Tin tức

Chuyên gia lên tiếng về thực trạng đột quỵ não đang “càn quét” người trẻ

Ngày 21/04/2025
Tham vấn y khoa: BSCKI. Hoàng Anh Tuấn
Những ca đột quỵ ở tuổi 20, 30, 40 liên tiếp gần đây dấy lên lo lắng về xu hướng căn bệnh này ngày càng trẻ hóa. Thậm chí, số liệu thống kê cho thấy có tới 45% số ca đột quỵ là người trẻ tuổi. Vì vậy, chủ động tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ là cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Đột quỵ - Tỷ lệ tử vong vượt ung thư, tim mạch  

Đột quỵ hiện là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn cầu. Mỗi năm, trên thế giới có hơn 14 triệu ca đột quỵ não mới, đồng nghĩa trung bình cứ 3 giây trôi qua có 1 người bị đột quỵ. Toàn thế giới ghi nhận 6,5 triệu ca tử vong mỗi năm.  

Tại Việt Nam, đột quỵ đã vượt qua ung thư, trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và con số này ngày càng tăng. Hiện nay, số lượng người bị đột quỵ ngày càng gia tăng, đáng nói là số người trẻ mắc bệnh chiếm tỷ lệ không nhỏ.  

Đột quỵ đang có nguy cơ ngày càng trẻ hóa

Đột quỵ đang có nguy cơ ngày càng trẻ hóa 

BSCKI. Hoàng Anh Tuấn - Trưởng Chuyên khoa Thần kinh, Hệ thống Y tế MEDLATEC cho biết: “Nhiều người vẫn nghĩ đột quỵ là căn bệnh ở người già trên 60 tuổi, nhưng thực tế thời gian gần đây số người trẻ nhập viện vì đột quỵ ngày càng tăng. Các biến chứng đột quỵ ở người trẻ tuổi cũng giống như đột quỵ ở người cao tuổi. Mặc dù có thể cơ địa người trẻ tuổi tốt hơn nên khả năng hồi phục sau đột quỵ cao hơn nhưng nếu bệnh nặng sẽ gây tàn phế, ảnh hưởng đến tâm sinh lý người bệnh cũng như trở thành gánh nặng cho các thành viên khác trong gia đình”.  

Nghịch lý phòng đột quỵ của người trẻ 

Trước thực tế đáng báo động của tình trạng đột quỵ nhưng việc phòng ngừa bệnh lý nguy hiểm này còn tồn tại rất nhiều nghịch lý. Rất nhiều người quan tâm, lo sợ đến mức hoang mang. Tuy nhiên, họ lại trông mong đến những giải pháp phòng ngừa như 1 mũi tiêm, hay 1 viên thuốc, thậm chí lọc máu để đảm bảo trọn đời không bệnh tật. Thực tế việc phòng ngừa đột quỵ là sự phối hợp của nhiều giải pháp và cần được duy trì lâu dài.

Mặt khác, một số người trẻ có nếp sống thiếu khoa học, thường xuyên sử dụng rượu bia, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, chất gây nghiện mới (ma túy đá, cần sa)… Một người tiền sử tăng huyết áp điều trị không thường xuyên (hoặc không biết), uống bia rượu, hút thuốc lá sẽ như một “cú đánh” trực diện vào mạch máu não, từ đó thúc đẩy mạnh nguy cơ đột quỵ. 

Thói quen thiếu lành mạnh của giới trẻ ngày nay làm tăng nguy cơ đột quỵ

Thói quen thiếu lành mạnh của giới trẻ ngày nay làm tăng nguy cơ đột quỵ 

Ngoài ra, thói quen hút thuốc lá ở người trẻ là vấn đề báo động, dễ khiến mạch máu bị tắc nghẽn, xơ chai, hình thành cục máu đông. Nhiều trường hợp đột quỵ não ghi nhận ở đối tượng người trẻ do lối sống không lành mạnh như thường xuyên căng thẳng, sử dụng rượu bia, thuốc lá. Vì vậy, trước khi nghĩ tới việc dự phòng đột quỵ bằng các biện pháp đắt tiền, người trẻ hãy dừng ngay các thói quen xấu trên. 

Chủ động tầm soát đột quỵ để phòng tránh đột quỵ kéo đến bất ngờ 

Đột quỵ không loại trừ một ai, nhưng có thể chủ động phòng ngừa bằng cách thường xuyên tầm soát để phát hiện các yếu tố bất thường, hạn chế thấp nhất rủi ro.  

Theo đó, bác sĩ Tuấn khuyến cáo, bất kỳ ai đều nên thực hiện tầm soát nguy cơ đột quỵ 1 năm một lần, đặc biệt là những đối tượng nguy cơ cao sau đây:  

  • Mắc bệnh tăng huyết áp;
  • Mắc bệnh đái tháo đường;
  • Rối loạn lipid máu;
  • Các bệnh lý tim mạch: bệnh van tim, rung nhĩ…;
  • Hẹp động mạch cảnh;
  • Bệnh hồng cầu hình liềm;
  • Rối loạn tăng đông;
  • Chế độ ăn, uống (ăn mặn, uống rượu); 
  • Ít vận động;
  • Béo phì;
  • Dùng thuốc ngừa thai;
  • Điều trị hormone thay thế ở tuổi mãn kinh;
  • Hút thuốc lá hoặc lạm dụng thuốc: cocaine, thuốc phiện, amphetamine;
  • Từng bị chấn thương đầu, cổ; 
  • Có tiền sử gia đình bị đột quỵ;   
  • Một số yếu tố nguy cơ khác: Tăng homocystein máu, mắc bệnh MELAS, CADASIL, rối loạn dễ chảy máu, phình mạch não… 

Đột quỵ không chỉ gây ra gánh nặng cho gia đình người bệnh mà còn để lại những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và xã hội. Vậy nên, mỗi người dân hãy tự nâng cao ý thức về tầm quan trọng của việc tầm soát để có biện pháp can thiệp kịp thời, góp phần giảm thiểu tỷ lệ tử vong và di chứng của căn bệnh này gây ra. 

Chủ động tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ để bảo vệ sức khỏe

Chủ động tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ để bảo vệ sức khỏe 

Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC là một trong những đơn vị cung cấp giải pháp tầm soát đột sớm nguy cơ đột quỵ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhiều đối tượng. Đơn vị quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, giàu kinh nghiệm như TTND.TTƯT.PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi - Chuyên gia Tim mạch, Hệ thống  Y tế MEDLATEC, nguyên Phó Viện trưởng Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai; TS.BS Nguyễn Thị Tâm - Chuyên gia Thần kinh, Hệ thống Y tế MEDLATEC, nguyên Chủ nhiệm khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Quân y 108; cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu chuyên môn, được đào tạo bài bản.  

Ngoài ra, MEDLATEC còn chú trọng đầu tư đồng bộ kỹ thuật chẩn đoán hiện đại về xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng... Bằng việc sở hữu những năng lực vượt trội đó, đơn vị  tầm soát hiệu quả, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ, từ đó có hướng xử trí phù hợp cho người bệnh.   

Người dân có nhu cầu thực hiện tầm soát đột quỵ hoặc thăm khám sức khỏe tổng quát, vui lòng liên hệ tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ