Tin tức
Chụp cộng hưởng từ gan và những điều cần biết
- 30/11/2021 | Vai trò của cộng hưởng từ trong bệnh lý khớp gối
- 30/11/2021 | Chụp cộng hưởng từ (MRI) hốc mắt và thần kinh thị giác là gì
- 25/11/2021 | Chụp cộng hưởng từ có tác dụng gì? Giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia
- 24/12/2021 | Chụp cộng hưởng từ cột sống – kỹ thuật chụp và những điều cần biết
- 24/12/2021 | Chụp cộng hưởng từ vùng chậu là gì? Chụp cộng hưởng từ vùng chậu có tác dụng gì?
1. Cấu tạo, chức năng của gan
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thế, có hình tam giác, nằm ngay sát dưới cơ hoành bên phải, có màu đỏ sẫm, gồm hai thùy (thùy trái và thùy phải) ngăn cách bởi dây chằng liềm, gan ở nam giới kích thước và trọng lượng thường lớn hơn ở nữ giới. Gan được cấp máu chủ yếu bởi tĩnh mạch cửa và một phần từ động mạch gan. Tĩnh mạch cửa mang máu giàu dinh dưỡng từ các cơ quan tụy, lách, ruột và các động mạch trên gan mang máu giàu oxi từ tim.
Giải phẫu gan trong cơ thể người
Gan được coi là bộ máy chuyển hóa các chất trong cơ thể, đóng vai trò chính trong rất nhiều quá trình khác nhau:
- Sản xuất và bài tiết dịch mật trong quá trình tiêu hóa thức ăn, dịch mật sẽ được lưu trữ tại túi mật và bài tiết vào tá tràng khi chúng ta ăn uống.
- Chuyển hóa carbohydrate: gan giúp kiểm soát lượng glucose trong máu, nếu lượng đường trong máu tăng cao hơn so với bình thường sẽ được gan hấp thụ và dự trữ dưới dạng glycogen, ngược lại, gan sẽ phân giải glycogen thành glucose khi có tình trạng giảm đường máu.
- Tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid: các chất béo, cholesterol, axit béo được oxy hóa và phân hủy liên tục tại gan để tạo ra năng lượng, đồng thời giúp đào thải mỡ.
- Dự trữ các loại vitamin và khoàng chất thiết yếu cho cơ thể như A,D,E,K,…
- Đào thải độc tố: Các chất độc được tạo ra trong các quá trình chuyển hóa của cơ thể và trong thức ăn, đồ uống mà ta ăn vào hàng ngày sẽ được gan phân giải thành các chất dễ đào thải, kém nguy hiểm hơn thông qua các quá trình phức tạp mà không cơ quan nào có thể thay thế được.
- Chuyển hóa protein: Gan đảm nhiệm sản xuất ra protein huyết tương là albumin và globulin.
- Tổng hợp các yếu tố đông máu, fibrinogen,…
2. Quy trình chụp cộng hưởng từ gan
- Sau khi được chỉ định chụp cộng hưởng từ gan, người bệnh sẽ được làm các xét nghiệm về chức năng gan, thận do kỹ thuật chụp mri gan có sử dụng thuốc đối quang từ tiêm tĩnh mạch. Khi có kết quả, các bác sĩ sẽ dựa vào đó và khai thác các yếu tố nguy cơ về dị ứng thuốc, sốc phản vệ và các yêu tố về bệnh nền để quyết định có thực hiện thủ thuật tiêm thuốc hay không nhằm đảm bảo an toàn nhất có thể cho người bệnh.
- Bệnh nhân sau đó được hướng dẫn thay đồ, cởi bỏ các vật dụng bằng kim loại và tập hít thở theo hướng dẫn của kỹ thuật viên chụp do phương pháp này cần có các bước nín thở để hình ảnh có chất lượng tốt nhất, tránh rung mờ. Kỹ thuật viên tiến hành đeo tai nghe cho bệnh nhân để vừa để liên lạc, vừa giúp giảm bớt tiếng ồn do máy phát ra.
- Thời gian chụp diễn ra trong 20-30 phút (cả tiêm thuốc), sau khi kết thúc quá trình chụp, người bệnh sẽ xuống nằm nghỉ tại phòng cấp cứu để chờ đợi kết quả và theo dõi sau tiêm thuốc.
Chụp cộng hưởng từ tại PKĐK Medlatec 99 Trích Sài- Tây Hồ- Hà Nội
3. Tác dụng của phương pháp chụp cộng hưởng từ gan
Hình ảnh sỏi túi mật khi chụp Mri gan
Chụp cộng hưởng từ gan đem lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh trong cả chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau mà khó có thể phát hiện bằng các kỹ thuật khác. Chụp mri gan giúp phát hiện các bệnh lý sau:
- U gan nguyên phát, u máu, các tổn thương dạng nốt khu trú nhu mô gan.
- Đánh giá mức độ gan nhiễm mỡ, xơ gan, lắng đọng sắt.
- Xác định mức độ tổn thương di căn.
- Đánh giá các bệnh lý nhiễm ký sinh trùng, áp xe gan.
- Phát hiện các bất thường về mạch máu trong gan.
- Ngoài ra, chụp cộng hưởng từ gan còn giúp phát hiện bệnh lý các tạng lân cận trong ổ bụng như sỏi túi mật, u tụy, tổn thương tuyến thượng thận, u thận, sỏi thận, nang thận,...
Chụp Mri gan giúp phát hiện các bệnh lý về gan
4. Những lưu ý khi chụp cộng hưởng từ gan
Chụp cộng hưởng từ gan nói riêng và chụp cộng hưởng từ nói chung đều có những điểm cần lưu ý để quá trình chụp được diễn ra nhanh chóng, an toàn cho người bệnh mà vẫn đảm bảo chất lượng chuyên môn. Những điểm cần lưu ý đặc biệt khi chụp mri gan là:
- Chống chỉ định với bệnh nhân có cấy ghép kim loại, đặt máy tạo nhịp tim, máy trợ thính, những người có mảnh đạn trong người.
- Chụp cộng hưởng từ gan là kỹ thuật có sử dụng thuốc đối quang từ nên người bệnh cần nhịn ăn trước 6-8 tiếng (nên chụp vào buổi sáng), cần khai báo cho bác sĩ các tiền sử dị ứng, bệnh nền để giảm thiểu các nguy cơ sốc phản vệ.
- Trong quá trình chụp cần lắng nghe và làm theo hiệu lệnh của kỹ thuật viên chụp để hình ảnh sắc nét, tránh nhiễu ảnh gây khó khăn trong chẩn đoán do chụp mri gan cần có các bước nín thở nên rất dễ bị rung mờ nếu bệnh nhân phối hợp không tốt.
- Khi cảm thấy có bất thường trong quá trình chụp cần báo ngay cho kỹ thuật viên chụp để được xử lý, đặc biệt là sau khi tiêm thuốc đối quang từ.
- Với các trường hợp trẻ nhỏ hay người già, mắc hội chứng sợ buồng kín cần có người nhà hỗ trợ bên trong phòng chụp.
Tóm lại, chụp cộng hưởng từ gan đem lại rất nhiều lợi ích như người bệnh không bị nhiễm xạ, thăm khám gan bằng đa dạng các mặt cắt với độ chi tiết cao, thuốc đối quang từ ít gây độc hại cho cơ thể. Bệnh nhân có thể đến các cơ sở khám, chữa bệnh của Medlatec tại Hà Nội để trải nghiệm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất với đội ngũ y bác sĩ trình độ chuyên môn cao và máy móc hiện đại nhất hiện nay, trong đó có phương pháp chụp cộng hưởng từ tiên tiến với máy chụp Mri GE 1.5 Tesla mới nhất của Mỹ. Xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn, đặt lịch và giải đáp các thắc mắc với nhiều ưu đãi giảm giá.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!