Tin tức

Bệnh tiểu đường có chữa được không? Phòng ngừa bệnh ra sao?

Ngày 06/05/2022
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Nhiều bệnh nhân bị tiểu đường đều có chung một nỗi băn khoăn đó là bệnh tiểu đường có chữa được không? Trên thực tế tiểu đường là một trong những bệnh lý mạn tính khó có thể chữa khỏi hoàn toàn được, do đó đây vẫn là một căn bệnh đặt ra nhiều thách thức với y khoa. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ một số phương pháp đang được sử dụng trong điều trị tiểu đường hiện nay và cách để phòng ngừa cũng như hạn chế biến chứng mà bệnh lý này gây ra.

1. Các phương pháp được áp dụng trong điều trị bệnh tiểu đường 

Cho đến thời điểm hiện tại thì khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để tìm ra những phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh tiểu đường với 3 liệu pháp mới sau đây:

Cấy ghép tuyến tụy:

Phương pháp này có thể được sử dụng trong điều trị cho những bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1. Nếu cấy ghép thành công thì tuyến tụy mới sẽ giúp cơ thể người bệnh khôi phục lại chức năng kiểm soát đường huyết. Tại Hoa Kỳ, hàng năm có khoảng 1.300 trường hợp bị tiểu đường tuýp 1 được ghép tụy thành công và 83% trong số đó không cần phải bổ sung insulin trong vòng 1 năm sau phẫu thuật.

Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm là nguồn tuyến tụy được hiến rất khan hiếm và bệnh nhân phải duy trì việc dùng thuốc chống đào thải suốt đời đã khiến họ phải đối mặt với nhiều vấn đề khác về sức khỏe khác. 

 

Hiện nay chưa thể chữa trị dứt điểm bệnh tiểu đường

Hiện nay chưa thể chữa trị dứt điểm bệnh tiểu đường

Liệu pháp cấy ghép tế bào beta của tiểu đảo tụy:

Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới bệnh đái tháo đường đó là sự suy giảm chức năng của các tế bào beta. Thực hiện liệu pháp cấy ghép tế bào beta của tiểu đảo tụy cho phép cơ thể có khả năng cảm nhận được hàm lượng đường có trong máu, từ đó kích hoạt sản xuất ra lượng insulin phù hợp để cân bằng lượng đường huyết.

Mặt trái của phương pháp này đó là sau khi cấy ghép tế bào beta, bệnh nhân phải kết hợp các loại thuốc khác nhau để tránh tình trạng cơ thể đào thải tế bào nên chỉ có khoảng 8% người bệnh được ghép tiểu đảo tụy có thể duy trì được lượng đường huyết ổn định.

Liệu pháp tế bào gốc:

Cơ thể người bệnh sẽ được cấy ghép tế bào gốc để dần dần phát triển thành các tế bào beta. Nghiên cứu có kết quả bước đầu cho thấy đây là liệu pháp có tiềm năng khi giúp cải thiện quá trình trao đổi glucose cũng như tăng độ nhạy của insulin một cách rõ rệt.

Nhìn chung các phương pháp trên vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm nhưng cũng phần nào cho thấy đây cũng là những bước tiến đáng kể đem lại hy vọng chữa khỏi bệnh tiểu đường trong tương lai.

2. Nếu mới bị bệnh tiểu đường có chữa được không?

Hiện nay cả đái tháo đường tuýp 1 và đái tháo đường tuýp 2 đều chưa có khả năng được chữa khỏi hoàn toàn cho dù bệnh nhân mới mắc hoặc đã mắc từ lâu do tính chất phức tạp của nguyên nhân gây ra bệnh.

Đối với đái tháo đường tuýp 1, do nơi sản xuất ra insulin là đảo tụy bị phá hủy không thể tiết ra insulin được nữa nên để chữa khỏi bệnh hoàn toàn thì chỉ phụ thuộc vào việc cấy ghép.

Còn đối với đái tháo đường tuýp 2, không chỉ đơn thuần là lượng đường trong máu tăng cao mà chính là tình trạng rối loạn chuyển hóa cấp phân tử tế bào. Trong trường hợp người bệnh phát hiện bị tiểu đường ở giai đoạn sớm (tiền tiểu đường) và điều chỉnh tích cực bằng việc chăm chỉ luyện tập thể dục, ăn uống lành mạnh và dùng thuốc theo chỉ định thì có thể chữa khỏi. Tuy nhiên khi sang đến giai đoạn muộn tức là đã trở thành tiểu đường tuýp 2 thì rất khó điều trị dứt điểm. Bởi vì lúc này tình trạng kháng insulin và tuyến tụy bị suy kiệt kết hợp với những rối loạn chuyển hóa khác trong cơ thể sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết và nguy cơ biến chứng rất cao. 

 

Bệnh nhân tiểu đường sẽ cần uống thuốc theo đơn của bác sĩ

Bệnh nhân tiểu đường sẽ cần uống thuốc theo đơn của bác sĩ

Mặc dù chưa thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng những người bị đái tháo đường vẫn có thể kiểm soát được bệnh và hạn chế rủi ro biến chứng bằng việc áp dụng một lối sống lành mạnh và kết hợp uống thuốc hạ đường huyết cũng như các phương pháp hỗ trợ khác.

3. Giải pháp hỗ trợ điều trị đái tháo đường 

3.1. Điều chỉnh lối sống khoa học, lành mạnh

Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, bệnh nhân có thể kiểm soát được lượng đường trong máu, duy trì ở mức cho phép và hạn chế nguy cơ tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm bằng các cách sau:

  • Áp dụng chế độ ăn uống khoa học như tăng cường ăn những món giàu chất xơ, cắt giảm lượng carbohydrate và chất béo trong các thực phẩm nhiều đường và tinh bột;

  • Giữ một trọng lượng cơ thể vừa phải: nếu bị béo phì thì bệnh nhân nên có kế hoạch giảm cân, sau đó duy trì ở mức độ hợp lý với chỉ số BMI từ 18 - 23 đối với nữ và 20 - 25 đối với nam;

 

Người bị tiểu đường cần áp dụng một chế độ ăn lành mạnh

Người bị tiểu đường cần áp dụng một chế độ ăn lành mạnh

  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao: người bệnh nên rèn luyện thể chất ít nhất từ 30 - 60 phút/ngày với các bài tập có cường độ vừa phải như bơi lội, đạp xe, đi bộ,...trong 5 ngày/tuần;

  • Giữ tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ: stress cũng là nguyên nhân khiến cho đường huyết tăng cao. Chính vì thế, bệnh nhân tốt nhất nên ngủ đủ giấc, từ bỏ thuốc lá, thư giãn, ngủ đúng giờ và đủ giấc để làm giảm quá trình stress oxy hóa giúp kiểm soát bệnh hiệu quả.

3.2. Tuân thủ liệu trình dùng thuốc

Theo hướng dẫn điều trị bệnh tiểu đường của Bộ Y tế thì lựa chọn chủ yếu để chữa tiểu đường tuýp 2 đó là nhóm thuốc Sulfonylurea (biệt dược Predian, Diamicron,...) và Biguanid (Glucophage, Metformin). Những trường hợp sau thường sẽ áp dụng điều trị bằng thuốc tiêm:

  • Đái tháo đường tuýp 1;

  • Bệnh nhân bị suy gan, suy thận;

  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú;

  • Đường huyết ≥ 300 mg/dl, HbA1c ≥ 10%;

  • Nhiễm toan ceton, chuẩn bị thực hiện phẫu thuật.

Lưu ý: bệnh nhân đái tháo đường khi dùng thuốc cần có sự chỉ định, hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc, dùng đơn thuốc của người khác hoặc uống sai hướng dẫn cũng như mục đích sử dụng.

Như vậy, bệnh tiểu đường có chữa được không còn tùy thuộc vào lối sống và cách sử dụng thuốc của bệnh nhân. Nếu xuất hiện bất thường trong quá trình điều trị, người bệnh nên thông tin ngay cho bác sĩ và nên tái khám định kỳ theo lịch hẹn.

 

Bệnh tiểu đường có chữa được không là băn khoăn của phần lớn bệnh nhân

Bệnh tiểu đường có chữa được không là băn khoăn của phần lớn bệnh nhân

Nếu bạn muốn được chẩn đoán bệnh tiểu đường hoặc bất kỳ bệnh lý nào khác, hãy đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chúng tôi. MEDLATEC là nơi quy tụ rất nhiều y bác sĩ đầu ngành, chuyên môn cao và luôn tận tâm với nghề. Bên cạnh đó, Bệnh viện còn sở hữu hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và CAP hỗ trợ hiệu quả tối đa cho công tác thăm khám và chẩn đoán bệnh.

Hiện nay  để thuận tiện hơn cho những bệnh nhân mắc tiểu đường hoặc các bệnh lý mạn tính khác cũng như nhu cầu cá nhân của khách hàng, MEDLATEC vẫn đang triển khai dịch vụ lấy mẫu xét  nghiệm tại nhà. Thay vì phải xếp hàng chờ đợi tới lượt thăm khám tại viện, khách hàng có thể đặt lịch TẠI ĐÂY  hoặc qua Tổng đài 1900 56 56 56. Nhân viên sẽ đến tận nơi để lấy mẫu theo đúng lịch khách hàng đăng ký, sau đó kết quả được trả dưới hình thức tin nhắn, trên website, hoặc trên ứng dụng MedOn và bác sĩ sẽ liên hệ với khách hàng để tư vấn về kết quả.

Để được cung cấp thêm các thông tin chi tiết hơn về dịch vụ của MEDLATEC, bạn có thể liên hệ qua Tổng đài 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.