Tin tức
Cơ chế hoạt động và ý nghĩa của chụp phim cộng hưởng từ
- 20/08/2020 | Kỹ thuật chụp MRI được sử dụng cho những cơ quan nào trên cơ thể?
- 20/08/2020 | Chụp MRI bao nhiêu tiền với mục đích là gì?
- 20/08/2020 | MEDLATEC - đáp án thuyết phục cho câu hỏi chụp MRI ở đâu?
1. Tìm hiểu về chụp phim cộng hưởng từ
Cùng với siêu âm, X-quang và chụp CT, chụp phim cộng hưởng từ cũng là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến hiện nay trong y học thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên chụp cộng hưởng từ được đánh giá cao hơn về mức an toàn và ý nghĩa trong chẩn đoán do chất lượng hình ảnh cao, rõ nét, chi tiết.
Phim cộng hưởng từ có giá trị cao trong chẩn đoán bệnh
1.1. Cơ chế tạo phim cộng hưởng từ
Thủ thuật chẩn đoán hình ảnh này tạo phim tái hiện chính xác cơ quan và các bộ phận bên trong cơ thể dựa trên từ trường và sóng radio. Cụ thể, máy chụp cộng hưởng từ sẽ tạo ra hệ từ trường mạnh, cả cơ thể người bệnh hoặc bộ phận cần chụp được đưa vào vùng từ trường này. Sau đó các xung sóng vô tuyến phù hợp được tạo ra, kích thích dao động từ của nguyên tử hidro có trong nước hoặc hợp chất của mô, tế bào cơ thể người.
Bộ phận khác của máy thu tín hiệu từ phát ra này, xử lý và tạo kết quả cuối cùng là phim chụp cơ quan với cấu trúc bên trong rõ nét.
Như vậy, cơ chế tạo phim chụp cộng hưởng từ hoàn toàn khác so với kỹ thuật chẩn đoán khác, không sử dụng tia X nên không gây nhiễm xạ. Hơn nữa, cơ chế từ này cho phép phim cộng hưởng từ ghi lại những hình ảnh chi tiết hơn cả mô cứng lẫn mô mềm.
Máy chụp cộng hưởng từ tại MEDLATEC
1.2. Chụp cộng hưởng từ trong y tế
Chỉ định chụp cộng hưởng từ ở các cơ quan có thể vì nhiều nguyên nhân, tuy nhiên hiện nay chủ yếu được thực hiện nhằm tìm vấn đề liên quan tới nhiễm trùng, bệnh mạch máu, khối u, sự chảy máu hoặc chấn thương. Kỹ thuật này không phải là lựa chọn ưu tiên mà thường chỉ định để bổ sung thông tin chẩn đoán sau các kĩ thuật X-quang, CT hoặc siêu âm.
Bệnh nhân có thể chụp cộng hưởng từ không chuẩn bị hoặc sử dụng vật liệu tương phản từ hỗ trợ để phim chụp hiển thị rõ mô bất thường hơn.
Trong chụp cộng hưởng từ đầu
Thường chỉ định để tìm kiếm hoặc chẩn đoán: chảy máu não, khối u, chấn thương thần kinh, tổn thương não do đột quỵ, phình động mạch,…
Ngoài ra, cộng hưởng từ đầu cũng cho phép tìm thấy các vấn đề về dây thần kinh thị giác, thính giác hoặc bệnh lý về mắt, tai.
Trong cộng hưởng từ mạch máu
MRI thường chỉ định để kiểm tra các mạch máu, tìm kiếm bất thường và đánh giá dòng chảy của máu. Khi đó kĩ thuật này được gọi riêng là chụp mạch cộng hưởng từ (MRA). Các vấn đề mạch máu có thể phát hiện được như: rách lớp lót mạch máu, phình động mạch, hẹp mạch máu,…
Chụp mạch cộng hưởng từ thường chỉ định dùng chất tương phản từ để thể hiện rõ bất thường hơn.
Trong cộng hưởng từ ngực
Cộng hưởng từ ngực cho phép quan sát van, tim và mạch vành, ngoài ra cũng giúp phát hiện các tổn thương nếu có ở tim hoặc phổi. Chụp cộng hưởng từ ngực để tìm ung thư vú có thể kết hợp vật liệu tương phản từ.
Cộng hưởng từ ngực hỗ trợ phát hiện ung thư vú
Trong cộng hưởng từ xương khớp
Chụp cộng hưởng từ xương khớp có thể chỉ định sau chụp X-quang khi không thấy rõ tổn thương gãy xương hoặc mô mềm. Ngoài ra, các vấn đề bệnh lý khác MRI cũng có thể kiểm tra như: khối u xương, vấn đề về sụn và tủy xương, gân và dây chằng, nhiễm trùng, viêm khớp,…
Trong cộng hưởng từ bụng và xương chậu
Cộng hưởng từ cho phép tìm kiếm các vấn đề ở cơ quan và bất thường cấu trúc trong bụng như: túi mật, gan, thận, tuyến tụy, bàng quang,… Ở phụ nữ, nó giúp phát hiện nhiễm trùng, khối u, chảy máu và các bất thường khác ở tử cung, buồng trứng. Ở nam giới, cộng hưởng từ cho phép đánh giá và chẩn đoán bệnh lý tuyến tiền liệt.
Trong cộng hưởng từ cột sống
Chụp cộng hưởng từ giúp kiểm tra chi tiết vấn đề về dây thần kinh cột sống và các đĩa đệm trong các bệnh lý khối u cột sống, thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh, hẹp cột sống,…
2. Vấn đề an toàn khi chụp phim cộng hưởng từ
chụp phim cộng hưởng từ là kỹ thuật an toàn, không xâm lấn, không gây nhiễm xạ, song bệnh nhân cần hợp tác thực hiện các vấn đề an toàn sau khi chụp:
2.1. Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, kỹ thuật viên phòng chụp
Nhân viên kỹ thuật và bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết người bệnh các vấn đề an toàn và chuẩn bị tốt trước, trong khi chụp, hãy hợp tác và thực hiện theo:
Nhịn ăn và uống: Thông thường chụp cộng hưởng từ không cần nhịn ăn uống, trừ trường hợp tiêm thuốc đối quang từ, sử dụng thuốc an thần hoặc chụp gan mật.
Bệnh nhân nên tuân thủ hướng dẫn chụp cộng hưởng từ của kỹ thuật viên
Tháo hết vật dụng kim loại có từ tính: trang sức, đồng hồ, chìa khóa, kẹp tóc, máy tính, thẻ tín dụng, chìa khóa từ, điện thoại,… Vật dụng có từ tính này có thể bị hỏng trong điều kiện từ trường mạnh, ảnh hưởng đến máy cũng như chất lượng phim chụp.
Thông báo với bác sĩ nếu bạn có thiết bị hoặc mọi vật kim loại trong cơ thể: mảnh kim loại (thường là mảnh đạn) trong cơ thể, vòng tránh thai, răng giả, máy tạo nhịp tim, máy trợ thính, van tim nhân tạo,…
2.2. Nằm yên theo tư thế hướng dẫn khi chụp
Điều này bệnh nhân cần hợp tác để thời gian chụp ngắn, phim chụp đạt chất lượng chẩn đoán, tránh việc thực hiện nhiều lần hoặc phải tiêm thuốc an thần hỗ trợ.
2.3. An toàn khi tiêm thuốc đối quang từ
Thuốc đối quang từ nhìn chung là an toàn với sức khỏe mọi người, song cần thông báo về tiền sử dị ứng thuốc, thực phẩm, bệnh thận đã mắc và ký giấy cam kết. Bất cứ dấu hiệu dị ứng thuốc đối quang từ cần thông báo càng sớm càng tốt với bác sĩ như: buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, nổi mẩn ngứa tay chân hoặc toàn thân,…
Chụp phim cộng hưởng từ hiện nay ở Việt Nam là kĩ thuật chẩn đoán phổ biến, cũng được Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC trang bị thực hiện để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, nhanh chóng hơn. Bạn có thể đặt lịch chụp cũng như tư vấn online qua hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!