Tin tức

Chụp X-quang khớp thường quy được chỉ định khi nào?

Ngày 09/01/2023
Chụp X-quang khớp thường quy là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất hữu ích. Nhờ kết quả hình ảnh này, bác sĩ có thể đánh giá được những bất thường trong cấu trúc khớp và lên phác đồ điều trị phù hợp với người bệnh. Vậy phương pháp này thường được chỉ định trong những trường hợp cụ thể nào và có gây rủi ro gì không?

1. Chụp X-quang khớp thường quy là gì?

Y học ngày càng phát triển. Trong đó, công tác chẩn đoán bệnh đang phát triển vượt bậc với những kỹ thuật hiện đại, hỗ trợ các bác sĩ phát hiện bệnh nhanh chóng và chính xác hơn. 

Chụp X-quang để phát hiện những bất thường ở khớp

Chụp X-quang để phát hiện những bất thường ở khớp

Kỹ thuật hình ảnh chụp X-quang rất phổ biến trong chẩn đoán bệnh. Tác dụng của loại máy này là phát ra tia X với liều vừa đủ. Những tia X này có thể xuyên qua những bộ phận như xương hay cơ bắp,… Sau đó, kết quả được đưa ra là những hình ảnh rõ nét về các cơ quan bên trong cơ thể. Thông thường phương pháp hiện đại này sẽ được chỉ định đối với những trường hợp bệnh nhân có nghi ngờ mắc phải các bệnh lý về xương khớp

Phương pháp chụp X-quang khớp thường quy sẽ phức tạp hơn so với chụp X-quang thông thường. Các bác sĩ sẽ dùng chất cản quang có chứa khí hoặc iốt để đưa vào các khớp. Nhờ những chất cản quang này mà việc theo dõi cấu trúc khớp từ máy X-quang có màn huỳnh quang tăng sáng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Hình ảnh thu được sẽ rất rõ nét, hỗ trợ tối đa cho các bác sĩ trong công tác chẩn đoán bệnh. 

Cụ thể là các bác sĩ sẽ có thể nhìn thấy những chuyển động của các cơ quan bên trong khi chiếu X-quang với màn huỳnh quang tăng sáng. Hơn nữa, sau khi được tiêm vào khớp, chất cản quang có chứa iốt sẽ phủ đều lên các mặt khớp giúp cấu trúc khớp hiện lên sáng trắng và rõ nét. Vì thế, bác sĩ sẽ nhận biết được cấu trúc giải phẫu cũng như hoạt động của khớp. 

Trong những năm gần đây, những hình ảnh thu được từ phương pháp chụp X-quang đều được lưu trữ dưới dạng số. Do đó, các bác sĩ có thể dễ dàng xử lý và xem lại kết quả để so sánh đối chiếu một cách dễ dàng. Đây là yếu tố giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh nhanh hơn, chính xác hơn, đồng thời đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho người bệnh. 

2. Chụp X-quang khớp thường quy được thực hiện trong trường hợp nào?

Chụp X-quang khớp thường quy được chỉ định trong những trường hợp sau: 

- Những trường hợp thường xuyên bị đau và khó chịu ở các khớp nhưng chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh cụ thể. 

Chụp X-quang khớp thường quy cho hình ảnh rõ ràng và sắc nét

Chụp X-quang khớp thường quy cho hình ảnh rõ ràng và sắc nét

- Giúp phát hiện những bất thường trong cấu trúc khớp ở các vùng như vai, cổ tay, cổ chân, háng, khớp gối

- Bác sĩ cũng có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện phương pháp này để có thêm dữ liệu quan trọng. Qua đó, bác sĩ sẽ quyết định nên điều trị bệnh theo phương pháp nội khoa hay phẫu thuật, hoặc thay khớp nếu cần thiết. 

3. Quy trình chụp X- quang khớp thường quy

Chụp X-quang khớp thường quy được thực hiện theo những bước sau: 

- Chuẩn bị:

Bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết và cụ thể cho người bệnh về những vấn đề cần lưu ý trước và trong quá trình chụp X-quang để đảm bảo an toàn cho người bệnh và đảm bảo có được kết quả chính xác nhất. Cụ thể như sau: 

+ Người bệnh không cần thiết phải nhập viện trước khi chụp X-quang khớp thường quy. 

+ Không cần nhịn ăn uống trước khi chụp. 

+ Trước khi làm thủ thuật, người bệnh cần điền vào bảng câu hỏi và câu trả lời chấp thuận trước khi làm thủ thuật. 

+ Nên thông báo với các bác sĩ về tình trạng sức khỏe gần đây, về các loại thuốc điều trị đang sử dụng hoặc tình trạng dị ứng nếu có, đặc biệt là những trường hợp đã từng dị ứng với chất cản quang iod. 

+ Trước khi chụp cũng cần thay trang phục theo quy định của bệnh viện, tháo bỏ các loại nữ trang, vật dụng kim loại mang theo. 

+ Trong trường hợp nghi ngờ có thai, bệnh nhân cũng cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn chi tiết. Thông thường những trường hợp mang thai sẽ không thực hiện chụp X-quang thường quy vì các tia bức xạ này có thể gây ảnh hưởng lớn đến bào thai. Với những trường hợp bắt buộc phải thực hiện, người bệnh sẽ được hướng dẫn một số biện pháp để bảo vệ an toàn, hạn chế tối đa nguy cơ rủi ro những ảnh hưởng từ tia X đến thai nhi.  

- Quy trình thực hiện

+ Bước 1: Kỹ thuật viên sẽ tiến hành chuẩn bị vật tư và dụng cụ tiêm, vận hành máy chụp.

+ Bước 2: Người bệnh sẽ nằm lên bàn chụp X-quang. Tiến hành chụp một số tư thế của khớp trước tiêm và sau đó so sánh với kết quả chụp sau khi tiêm cản quang. 

Một số trường hợp cần phải tiêm thuốc cản quang khi chụp X-quang

Một số trường hợp cần phải tiêm thuốc cản quang khi chụp X-quang

+ Bước 3: 

  • Nên thực hiện sát trùng nhiều lần ở vùng da quanh khớp. 

  • Trong trường hợp cần thiết có thể sát tiêm gây tê tại chỗ. 

  • Dùng kim tiêm có đủ độ dài cần thiết để xuyên qua da và đưa vào khe khớp và bơm chất cản quang vào vị trí này. Sau khi tiêm, bệnh nhân có thể cảm nhận được khớp căng lên.

  • Sau khi rút kim ra, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh cử động nhẹ nhàng các khớp nhằm mục đích trám đều các chất cản quang trong khớp.

  • Sau đó tiến hành chụp X-quang. 

  • Thời gian khảo sát có thể từ 20 đến 30 phút. 

  • Trong trường hợp cần thiết, người bệnh có thể được chỉ định chụp CT hay chụp cộng hưởng từ MRI ngay khi chụp X-quang để đánh giá chính xác hơn về những bất thường bên trong khớp. 

- Bước 4: 

Sau khi kết thúc thủ thuật, bác sĩ sẽ thực hiện băng ép vị trí chọc kim và người bệnh sẽ được theo dõi và chờ kết quả.

Khi chụp X-quang khớp thường quy, bệnh nhân có thể gặp phải một số biến chứng như sau: 

Bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn nhờ kết quả chụp X-quang thường quy

Bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn nhờ kết quả chụp X-quang thường quy

+ Một số phản ứng dị ứng (tuy nhiên rất hiếm gặp): Trường hợp nhẹ có thể gây buồn nôn, trường hợp nặng có thể gây biến chứng tim mạch. 

+ Nguy cơ nhiễm trùng khi đưa kim vào khớp mà không sát khuẩn đúng kỹ thuật. 

+ Sưng và đau sau thực hiện thủ thuật. Có thể chườm đá lạnh để giảm đau. Những triệu chứng này sẽ cải thiện sau khoảng 48 giờ. 

Mọi thắc mắc về chụp X-quang khớp thường quy hoặc có nhu cầu đặt lịch khám sức khỏe xương khớp, mời quý khách liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn trực tiếp.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ