Tin tức
Chụp X - quang toàn thân có gây ảnh hưởng tới sức khỏe không?
- 16/03/2020 | Khi đi bác sĩ chụp X - quang cần lưu ý những gì?
- 17/03/2020 | Góc tư vấn: Chụp X - quang buồng trứng có hại không?
- 17/03/2020 | Chụp X - quang có phát hiện ung thư xương không?
1. Chụp X-quang toàn thân là gì? Tia bức xạ X sử dụng thế nào?
Ở phương pháp chụp X-quang, tia bức xạ năng lượng cao X được bắn ra từ máy chụp, dưới dạng các chùm tia qua cơ thể người. Ở vị trí xương cứng, tia X bị chặn lại, ngược lại ở mô mềm hay dịch thì tia X xuyên qua dễ dàng.
Ở bên kia, thu lượng tia X truyền qua cơ thể sẽ được hình ảnh chân thực về xương khớp và các mô mềm. Hình ảnh thu được vùng màu đen là có nhiều tia X truyền qua, chiếu tới phim. Ngược lại vùng trắng là ở bộ phận cản nhiều tia X. Ngoài ra còn có các vùng xám, độ xám phụ thuộc vào độ đặc của mô,…
Hình ảnh chụp X-quang giúp chẩn đoán, tìm ra bệnh lý dễ dàng hơn. Chụp X-quang toàn thân hiện ít được áp dụng, chủ yếu dùng chụp cho bộ phận nghi ngờ có vấn đề bệnh lý như chụp X-quang xương chân, chụp X-quang răng,…
Tùy vào bệnh lý nghi ngờ và đánh giá, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bộ phận chụp X-quang, tư thế hay các kiểu chụp phù hợp.
2. Có nên chụp X-quang không?
Không thể phủ nhận vai trò của kỹ thuật chụp X-quang trong thăm khám, chẩn đoán bệnh lý. Vì thế hiện nay, chụp X-quang vẫn được chỉ định cho những trường hợp bệnh lý cần thiết như: bệnh lý hô hấp, xương khớp, chấn thương,…
Tia bức xạ X trong chụp X-quang sử dụng rất ít
Tia bức xạ X sử dụng trong phương pháp chụp này có ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. Trong đó, da, tủy xương hay bộ phận sinh dục là những cơ quan bị tác động nhiều nhất.
Tuy nhiên trong chụp chiếu chẩn đoán, lượng tia X sử dụng rất ít, chỉ đủ chụp và có thiết bị, phòng chụp hấp thụ các tia tán xạ. Điều này giúp hạn chế tối đa những ảnh hưởng của tia X tới sức khỏe của người chụp.
Vì thế, chụp X-quang trong chẩn đoán bệnh thông thường không gây hại, bạn không nên quá lo lắng. Chỉ trong trường hợp thực sự cần thiết cần chẩn đoán bệnh, bác sĩ mới yêu cầu bạn chụp X-quang nhiều lần, và sẽ cân nhắc hạn chế tối đa ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vì thế, chỉ nên đi chụp X-quang khi thực sự cần và được chỉ định, không nên tự ý chụp hoặc quá lạm dụng phương pháp này. Việc chiếu chụp X-quang liên tục trong thời gian ngắn sẽ có thể khiến bạn bị rụng tóc, bỏng da, nguy cơ mắc ung thư và các bệnh lý khác.
Với bệnh nhân mắc bệnh nặng thì việc chụp X-quang toàn thân hay một bộ phận cơ thể cũng ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì thế bệnh nhân sẽ được sử dụng thiết bị hiện đại, cùng áo bảo vệ để giảm thiểu tối đa tác dụng phụ của tia X.
Nên chụp X-quang khi có chỉ định bác sĩ chuyên khoa
Theo đó, bạn chỉ nên chụp X-quang chẩn đoán bệnh khi có chỉ định trong những trường hợp:
- Kiểm tra khu vực bị đau, nghi mắc bệnh.
- Theo dõi hiệu quả điều trị bệnh.
- Theo dõi sự tiến triển của bệnh.
- Hỗ trợ chẩn đoán điều trị các bệnh khối u, tắc mạch, viêm khớp, ung thư xương, bệnh phổi, gãy xương, nhiễm trùng, các bệnh tim mạch khác,…
Chụp X-quang không hỗ trợ đánh giá bệnh lý các mô mềm như gan. Bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám chẩn đoán bệnh sơ bộ trước khi yêu cầu chụp X-quang để cung cấp thêm thông tin chẩn đoán bệnh.
2. Phụ nữ mang thai cần lưu ý khi chụp X-quang
Chụp X-quang không được khuyến khích sử dụng với phụ nữ mang thai, bởi tia bức xạ X năng lượng cao khi đi qua cơ thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến thai nhi. Nếu chụp X-quang quá nhiều, tia X còn gây tổn thương các cơ quan cơ thể mẹ, gây dị tật, nguy hiểm cho thai nhi.
Chỉ trong trường hợp thực sự cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu chụp X-quang để chẩn đoán bệnh lý. Với những máy chụp hiện đại, sau khi chụp sẽ biết được liều chiếu xạ vào mẹ và bé là bao nhiêu. Từ đó chẩn đoán ra nguy cơ nhiễm xạ và ảnh hưởng, từ đó tìm biện pháp khắc phục sớm.
Do đó, nếu bạn đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai, hãy cho bác sĩ biết để thực hiện các biện pháp giảm thiểu tối đa liều tia, tránh gây nguy hiểm đến thai.
Phụ nữ mang thai nên cân nhắc trước khi chụp X-quang
Ngoài phụ nữ mang thai, trẻ em khi chụp X-quang cũng cần hạn chế và cân nhắc khi thực sự cần thiết. Nếu có thể, hãy thay thế bằng các phương pháp chẩn đoán khác ít gây hại đến trẻ nhé.
4. Lưu ý khi chụp X-quang
Khi chụp X-quang, tùy vào bộ phận chụp mà kỹ thuật viên sẽ yêu cầu bệnh nhân đứng, ngồi hoặc nằm, có thể phải nín thở để có hình ảnh chụp tốt nhất. Hãy phối hợp với kỹ thuật viên để thời gian chụp nhanh, cho ảnh rõ nét.
Người bệnh chụp X-quang cũng cần lựa chọn địa chỉ, cơ sở y tế uy tín bởi hiện nay, rất nhiều phòng khám, cơ sở chữa bệnh không được chứng nhận an toàn trang bị máy chụp X-quang. Bộ Y tế Việt Nam đã quy định những tiêu chuẩn an toàn trong chụp X-quang.
Theo đó, cần tiến hành chụp X-quang trong điều kiện an toàn, với thiết bị và phòng chụp đạt tiêu chuẩn để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. Hơn nữa, kỹ thuật viên thực hiện cần được đào tạo bài bản về chuyên môn kỹ thuật, vừa chụp hiệu quả, vừa không gây nguy hiểm cho người bệnh.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cung cấp dịch vụ chụp X-quang uy tín
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện nay đã cung cấp dịch vụ chụp X-quang toàn thân và các bộ phận cơ thể, là địa chỉ uy tín để bệnh nhân cũng như bác sĩ khắp cả nước gửi chụp X-quang cho bệnh nhân tin tưởng. Kết quả ảnh chụp X-quang sẽ nhanh chóng được chuyển đến bác sĩ điều trị để giúp chẩn đoán nhanh và tốt nhất.
Thiết bị phòng chụp hiện đại, đạt tiêu chuẩn cùng đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo tốt, chuyên môn cao sẽ giúp việc chụp X-quang an toàn và nhanh chóng nhất. Hãy liên hệ với bệnh viện Đa khoa MEDLATEC nếu cần hỗ trợ về dịch vụ chụp X-quang khám chữa bệnh và tư vấn về các vấn đề liên quan.
Chụp X-quang toàn thân hiện nay được sử dụng rất rộng rãi để thăm khám, chẩn đoán và hỗ trợ điều trị bệnh. Người bệnh chỉ nên chụp X-quang khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, đồng thời lựa chọn cơ sở chụp uy tín, thiết bị phòng chụp đạt tiêu chuẩn an toàn. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!