ nét hoặc 3 chiều chi tiết của cơ quan, bộ phận chụp.
Máy chụp cắt lớp được sử dụng cho chẩn đoán bệnh
Nhờ khả năng tạo ảnh chụp cắt lớp mỏng, chi tiết các cơ quan trong cơ thể, chụp Cắt lớp đang được ứng dụng rộng rãi trong khám chữa bệnh lâm sàng như:
- Chẩn đoán bệnh lý, phát hiện bất thường trong chuyên khoa thần kinh, sọ não như: chảy máu não, khối u não, khối máu tụ dập não, phù não, thiếu máu não,… Hình ảnh chụp CT chi tiết khu vực đầu - não có giá trị chẩn đoán cao, không bị bỏ sót tổn thương.
- Chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến mạch máu, khối u, dị dạng, ổ áp xe,… ở các khu vực đầu mặt cổ, xương, mô mềm, bụng, ngực, tim, khung chậu,…
- Hỗ trợ điều trị bất thường bẩm sinh: bởi kỹ thuật chụp cắt lớp có khả năng tạo hình ảnh 3D chi tiết, giúp định hướng phẫu thuật tạo hình điều trị dị tật bẩm sinh.
Ảnh chụp cắt lớp giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý khó
- Hướng dẫn phẫu thuật, xạ trị và theo dõi điều trị: Thông thường với mục đích này, cần thực hiện chụp cắt lớp 3D để tạo hình ảnh 3 chiều xác định vị trí tổn thương chính xác, định hướng phẫu thuật và xạ trị đúng vị trí.
Tùy vào mục đích chẩn đoán mà bệnh nhân có thể chụp cắt lớp không tiêm hoặc có tiêm thuốc cản quang để ảnh chụp rõ nét hơn. Thường thuốc cản quang sẽ được đưa qua đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch trước khi chụp một khoảng thời gian nhất định.
Nhìn chung chụp cắt lớp có thể thực hiện với mọi đối tượng bệnh nhân, tuy nhiên một số trường hợp cần lưu ý như:
- Bệnh nhân suy thận, suy gan hoặc dị ứng với thành phần của thuốc cản quang,...
- Bệnh nhân đang mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu chỉ chụp cắt lớp khi thực sự cần thiết và có biện pháp bảo vệ an toàn thai nhi.
2. Chụp cắt lớp có ưu điểm gì so với chụp MRI?
Có thể nói hiện nay, CT và MRI đều là hai kĩ thuật hình ảnh hiện đại, an toàn, cho phép quan sát chi tiết và khám hiệu quả nhiều bộ phận bên trong cơ thể. Vì thế nhiều trường hợp bệnh nhân, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn một trong hai phương pháp chụp để có kết quả có giá trị chẩn đoán cao nhất, phù hợp với tình trạng bệnh lý và mục đích kiểm tra.
Chụp cắt lớp CT có nhiều ưu điểm hơn so với chụp MRI
Dưới đây là các tiêu chí so sánh hai kỹ thuật chụp CT và MRI.
Thời gian chụp?
- Chụp CT: có thời gian chụp ngắn, kỹ thuật chụp 64 lớp hoặc 128 lớp chỉ mất thời gian tính bằng giây tùy từng bộ phận cụ thể.
- Chụp MRI: thời gian chụp dài hơn chụp CT, còn phụ thuộc vào bộ phận và kỹ thuật chụp.
Ảnh hưởng
- Chụp CT: bị ảnh hưởng bởi vật dụng bằng kim loại.
- Chụp MRI: bị nhiễu, hình ảnh không rõ nét nếu cơ thể người bệnh không nằm yên.
Khả năng chẩn đoán
- Chụp CT: không cho thấy tổn thương ở phần bị xương che khuất
- Chụp MRI: vẫn có thể đánh giá chi tiết phần bị che khuất bởi xương.
Mức độ an toàn
- Chụp CT: sử dụng bức xạ tia X nên có khả năng gây nhiễm xạ tích lũy, tuy nhiên nồng độ mỗi lần chụp nhỏ nên nếu không chụp quá liên tục sẽ không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
- Chụp MRI: an toàn hơn do không dùng bức xạ ion hóa, vì thế kỹ thuật này phù hợp với cả trẻ em, người bệnh, phụ nữ mang thai lẫn người phải chụp nhiều lần.
Thuốc cản quang và đối quang
- Chụp CT: Sử dụng hợp chất iod, dễ gây ra phản ứng dị ứng, không phù hợp với bệnh nhân suy thận, suy gan,…
- Chụp MRI: Thuốc đối quang an toàn hơn, có thể dùng với cả bệnh nhân suy thận.
Giá chụp
- Chụp MRI cao hơn chụp CT.
Lựa chọn kỹ thuật chẩn đoán còn dựa trên mục đích thăm khám và tình trạng bệnh lý
Cả hai kỹ thuật chụp CT và MRI đều cho phép chẩn đoán nhiều bệnh lý, tổn thương nặng và phức tạp trong cơ thể. Với mỗi ưu nhược điểm riêng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện kỹ thuật chụp CT hoặc MRI phù hợp với mục đích chẩn đoán và tình trạng bệnh.
3. Điều cần biết khi Chụp cắt lớp CT
Chụp cắt lớp CT với thiết bị hiện đại, cho kết quả chính xác giúp việc chẩn đoán bệnh lý nhanh chóng, hiệu quả hơn. Vì thế bạn nên tìm đến địa chỉ chụp CT có máy cắt lớp vi tính 64 dãy trở lên, phòng chụp hiện đại có uy tín.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với cơ sở trên toàn quốc là địa chỉ khám chữa bệnh chất lượng, cung cấp dịch vụ chụp CT lên đến 128 dãy phục vụ cho bệnh nhân khám điều trị trong bệnh viện cũng như khách hàng có nhu cầu.
Không chỉ dịch vụ chụp CT, hệ thống xét nghiệm tốt, Bệnh viện MEDLATEC có đội ngũ y bác sỹ chuyên môn giỏi, tâm huyết với nghề là điểm đến của nhiều bệnh nhân gặp vấn đề về sức khỏe. Hơn thế, Bệnh viện MEDLATEC áp dụng chính sách chi trả bảo hiểm theo quy định của Bộ Y tế, đồng thời hỗ trợ bảo lãnh viện phí cho những khách hàng tham gia bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ,…
Hi vọng những thông tin MEDLATEC chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải quyết được phần nào thắc mắc về kỹ thuật chụp cắt lớp CT. Nếu cần tư vấn thêm hoặc đặt lịch chụp CT, hãy liên hệ qua đường dây nóng của MEDLATEC 1900 56 56 56. Chắc chắn, MEDLATEC là địa chỉ tin cậy để bạn gửi gắm sức khỏe.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!