Tin tức
Chụp MRI có cần nhịn ăn không và một số lưu ý khác
- 24/08/2020 | Góc giải đáp: Chi phí chụp MRI toàn thân giá bao nhiêu?
- 20/08/2020 | Chụp MRI giá bao nhiêu và đánh giá ưu nhược điểm của phương pháp
- 20/08/2020 | Kỹ thuật chụp MRI được sử dụng cho những cơ quan nào trên cơ thể?
1. Chụp MRI có cần nhịn ăn không?
Chụp MRI là kỹ thuật hình ảnh được ứng dụng rất phổ biến trong thăm khám bệnh lâm sàng hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Nguyên lý của kỹ thuật này khác hoàn toàn với CT hay X-quang sử dụng tia bức xạ X chiếu qua cơ thể mà dùng từ trường và sóng vô tuyến cường độ cao, không gây hại cho sức khỏe.
Chụp MRI sử dụng hệ thống từ trường mạnh, không xâm lấn và gây bức xạ
Thời gian chụp cộng hưởng từ khá nhanh, từ 15 đến 90 phút, không xâm lấn, không gây đau đớn cho người bệnh. So với các kĩ thuật hình ảnh khác thì thời gian chụp MRI khá dài, tuy nhiên hình ảnh quét của khu vực (cơ quan) mong muốn lại chi tiết, rõ nét hơn. Vì thế trong chẩn đoán hình ảnh hiện nay, chụp MRI được đánh giá là hiệu quả nhất trong tìm kiếm tổn thương nhỏ và bị che khuất.
Về thắc mắc chụp MRI có nhịn ăn không, Chuyên gia MEDLATEC cho biết, về nguyên tắc vào ngày chụp, bệnh nhân vẫn có thể ăn uống bình thường.
Tuy nhiên một số trường hợp đặc biệt sẽ được hướng dẫn nhịn ăn, uống gồm:
1.1. Trường hợp chụp MRI cần tiêm thuốc đối quang
Tiêm thuốc đối quang qua đường tĩnh mạch giúp hình ảnh một cơ quan hoặc một khu vực đặc biệt thể hiện rõ hơn trên ảnh chụp MRI. Thuốc sẽ được tiêm qua đường tĩnh mạch trước khi chụp MRI và thường không gây vấn đề sức khỏe gì.
Chụp MRI có cần nhịn ăn không còn tùy thuộc vào từng trường hợp
Tuy nhiên để tốt nhất, bệnh nhân chụp MRI có tiêm thuốc đối quang sẽ cần nhịn ăn trước khi chụp từ 4 - 6 giờ. Với khoảng thời gian nhịn ăn dài này, chuyên gia khuyên bệnh nhân nên chụp MRI vào buổi sáng sau khi thức dậy, tránh chụp buổi chiều khi cơ thể mệt mỏi, nhịn ăn sẽ khiến bạn bị đuối sức.
1.2. Trường hợp cần gây mê
Những bệnh nhân mắc chứng sợ không gian hẹp, sợ buồng tối thường khó giữ yên cơ thể khi đưa vào lồng máy chụp cộng hưởng từ. Ngoài ra, những bệnh nhân rối loạn thần kinh, trẻ nhỏ, người già,… gặp khó khăn sẽ có thể cần dùng thuốc gây mê liều thấp để giữ ổn định trong thời gian chụp.
Khi gây mê, bệnh nhân cần nhịn ăn trước khi chụp cộng hưởng từ từ 4 - 6 giờ, cụ thể nhân viên kỹ thuật sẽ hướng dẫn. Nhịn ăn thời gian dài có thể khiến bạn mệt mỏi, vì thế hãy sắp xếp thời gian chụp hợp lý.
1.3. Khi chụp gan mật
Các trường hợp chụp cộng hưởng từ gan mật, bệnh nhân cũng cần nhịn ăn và hạn chế một số loại thức uống khoảng 4 - 6 giờ để túi mật căng. Hình ảnh chụp MRI sẽ rõ nét, dễ dàng chẩn đoán bệnh lý hơn.
Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể ảnh hưởng, vì thế hãy thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang dùng để được hướng dẫn chi tiết.
Nhịn ăn giúp hình ảnh chụp gan mật được rõ nét hơn
2. Một số lưu ý khác khi chuẩn bị chụp MRI
Máy chụp MRI là một máy lớn, có giường nằm và bạn được điều chỉnh tư thế nằm phù hợp với mục đích chụp. Bên ngoài là một ống nam châm lớn, nơi được điều chỉnh chế độ chụp để tạo ra môi trường từ trường rất mạnh. Khi máy chụp, bạn cần nằm yên, không cử động và nín thở nếu cần thiết để có hình ảnh chụp đạt chất lượng, không bị rung mờ.
Do từ trường máy chụp MRI rất mạnh nên có thể làm hỏng các thiết bị, đồ dùng có từ tính như thẻ ATM, chìa khóa từ, thẻ tín dụng, đồng hồ,… và có thể bị ảnh hưởng nếu có vật dụng kim loại như răng giả, dây chuyền, vòng nhẫn, bông tai,… Hãy tháo tất cả vật dụng này trước khi vào phòng chụp, nếu sử dụng thiết bị y tế trong cơ thể (máy bơm thuốc tự động, máy trợ tim, răng implant,…) thì cần thông báo trước cho kỹ thuật viên.
Các trường hợp cần tiêm thuốc tương phản từ, để đảm bảo an toàn tránh tình trạng dị ứng thuốc, sốc thuốc, hãy thông báo với bác sĩ về các loại thực phẩm, thuốc,… bạn biết mà cơ thể bị dị ứng. Thuốc phản từ trong chụp MRI rất hiếm khi gây độc cho cơ thể, nếu có thường gây dị ứng nhẹ như nổi mẩn, buồn nôn,… không nguy hiểm.
Thuốc tương phản từ thường được tiêm từ tĩnh mạch, sau đó cơ thể thường có phản ứng toàn thân ấm lên hoặc lưỡi có vị đắng. Đây là triệu chứng bình thường, thường sẽ tự hết sau 2 - 5 phút.
Máy chụp MRI sẽ tạo ra hệ từ trường mạnh
Thời gian chụp MRI nói chung khá kéo dài, từ 10 đến 45 phút tùy theo cơ quan chụp và khả năng hợp tác của bạn theo hướng dẫn của kỹ thuật viên. Hãy cố gắng phối hợp tối đa với kỹ thuật viên để quá trình chụp diễn ra nhanh chóng, hiệu quả nhất. Nếu gặp khó khăn về tình trạng sức khỏe, khó đáp ứng theo tư thế chụp, thông báo với kỹ thuật viên, bạn sẽ được đề nghị dùng thuốc an thần liều thấp để hỗ trợ.
Hiện tượng cộng hưởng từ khi máy chụp có thể gây ra tiếng ồn khó chịu, đây là điều bình thường, bạn có thể được đeo tai nghe nhạc để thư giãn tốt hơn. Kết quả chụp cộng hưởng từ sẽ có sau 15 - 30 phút trong trường hợp cần gấp, nếu cần hội chuẩn hoặc bình thường sẽ lâu hơn. Bác sĩ chuyên khoa sẽ giải thích kết quả chụp MRI, có thể chỉ định xét nghiệm bổ sung hoặc tư vấn chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh phù hợp.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đầu tư hệ máy chụp MRI công nghệ mới
Như vậy, với thắc mắc chụp MRI có cần nhịn ăn không, hầu hết trường hợp bệnh nhân không cần nhịn ăn, trừ trường hợp đặc biệt như: tiêm thuốc đối quang từ, thuốc gây mê hoặc chụp gan mật. Hướng dẫn nhịn ăn và các chuẩn bị khác trước khi chụp MRI sẽ được kỹ thuật viên hoặc bác sĩ thông báo trực tiếp.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang tiếp nhận chụp MRI các cơ quan cho bệnh nhân cả nước với máy chụp cộng nghệ mới, thời gian nhanh, hiệu quả cao. Nếu cần tư vấn thêm hoặc đặt lịch chụp MRI, hãy liên hệ với MEDLATEC qua tổng đài 1900565656.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!