Tin tức
Chụp CT là gì? Chụp CT có được bảo hiểm không?
- 09/11/2020 | Miễn phí khám Hô hấp và giảm 30% phí chụp CT ngực phổi tại MEDLATEC
- 12/01/2021 | Chụp CT não có ảnh hưởng gì không và lưu ý khi thực hiện
- 12/01/2021 | Chụp CT não có hại không và khi nào nên thực hiện?
- 12/01/2021 | Chụp CT não giá bao nhiêu và cơ sở thực hiện uy tín
1. Chụp CT là gì?
Chụp CT hay còn gọi là chụp cắt lớp vi tính được ứng dụng rộng rãi trong y khoa hiện đại phục vụ cho mục đích chẩn đoán bệnh trên cơ thể người và động vật. Kỹ thuật chụp CT sử dụng một chùm tia X đi qua bộ phận cần chẩn đoán hình ảnh. Khi chụp CT máy phóng chùm tia X sẽ quay liên tục nhằm tạo ra hình ảnh lát cắt của các bộ phận.
Chụp CT là gì?
Bằng các kỹ thuật xử lý hình ảnh nên có thể hiển thị các mô mềm, mạch máu và xương ở các bộ phận được chụp ảnh. Hiện nay các loại máy chụp CT có các thế hệ chụp gồm 4 lát cắt, 16 lát cắt hoặc có thể lên đến 128 lát cắt. Với độ phân giải và số lát cắt càng lớn thì hình ảnh cho ra sẽ càng chân thật, rõ nét nhất giúp chẩn đoán chính xác hơn.
Trước khi chụp CT, bệnh nhân có thể được sử dụng thuốc cản quang với liều lượng phù hợp nhằm giúp chẩn đoán tổn thương. Khi chất cản quang được truyền vào cơ thể thì vị trí đó tia X sẽ truyền qua kém hơn và tạo ra màu sắc trắng đậm hơn khi cho ra hình ảnh chụp. Sau khi máy chụp CT quét tia X lên bộ phận cơ thể thì hình ảnh thu nhận được sẽ được xử lý bằng công nghệ vi tính theo chế độ 2D hoặc ghép những lát cắt tạo thành hình dựng 3D chi tiết hơn.
2. Khi nào cần chỉ định chụp CT?
Hiện nay, kỹ thuật chụp CT đã có thể chụp được tất cả các bộ phận trên cơ thể người. Tuy nhiên do kỹ thuật này khá phức tạp và có chi phí cao hơn các kỹ thuật chụp thông thường như X-quang hay siêu âm nên thông thường chụp CT sẽ được chỉ định khi không thể chẩn đoán bằng các công nghệ hình ảnh khác. Các bộ phận thường được chỉ định chụp CT bao gồm: CT sọ não, CT vùng đầu - mặt - cổ, CT phổi và lồng ngực, CT cột sống, CT xương khớp, CT bụng chậu, mạch máu.
Chỉ định chụp CT sẽ được sử dụng để chẩn đoán trong các trường hợp như:
-
Chẩn đoán bệnh lý liên quan đến xương khớp như khối u, ổ dịch tụ, gãy xương, nứt xương,…
-
Định vị các khối u hoặc ổ viêm cũng như khối máu đông trong các vị trí như não, ổ bụng,...
-
Chẩn đoán các trường hợp cấp tình như áp xe hoặc xuất huyết bên trong các bộ phận cơ thể và có thể can thiệp điều trị kịp thời.
-
Xác định vị trí của các khối u, ổ viêm để tiến hành can thiệp trong quá trình phẫu thuật.
-
Kiểm tra và tầm soát sớm các khối u và bệnh lý ung thư.
-
Chẩn đoán tình trạng mắc dị vật bên trong ổ bụng.
-
Chẩn đoán bệnh lao phổi, lao cột sống, vôi hoá cột sống.
-
Hỗ trợ quá trình sinh thiết hoặc xạ trị khối u được đảm bảo độ chính xác và an toàn tối đa cho bệnh nhân.
3. Chi phí chụp CT bao nhiêu tiền? Chụp CT có được bảo hiểm không?
3.1. Chi phí chụp CT bao nhiêu?
Chi phí luôn là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm trong quá trình điều trị bệnh và chi phí chụp CT cũng không ngoại lệ. Có thể nói, chi phí chụp CT hiện nay chưa được quy định cụ thể theo bộ y tế mà tuỳ thuộc vào các yếu tố liên quan mà các cơ sở khám chữa bệnh hoặc cơ sở xét nghiệm sẽ có mức giá niêm yết.
Chi phí chụp CT sẽ được quy định dựa trên các yếu tố như: vị trí bộ phận chụp, công nghệ chụp 4, 16, 64 hay 128 lát cắt, yêu cầu ảnh chụp 2D hay 3D. Đối với các chỉ định chụp CT không dùng thuốc cản quang sẽ có chi phí thấp hơn.
Chi phí chụp CT bao nhiêu tiền?
Nhìn chung, đối với mỗi bộ phận và yêu cầu chụp CT sẽ có mức giá khác nhau. Dưới đây là một số mức chi phí trung bình của các bộ phận được chụp CT phổ biến. Và bảng giá này chỉ mang tính tham khảo, bạn nên đến các cơ sở khám chữa bệnh để được tư vấn chính xác nhé.
-
Chụp CT đầu (não): giá dao động từ 900.000 đồng - 5 triệu đồng.
-
Chụp CT cột sống, vùng thắt lưng: giá dao động từ 2.5 triệu - 3 triệu đồng.
-
Chụp CT phổi: giá dao động từ 700.000 đồng - 4 triệu đồng.
-
Chụp CT gan: giá dao động từ 1 triệu đồng - 3 triệu đồng.
-
Chụp CT ổ bụng tổng quát: giá dao động từ 900.000 đồng - 5 triệu đồng.
3.2. Chụp CT có được bảo hiểm không?
“Chụp CT có được bảo hiểm không?” là câu hỏi được nhiều bệnh nhân thắc mắc khi được yêu cầu chụp CT để chẩn đoán bệnh. Với mức chi phí chụp CT khá cao khiến cho nhiều bệnh nhân e ngại và từ chối chẩn đoán hình ảnh dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
Theo thông tư số 39/2018/TT-BYT được công bố bởi Bộ Y Tế, bệnh nhân khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế có dịch vụ chụp CT sẽ được hưởng bảo hiểm y tế theo quy định. Chính vì thế, bệnh nhân không cần quá lo lắng về vấn đề chi phí khi có chỉ định chụp CT.
Chụp CT có được bảo hiểm không?
Tuy nhiên, bảo hiểm y tế chỉ được áp dụng cho các bệnh nhân khám bệnh đúng tuyến bảo hiểm đã đăng ký. Đối với các trường hợp chụp CT tại cơ sở y tế trái tuyến thì người bệnh sẽ phải chịu mức phí theo niêm yết của cơ sở.
Còn đối với các trường hợp bệnh nhân sử dụng bảo hiểm được phát hành bởi các công ty bảo hiểm tư nhân sẽ được hưởng quyền lợi theo các điều khoản của công ty. Tuỳ thuộc vào gói bảo hiểm và công ty bảo hiểm mà bạn tham gia sẽ có mức giảm trừ nhất định. Bạn có thể liên hệ với nhân viên của đơn vị bảo hiểm để được tư vấn chi tiết hơn.
4. Những câu hỏi thường gặp khác về chụp CT
4.1. Chụp CT có ảnh hưởng đến sức khoẻ không?
Việc sử dụng tia X để đi qua cơ thể trong quá trình chụp CT khiến không ít người e ngại khi được chỉ định chụp CT. Tia bức xạ là điều không thể tránh khỏi và theo các chuyên gia y tế thì lượng tia X chiếu qua cơ thể nằm trong ngưỡng an toàn nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi thực hiện kỹ thuật này. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa rằng chúng sẽ an toàn nếu bạn sử dụng kỹ thuật chụp CT nhiều lần liên tiếp trong thời gian ngắn. Chính vì thế kỹ thuật chup CT chỉ được thực hiện khi có sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sức khoẻ và tính mạng của bệnh nhân.
Những câu hỏi thường gặp về chụp CT
4.2. Phụ nữ mang thai/cho con bú có thể chụp CT không?
Theo các chuyên gia y tế và bác sĩ chuyên khoa thì việc chụp CT không nên được áp dụng cho phụ nữ mang thai/cho con bú. Bởi vì khi có tia X hấp thụ vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người mẹ cũng như trẻ em. Vì vậy chỉ trong các trường hợp khẩn cấp và không còn giải pháp khác thì các bác sĩ cần hội chẩn kỹ lưỡng trước khi thực hiện kỹ thuật này trên phụ nữ mang thai và trẻ em.
Phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên chụp CT
Hy vọng những thông tin chi tiết trong bài viết trên đã giúp bạn có thể giải đáp được thắc mắc “Chụp CT có được bảo hiểm không?”. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm các thông tin y khoa khác thì đừng ngần ngại liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc tìm đọc thêm nhiều chủ đề khác trên trang web này nhé.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!