Tin tức
Có nên áp dụng mẹo chữa viêm tai giữa tại nhà không và gợi ý cách điều trị hiệu quả
- 01/08/2023 | Người bị viêm tai giữa kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
- 26/09/2024 | Viêm tai giữa ở trẻ em bao lâu thì khỏi? Điều trị như thế nào?
- 11/10/2024 | Viêm tai giữa - những điều bạn chưa biết
- 08/01/2025 | Gợi ý các loại thuốc điều trị viêm tai giữa ở trẻ em
- 28/02/2025 | Thuốc điều trị viêm tai giữa ở trẻ em và lưu ý khi dùng
1. Viêm tai giữa là bệnh gì?
Viêm tai giữa là bệnh lý viêm niêm mạc tai giữa dẫn đến những triệu chứng khó chịu như tai chảy dịch, sốt cao, đau nhức, sưng tấy. Bệnh lý này thường xuất hiện ở mọi đối tượng nhưng phổ biến hơn cả là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Bởi khi đó, cấu trúc tai của trẻ chưa hoàn thiện chức năng cộng với hệ miễn dịch non nớt khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh hơn.
Trẻ em là đối tượng dễ bị viêm tai giữa
Theo Stanford Medicine Children's Health, có đến hơn 4/5 tổng số trẻ viêm tai giữa đều khởi phát bệnh lý lần đầu ở giai đoạn lên 3 tuổi. Không chỉ trẻ em mà người lớn cũng dễ bị viêm tai giữa. Dựa theo tình trạng nhiễm trùng, bệnh viêm tai giữa được phân chia thành 3 dạng, bao gồm:
- Thể cấp tính: Đây là biến chứng khi vòi nhĩ bị rối loạn chức năng dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp trên do sự tấn công của virus, vi khuẩn, số ít có thể do trào ngược.
- Thể mạn tính: Viêm tai giữa diễn ra trong thời gian dài gây chảy mủ thường xuyên, chảy qua phần lỗ thủng của màng nhĩ (kéo dài trên 3 tháng).
- Thể ứ dịch: Phần niêm mạc tai giữa bị viêm và chảy dịch. Tuy nhiên, phần dịch này lại bị ứ tắc ở khu vực phía sau màng tai. Dịch bị ứ tắc thường tồn tại theo nhiều dạng như dạng keo dính, dạng dịch nhầy hay dạng thanh dịch.
Nếu không chú ý điều trị dứt điểm, tình trạng viêm tai giữa dễ tái phát liên tục gây biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như:
- Suy giảm thính lực: Nếu tình trạng nhiễm trùng tái diễn thường xuyên, diễn biến nghiêm trọng, màng nhĩ có thể bị tổn thương, gây rối loạn chức năng nghe.
- Chậm nói, chậm phát triển ở trẻ nhỏ: Trường hợp khả năng nghe bị ảnh hưởng tạm thời hoặc vĩnh viễn, trẻ sẽ khó giao tiếp như bình thường do nghe kém trẻ sẽ làm quá trình phát triển ngôn ngữ bị chậm, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ ở trẻ, dẫn đến tình trạng chậm phát triển với nhiều kỹ năng.
- Thủng màng nhĩ: Trong phần lớn trường hợp, màng nhĩ bị thủng nhẹ thường phục hồi sau 3 ngày nếu được bác sĩ tai mũi họng chăm sóc làm sạch hàng ngày. Tuy vậy cũng có một số trường hợp viêm tai giữa mạn tính kéo dài, lỗ thủng đã lớn và rất khó để liền lại, bệnh nhân cần can thiệp bằng biện pháp phẫu thuật.
- Biến chứng nội sọ do viêm tai: Tình trạng này có thể gặp do viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa mạn, viêm tai giữa mạn tính hồi viêm, đặc biệt là viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm có cholesteatoma. Biến chứng nội sọ do viêm tai là một cấp cứu, cần điều trị kịp thời tại tuyến chuyên khoa bao gồm:
- Biến chứng nội sọ: viêm não, viêm màng não, viêm tĩnh mạch bên, áp xe tiểu não - đại não
- Biến chứng thần kinh: liệt mặt dây thầng kinh VII, viêm mê nhĩ,...
2. Có nên áp dụng một số mẹo chữa viêm tai giữa tại nhà không?
Mẹo chữa viêm tai giữa tại nhà như dùng tỏi, dầu dừa, hành tây, húng quế, hỗn hợp giấm và cồn,... vẫn được không ít người áp dụng. Tuy vậy, những phương pháp điều trị này không được bác sĩ khuyến khích áp dụng. Nếu chữa trị không đúng cách, tình trạng viêm tai giữa có thể diễn biến nghiêm trọng hơn, tái phát nhiều lần, thậm chí gây suy giảm thính lực vĩnh viễn.
Không ít người thường sử dụng tỏi như một mẹo chữa viêm tai giữa tại nhà
Do vậy, bạn tốt nhất không nên tự ý áp dụng bất kỳ mẹo chữa viêm tai giữa nào tại nhà khi chưa tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên môn. Trường hợp nhận thấy dấu hiệu tai bị sưng, đau, chảy dịch,... bạn nên đi khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách, tránh biến chứng không mong muốn.
3. Phương pháp điều trị viêm tai giữa theo y học hiện đại
Sử dụng thuốc và phẫu thuật là hai phương pháp điều trị viêm tai giữa phổ biến nhất hiện nay. Cụ thể:
3.1. Điều trị bằng thuốc
Phần lớn người bị viêm tai giữa đều được bác sĩ chỉ định điều trị bằng một số thuốc. Trong đó những loại thuốc thường dùng phải kể đến là thuốc kháng sinh, thuốc giúp giảm triệu chứng viêm phù nề, thuốc kháng histamin, một số loại thuốc xịt mũi như nước muối sinh lý, thuốc co mạch, kháng sinh tại chỗ.
Phụ thuộc theo tình trạng viêm tai, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp
Trong hầu hết trường hợp, người bệnh cần điều trị tứ 2 - 4 tuần kết hợp điều trị tích cực tại chỗ và các ổ viêm lân cận như viêm xoang, viêm họng, trào ngược.. Tuy nhiên nếu màng nhĩ đã thủng, bệnh nhân thường phải dùng thêm thuốc nhỏ tai và vệ sinh tai. Tác dụng chính của việc làm này là loại bỏ mủ đang ứ đọng tại ống tai, giúp ống tai thông thoáng.
3.2. Phẫu thuật
Với trường hợp bị nhiễm trùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan khác như mũi, họng, chức năng nghe,... phương pháp điều trị bằng thuốc không còn phát huy tác dụng, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật. Theo đó, một số loại hình phẫu thuật có thể được chỉ định là:
- Phẫu thuật đặt ống thông khí.
- Phẫu thuật cắt amidan.
- Nạo VA.
Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân bị viêm tai giữa cần được phẫu thuật
Dựa theo tình trạng bệnh lý cụ thể của từng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ cách thức phẫu thuật phù hợp.
4. Cách phòng ngừa viêm tai giữa
Để phòng ngừa tình trạng viêm tai giữa, mọi người nên áp dụng những thói quen đơn giản như:
- Vệ sinh tai thường xuyên. Trong quá trình vệ sinh, bạn nên thao tác nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương lớp niêm mạc tai.
- Dùng bịt tai khi đi bơi, tắm, gội để nước không bị chảy vào tai.
- Điều trị dứt điểm bệnh lý về tai, mũi, họng.
- Áp dụng thực đơn đa dạng, đủ chất để củng cố sức đề kháng.
- Hạn chế hoặc từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
Bạn nên sử dụng bịt tai khi đi bơi
Đối với trẻ nhỏ, ba mẹ hãy giúp trẻ phòng tránh viêm tai giữa thông qua việc thực hiện những biện pháp sau.
- Khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn.
- Duy trì cho trẻ bú mẹ trong tối thiểu 6 tháng đầu đời để củng cố hệ miễn dịch của trẻ.
- Không nên để trẻ ngậm bình sữa hay núm vú giả quá lâu.
- Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và đúng thời gian: khuyến cáo một số vắc xin trẻ nên tiêm phòng đầy đủ như vắc xin cúm, vắc xin phế cầu, Hib, vắc xin viêm anox, vắc xin viêm màng não,...
- Giữ ấm cơ thể cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh.
- Không nên để trẻ tiếp xúc với khói thuốc.
Trường hợp nhận thấy tai xuất hiện triệu chứng bất thường như sưng đau, chảy dịch, bạn nên đi khám thay vì tự áp dụng mẹo chữa viêm tai giữa tại nhà. Vì nếu áp dụng không đúng cách, tình trạng nhiễm trùng dễ diễn biến nghiêm trọng hơn, gây ra biến chứng nguy hiểm. Nếu phân vân chưa biết nên thăm khám ở địa chỉ y tế nào uy tín, bạn có thể lựa chọn thăm khám tại chuyên khoa Tai Mũi Họng thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ theo số tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
