Tin tức
Chuyên gia dinh dưỡng giải đáp: Tiểu đường uống nước cam được không?
- 30/05/2022 | Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không?
- 16/05/2022 | Dinh dưỡng cho người tiểu đường hỗ trợ kiểm soát bệnh tốt
- 06/05/2022 | Bệnh tiểu đường có chữa được không? Phòng ngừa bệnh ra sao?
1. Mắc bệnh tiểu đường uống nước cam được không?
1.1. Nước cam là một loại đồ uống bổ dưỡng
Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe từ nước cam:
Nước cam thơm ngon và tốt cho sức khỏe
+ Chất flavonoid trong cam có khả năng kích thích hoạt động của enzyme và hỗ trợ gan thải độc tố ra khỏi cơ thể.
+ Nước cam cung cấp vitamin C, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
+ Rất tốt cho đường tiêu hóa.
+ Giúp điều hòa huyết áp.
+ Hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
+ Ngăn ngừa nguy cơ sỏi thận.
+ Các loại vitamin và khoáng chất trong nước cam giúp cải thiện viêm nhiễm.
+ Ngăn ngừa các gốc tự do giúp làn da của bạn mịn màng, tươi trẻ hơn.
+ Có chứa hoạt chất Hesρeridin mang đặc tính chống oxу hóa cực mạnh, giúp chống lại vi khuẩn, nâng cao độ bền của thành mạch máu, có công dụng phòng ngừa bệnh tim mạch và nguy cơ đột quỵ.
+ Ngăn ngừa tình trạng còi xương ở trẻ em.
+ Có tác dụng giải rượu rất hiệu quả.
1.2. Bị tiểu đường có uống nước cam được không?
Về vấn đề bị tiểu đường có uống nước cam được không, các chuyên gia giải thích chi tiết như sau: Cam có chỉ số đường huyết khá thấp nên rất phù hợp dùng trong chế độ ăn người bị tiểu đường. Tuy nhiên, khuyến cáo nên ăn nguyên múi, hạn chế xay, dầm, ép hoặc sinh tố. Bên cạnh đó, khi uống nước cam, người bệnh tiểu đường cũng cần lưu ý:
- Những bệnh nhân tiểu đường cần thận trọng trong quá trình lựa chọn thực phẩm, bổ sung dinh dưỡng mỗi ngày. Để kiểm soát bệnh tốt, người bệnh hãy tránh những thực phẩm có chứa nhiều đường, chứa nhiều chất béo.
Người bị tiểu đường có thể uống nước cam
- Đồng thời nên ăn những loại trái cây, rau xanh,… vì những loại thực phẩm này có chứa nhiều loại vitamin, nhiều chất xơ và rất ít chất béo nên rất hữu ích trong việc kiểm soát hàm lượng đường trong máu. Điều này có nghĩa rằng, người tiểu đường vẫn có thể bổ sung nước cam trong chế độ ăn nhưng không nên uống thường xuyên, hoặc uống nhiều 1 lúc, mà nên ưu tiên ăn cam nguyên múi. Hơn nữa, một số loại trái cây như cam, quýt,… có chứa nhiều vitamin C, có tính kháng khuẩn tốt và nâng cao sức đề kháng hiệu quả.
2. Bị tiểu đường khi uống nước cam cần lưu ý gì?
Mặc dù nước cam là một loại thực phẩm có lợi đối với bệnh nhân tiểu đường, tuy nhiên để đảm bảo điều này, bạn cần uống nước cam đúng cách. Ngược lại, nếu không uống đúng cách, cơ thể cũng có nguy cơ gặp phải những rủi ro sức khỏe không đáng có. Chính vì thế, hãy lưu ý những vấn đề sau:
- Không nên sử dụng nước ép cam đóng chai sẵn vì trong những sản phẩm này có thể chứa nhiều đường và không đảm bảo giữ được lượng vitamin vốn có trong cam và không có nhiều chất xơ. Thay vào đó, bạn nên ăn cam nguyên múi. Nếu thích uống nước cam, bạn hãy tự làm tại nhà và lưu ý không nên cho thêm đường hay mật ong khi pha nước cam.
Bệnh nhân tiểu đường cần uống nước cam đúng cách
- Không nên uống nhiều, mỗi ngày chỉ uống 1 đến 2 ly nước cam.
- Không nên uống nước cam khi bạn vừa mới kết thúc bữa sáng. Đây là thói quen xấu, có thể khiến bạn bị đau tức và khó chịu bụng.
- Bạn cũng không nên uống loại nước này vào buổi tối vì nó có thể khiến bạn khó ngủ, mất ngủ.
- Đối với những trường hợp bị viêm loét dạ dày, tá tràng thì nên hạn chế uống nước cam.
- Khi đang bị tiêu chảy cũng không nên uống nước cam.
- Không uống khi quá no hoặc quá đói.
- Khi mua cam, cần lựa chọn loại cam sạch và có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Trong quá trình pha nước cam, cũng cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ngoài thắc mắc bị tiểu đường uống nước cam được không, bệnh nhân cũng cần lưu ý về một số vấn đề dưới đây:
- Nên uống đủ nước mỗi ngày: Đây là thói quen rất tốt đối với bệnh nhân tiểu đường để hạn chế nguy cơ tăng đường huyết, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
-Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày. Đặc biệt, trong bữa chính, bệnh nhân không nên ăn quá nhiều cơm để tránh tình trạng tăng đường huyết sau ăn.
- Nên ăn nhiều các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ.
- Khi chế biến thức ăn nên áp dụng các phương pháp luộc, hấp và không nên ăn các món ăn chiên, xào.
- Tránh xa những thực phẩm như bánh, kẹo, chocolate, nước ép hoa quả đóng chai, các loại mứt, thạch, sữa chế biến, các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo,…
- Tập luyện mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, loại bỏ căng thẳng, ổn định đường huyết.
Người bệnh cần tập luyện mỗi ngày để ổn định đường huyết, tăng cường sức đề kháng
- Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ: Đây là vấn đề mà bất cứ người bệnh tiểu đường nào cũng cần phải tuân thủ. Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe để nhận biết sớm được những thay đổi bất thường trong cơ thể và có hướng xử trí kịp thời nhằm ngăn ngừa nguy cơ biến chứng.
- Người bệnh nên đến những cơ sở y tế uy tín để được tư vấn chế chế độ ăn, tập luyện phù hợp để kiểm soát đường huyết trong máu hiệu quả.
Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với đội ngũ chuyên gia bác sĩ đầu ngành cùng với hệ thống máy móc hiện đại, đang là địa chỉ được nhiều người bệnh tin tưởng.
Ngoài khám chữa bệnh trực tiếp, MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, rất hữu ích trong việc giúp khách hàng tiết kiệm thời gian trong quá trình khám và theo dõi sức khỏe.
Nếu muốn tìm hiểu thêm thông tin hoặc có nhu cầu đặt lịch khám, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!