Tin tức
Chụp X-quang ở đâu Hà Nội và tất cả các vấn đề liên quan
- 23/03/2020 | Phụ nữ có nên chụp X-quang khi mang thai và những lưu ý đặc biệt
- 01/08/2019 | Chụp X-quang tim phổi và những điều cần biết
1. Tìm hiểu về chụp X-quang
Kỹ thuật chụp X-quang đưa ra hình ảnh cấu trúc cơ quan bên trong cơ thể, đặc biệt là hệ xương khớp và các cơ quan nội tạng. Chụp X-quang sử dụng tia bức xạ X chiếu qua một vùng hoặc toàn bộ cơ thể tùy theo mục đích, tùy theo mật độ tế bào trong các cơ quan mà lượng tia X đi xuyên qua khác nhau.
Chụp X-quang có vai trò quan trọng trong khám chữa bệnh hiện nay
Ví dụ như xương hoặc kim loại trong người có cấu trúc dày đặc thì tia X bị giữ lại nhiều, trên phim hiện màu trắng. Không khí trong dạ dày hoặc phổi cho tia X đi qua hoàn toàn, nên trên ảnh chụp có màu đen. Còn lại các cơ và chất béo khi chụp sẽ có màu xám.
2. Các bộ phận thường được chỉ định chụp X-quang
Trước khi tìm hiểu chụp X-quang ở đâu Hà Nội, cùng tìm hiểu kỹ thuật này thường được chỉ định ở các bộ phận nào của cơ thể và giúp phát hiện các bệnh lý gì.
Theo đó, chụp X-quang được chỉ định để chẩn đoán, tìm nguyên nhân hoặc hỗ trợ điều trị tại các cơ quan sau:
2.1. Xương và răng
Trong chẩn đoán các bệnh:
Loãng xương: Ảnh chụp X-quang cho thấy mật độ xương nhiều hay ít tại các vị trí nào, từ đó đánh giá tình trạng loãng xương.
Viêm khớp: Ảnh chụp X-quang có thể dùng cho chẩn đoán hoặc theo dõi tình hình viêm khớp và hiệu quả điều trị bởi nó cho phép quan sát nhiều dấu hiệu của bệnh lý này.
Đánh giá chân răng và cấu trúc răng: Ảnh chụp X-quang có giá trị rất lớn trong xác định vị trí và mức độ sâu răng cũng như cấu trúc răng phục vụ cho can thiệp thẩm mỹ.
Chụp X-quang răng để quan sát cấu trúc răng toàn diện hơn
Gãy xương, nhiễm trùng: Vị trí và tổn thương gãy xương, nhiễm trùng thể hiện rất rõ trên ảnh chụp X-quang.
Ung thư xương: Các khối u ở xương có thể quan sát được trên ảnh chụp X-quang.
2.2. Ổ bụng
Tìm kiếm bệnh lý, nguyên nhân của vấn đề đường tiêu hóa hoặc đánh giá cấu trúc các cơ quan ổ bụng như gan, thận, dạ dày, đường ruột,… Chụp X-quang ổ bụng thường khá khó quan sát, bạn có thể cần dùng chất cản quang trộn chung với thức uống để ảnh chụp rõ nét hơn đường tiêu hóa.
Tìm dị vật: Chụp X-quang giúp quan sát vị trí, hình ảnh dị vật trong ổ bụng do không may nuốt phải như đồng xu, chìa khóa,…
2.3. Ngực
Chụp X-quang ngực được chỉ định trong tìm kiếm các bệnh lý liên quan:
Nhiễm trùng phổi: là dấu hiệu của bệnh lao, viêm phổi hoặc ung thư phổi.
Tim phì đại: Dấu hiệu của suy tim.
Ung thư vú: Chụp X-quang nhũ ảnh là hình thức chụp X-quang đặc biệt để đánh giá mô vú, tìm kiếm dấu hiệu ung thư vú.
Tắc mạch máu: Chụp X-quang ngực cũng cho phép quan sát sự thay đổi lưu lượng máu đến tim và phổi.
Thông thường, kết quả chụp X-quang sẽ có sau 10 - 15 phút, bác sỹ chuyên môn sẽ dựa trên kết quả để đánh giá, phân tích và đưa ra kết luận về tình trạng sức khỏe, bệnh lý bạn gặp phải.
Chụp X-quang ngực thường chỉ định để chẩn đoán bệnh lý phổi
3. Những lưu ý quan trọng khi chụp X-quang cần nhớ
Để quá trình chụp diễn ra thuận tiện và nhanh chóng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thông báo cho bác sĩ hoặc kỹ thuật viên nếu bạn đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai: Tia bức xạ có thể tác động đến thai nhi,… Vì thế phụ nữ đang mang thai không nên chụp X-quang, trong trường hợp cần thiết phải mặc áo chì hạn chế bức xạ.
- Trước khi chụp X-quang, bạn sẽ được hướng dẫn cởi bỏ tất cả vật dụng trang sức, kim loại mang theo trong cơ thể. Kim loại có thể ngăn cản tia X truyền qua hoặc gây nhiễu xạ, khiến kết quả chụp X-quang không còn chính xác.
- Thông thường chụp X-quang ống tiêu hóa, nhất là dạ dày và ruột sẽ cần làm sạch ruột, tiêm hoặc uống thuốc cản quang. Hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn có tiền sử dị ứng thuốc cản quang hoặc nghi ngờ.
- Nên mặc trang phục thoải mái: Khi chụp X-quang, đôi khi bạn phải cởi bỏ quần áo tại khu vực cần chụp và giữ yên một tư thế trong suốt thời gian chụp. Vì thế mặc trang phục thoải mái, rộng rãi sẽ giúp thao tác chụp thuận tiện, chính xác hơn.
Chụp X-quang thường không gây ra biến chứng gì, chỉ có các trường hợp tiêm thuốc cản quang có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: đau đầu, buồn nôn,… Hãy thông báo cho bác sĩ hoặc kỹ thuật viên nếu bạn gặp phải vấn đề gì để được hỗ trợ.
Thời gian chụp X-quang diễn ra khá nhanh
4. Chụp X-quang ở đâu Hà Nội uy tín hiện nay?
Để đảm bảo an toàn và kết quả chụp X-quang chính xác, rõ nét, giúp việc chẩn đoán dễ dàng nhất, bạn nên lựa chọn địa chỉ chụp uy tín, đảm bảo. Có 3 yếu tố quan trọng cần được đảm bảo khi chụp X-quang đó là:
- Sử dụng máy chụp X-quang có cường độ bức xạ tia X thấp, thời gian chụp ngắn, ghi hình ảnh nhanh và rõ nét để hạn chế tối đa nhiễm bức xạ gây hại tới sức khỏe.
- Phòng chụp X-quang theo tiêu chuẩn, có vách chì, áo chì để hấp thụ tia X tán xạ.
- Kỹ thuật viên thực hiện chụp X-quang được đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật chụp và các nguyên tắc an toàn tốt. Nhiệt tình thân thiện giúp bạn có tâm lý thoải mái nhất, kết quả chụp cũng tốt và nhanh nhất.
Dựa trên các yếu tố này, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với 3 cơ sở tại Hà Nội cùng hệ thống phòng chụp X-quang hiện đại, máy móc được nhập khẩu từ các nước có nền y học phát triển đảm bảo an toàn và chất lượng tốt nhất. Trung tâm Xét nghiệm Bệnh viện MEDLATEC được chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189: 2012, được đánh giá là một trong những trung tâm xét nghiệm hiện đại, tốt nhất cả nước.
Bệnh viện MEDLATEC cung cấp dịch vụ chụp X-quang cho bệnh nhân thăm khám điều trị tại bệnh viện cũng như các bệnh nhân có yêu cầu chụp theo chỉ định của bác sĩ. Các kỹ thuật viên điều hành máy chụp X-quang tại đây đều được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật bài bản, cho chất lượng chụp tốt nhất trong thời gian ngắn nhất.
Chụp X-quang với hệ thống máy hiện đại tại MEDLATEC
Nếu như bạn đang phân vân không biết chụp X-quang ở đâu Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là lựa chọn hoàn hảo để thực hiện. Hãy liên hệ với Bệnh viện MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn tận tình hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!