Tin tức
Chụp cắt lớp dạ dày - khi nào nên và cần lưu ý những gì?
- 10/06/2020 | Kỹ thuật chụp cắt lớp dạ dày chẩn đoán các bệnh lý liên quan
- 02/06/2019 | Những điều bạn nên biết khi chụp cắt lớp dạ dày
- 11/06/2020 | Chụp cắt lớp đầu bao nhiêu tiền và những thông tin cần biết
- 25/06/2020 | Chụp cắt lớp dạ dày - khi nào nên và cần lưu ý những gì?
- 23/06/2020 | Chẩn đoán ung thư gan bằng phương pháp chụp cắt lớp gan
- 15/06/2020 | Chụp cắt lớp - những vấn đề luôn được người bệnh quan tâm
1. Tổng quan về dạ dày
1.1. Chức năng và cơ chế hoạt động của dạ dày
Dạ dày là cơ quan đóng vai trò liên kết các cơ quan tiêu hóa từ miệng, thực quản đến ruột non để thực hiện quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn. Bộ phận này được tạo thành bởi 5 lớp: thanh mạc, tấm dưới thanh mạc, lớp cơ, tấm dưới niêm mạc và lớp niêm mạc.
Cấu tạo của dạ dày
Dạ dày đảm nhiệm 2 chức năng chính gồm: nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị và phân hủy thức ăn. Do được cấu tạo từ cơ trơn và các bó cơ được sắp xếp theo chiều hướng phù hợp mà khả năng co bóp của dạ dày được nâng lên, nhờ đó nó có thể nghiền cơ học thức ăn một cách dễ dàng. Mặt khác, lớp niêm mạc dạ dày và sự phù hợp của độ pH luôn được duy trì cho enzyme tiêu hóa hoạt động mà chức năng phân hủy thức ăn của dạ dày được hoạt động trơn tru.
Sau khi nhai, nhờ có men trong nước bọt mà thức ăn được phân hủy và đưa đến dạ dày qua đường thực quản. Tại đây, dạ dày thực hiện chức năng nghiền, nhào trộn thức ăn với dịch vị rồi tiếp tục đưa chúng xuống ruột non để tiến hành nhiệm vụ tiêu hóa, hấp thụ và đào thải.
1.2. Một số bệnh lý thường gặp ở dạ dày
- Trào ngược dạ dày thực quản
Đây là hiện tượng dịch acid ở dạ dày bị trào ngược lên thực quản gây ra các triệu chứng: ợ nóng, đau ngực, hơi thở hôi, nôn mửa, khó thở,... Nếu dịch acid tồn tại lâu ở thực quản sẽ dẫn đến các biến chứng như viêm thực quản, bệnh thực quản Barrett, giãn thực quản.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Viêm loét dạ dày tá tràng
Khi lớp niêm mạc bên trong của dạ dày hay đoạn tá tràng có những ổ loét, viêm nhiễm thì gọi là bị viêm loét dạ dày tá tràng. Tùy vị trí của các ổ viêm và loét mà có các tên bệnh khác nhau như: viêm dạ dày, viêm loét tá tràng, viêm loét hang vị,...
- Xuất huyết dạ dày
Khi bị các tổn thương gây chảy máu ở niêm mạc nhưng không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng xuất huyết dạ dày. Lúc này người bệnh sẽ có các biểu hiện như nôn ra máu, đại tiện có máu, mệt mỏi,... Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm, cần được cấp cứu nhanh chóng để bảo vệ tính mạng.
- Polyp dạ dày
Sự xuất hiện của các khối u trên lớp lót bên trong dạ dày được gọi là polyp dạ dày. Do polyp khá hiếm gặp và thường không gây ra triệu chứng khó chịu nào nên chỉ có thể phát hiện khi làm xét nghiệm lâm sàng. Polyp có thể là khối u lành hoặc ác tính.
- Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày có thể phát triển ở bất kì phần nào của dạ dày, thậm chí còn lan ra khắp dạ dày và xâm lấn đến các cơ quan khác khi bệnh tiến triển nặng. Đây là giai đoạn cuối cùng của các bệnh lý dạ dày và hầu như không thể điều trị khỏi được.
2. Nên chụp cắt lớp dạ dày trong trường hợp nào?
2.1. Chụp CT cắt lớp dạ dày là gì?
chụp cắt lớp dạ dày là kỹ thuật dùng nhiều tia X quét lên dạ dày theo lát cắt ngang sau đó phối hợp với xử lý của máy vi tính để cho ra hình ảnh 2 - 3 chiều về dạ dày. Chống chỉ định chụp cắt lớp dạ dày trong các trường hợp sau:
- Bệnh nhân suy thận nặng, suy chức năng gan, bị dị ứng thuốc cản quang.
- Người bị sốt cao mất nước nặng.
- Phụ nữ có thai.
2.2. Khi nào nên thực hiện chụp cắt lớp dạ dày?
Mặc dù chụp CT cắt lớp dạ dày là một kỹ thuật tiên tiến, đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán các bệnh lý dạ dày nhưng phương pháp này chỉ nên được sử dụng trong các trường hợp:
Bất thường tại dạ dày được phát hiện thông qua hình ảnh chụp cắt lớp
- Cần chẩn đoán bệnh lý quanh dạ dày, thành dạ dày.
- Đánh giá mức độ, tình trạng tổn thương của khối u hoặc các túi trong dạ dày.
- Đã thực hiện hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác nhưng không hiệu quả.
- Cần quan sát các bộ phận ở quanh dạ dày như: hạch bạch huyết, gan, các cơ quan xung quanh bị ảnh hưởng bởi ung thư dạ dày.
- Xác định vị trí, mức độ phát triển, theo dõi diễn biến của khối u trong quá trình điều trị.
3. Những điều cần lưu ý trước khi chụp cắt lớp dạ dày
Trước khi chụp cắt lớp dạ dày bạn nhất định không nên bỏ qua những điều sau:
- Tìm hiểu, chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện chụp cắt lớp vì đây là yếu tố ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng hình ảnh, khả năng chẩn đoán chính xác bệnh trạng.
- Nhịn ăn 4 tiếng trước khi chụp cắt lớp dạ dày.
- Thông báo với bác sĩ nếu bạn đang ở trong các trường hợp: dùng thuốc điều trị bệnh lý nào đó; dị ứng với các loại thuốc cản quang hay các chất khác; mang thai hoặc nghi ngờ đang mang thai; đang điều trị: suy thận, tiểu đường,…
- Tháo bỏ các vật dụng bằng kim loại có trên cơ thể trước khi chụp cắt lớp.
- Do mức độ ảnh hưởng lớn hơn so với người lớn nên không tùy tiện yêu cầu chụp cắt lớp dạ dày cho trẻ em mà cần phải có chỉ định từ bác sĩ mới nên thực hiện.
Bệnh nhân chụp cắt lớp dạ dày tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Mặc dù chụp cắt lớp dạ dày có những ưu điểm rõ rệt, tính chính xác cao, thời gian chụp ngắn,... nhưng không phải ai cũng nên thực hiện kỹ thuật này. Bạn chỉ nên tiến hành chụp khi đã có sự tham vấn và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ uy tín hàng đầu trong lĩnh vực xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, nếu bạn có thắc mắc về chụp CT cắt lớp, hãy liên hệ tổng đài 24/7: 1900 56 56 56, các chuyên viên y tế được đào tạo bài bản, giỏi về chuyên môn của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn để bạn có được những thông tin chính xác và hữu ích nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!