Tin tức

Có nên bôi thuốc mỡ tra mắt vào vết thương hở hay không?

Ngày 07/08/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Khi bị thương nhẹ, tạo vết thương hở trên da, một số người thường sử dụng thuốc mỡ tra mắt để bôi vào vết thương vì cho rằng như vậy sẽ mau lành hơn. Vậy việc bôi thuốc mỡ tra mắt vào vết thương hở có nên hay không? Liệu có tác dụng phụ nào không? Dưới đây là 1 số thông tin bạn cần lưu ý.

1. Tổng quan về thuốc mỡ tra mắt

Thuốc mỡ bôi mắt được dùng để điều trị các loại bệnh lý liên quan đến mắt như: khô, viêm hoặc nhiễm trùng mắt. Thành phần chính của thuốc mỡ chủ yếu là Tetracyclin 1%. Đây là dòng thuốc kháng sinh phổ rộng được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề về nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên như bệnh viêm kết mạc, tình trạng nhiễm khuẩn mắt hay viêm mí mắt,... 

Thuốc mỡ tra mắt Tetracyclin 1% được sử dụng khá phổ biến

Thuốc mỡ tra mắt Tetracyclin 1% được sử dụng khá phổ biến

2. Bôi thuốc mỡ tra mắt vào vết thương hở có tốt không?

Mặc dù thuốc mỡ tra mắt không được chỉ định sử dụng với các vết thương ngoài da nhưng ở một số trường hợp cụ thể, việc bôi thuốc mỡ tra mắt vào vết thương hở sẽ giúp phòng ngừa nhiễm trùng khá hiệu quả. Bạn có thể sử dụng thuốc mỡ có Tetracyclin 1% để bôi vào vết thương hở nhằm ngăn chặn sự phát triển và lây lan của vi khuẩn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo trước ý kiến của các bác sĩ để về việc sử dụng thuốc mỡ cho vết thương hở để đảm bảo an toàn.

Bạn cũng cần lưu ý, có những trường hợp thuốc mỡ tra mắt sẽ gây ra một số tác dụng phụ cho vết thương như bị châm chích, bị kích ứng, bị ngứa nhẹ, làn da nhạy cảm hơn khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng,... Nguy hiểm hơn, thuốc mỡ có Tetracyclin khi bôi vào vết thương hở không đúng chỉ định sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn. 

Bạn có thể bôi thuốc mỡ tra mắt vào vết thương hở ngoài da

Bạn có thể bôi thuốc mỡ tra mắt vào vết thương hở ngoài da

Sau một thời gian bôi thuốc mỡ cho vết thương hở, bạn nên dừng lại khi vết thương bắt đầu liền da. Lúc này bạn hãy để cho vết thương được khô thoáng và liền lại một cách tự nhiên. Trong trường hợp, vết thương bị bội nhiễm vi khuẩn dù đã bôi thuốc mỡ thì bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám để điều trị. Tuyệt đối không tùy tiện sử dụng thuốc kháng sinh để tránh bị kháng thuốc hoặc khiến vết thương nghiêm trọng hơn. 

3. Gợi ý những lợi thuốc mỡ tra mắt bôi vết thương được dùng nhiều

Tùy thuộc vào từng loại vết thương ngoài da mà bác sĩ có thể chỉ định bôi thuốc mỡ tra mắt vào vết thương khác nhau. Một số loại thuốc mỡ thường được sử dụng nhiều như:

  • Thuốc Bacitracin: Có tác dụng phòng ngừa nhiễm trùng da ở mức độ nhẹ (với các trường hợp bị bỏng nhẹ, các vết cắt nông, trầy xước). Thuốc mỡ sẽ giúp ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn, đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng khá tốt. 
  • Thuốc Petrolatum: Đây là một hỗn hợp dầu khoáng tự nhiên có công dụng dưỡng ẩm và giúp giảm viêm tốt. 
  • Thuốc Neosporin: Trong thuốc có chứa những hợp chất kháng khuẩn như Bacitracin, Neomycin và Polymyxin B. Thuốc hỗ trợ điều trị nhiễm trùng và giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh rất tốt. 

Neosporin là một trong những loại thuốc mỡ được sử dụng phổ biến hiện nay

Neosporin là một trong những loại thuốc mỡ được sử dụng phổ biến hiện nay

  • Thuốc Hydrocortisone: Trong bảng thành phần có Corticosteroid với công dụng giảm ngứa, giảm viêm và thường được sử dụng đối với những vết thương nhẹ có biểu hiện bị kích ứng da. 

Lưu ý: cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. 

4. Các bước xử lý vết thương khi bôi thuốc mỡ

Trước khi bôi thuốc mỡ tra mắt vào vết thương, bạn cần thực hiện các bước sau đây để tăng hiệu quả điều trị:

Bước 1: Đầu tiên, bạn cần sử dụng gạc y tế hoặc khăn sạch để đè lên vết thương nhằm mục đích cầm máu. 

Bước 2: Sử dụng nước muối sinh lý hoặc cồn y tế để sát khuẩn và loại bỏ các bụi bẩn khỏi vết thương, phòng ngừa bị nhiễm trùng. 

Vết thương cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi bôi thuốc mỡ

Vết thương cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi bôi thuốc mỡ

Bước 3: Bạn bôi thuốc mỡ lên vết thương để phòng nhiễm trùng và hỗ trợ quá trình làm lành da nhanh hơn. 

Bước 4: Sau khi bôi thuốc mỡ, bạn nên sử dụng gạc y tế để băng bó lại, giúp tránh các yếu tố từ môi trường bên ngoài tác động không tốt đến vết thương. Khi băng bó, bạn không nên băng quá chặt tay để tránh làm vết thương bị bí và làm cản trở sự hình thành của các mô hạt. 

Bước 5: Trong quá trình điều trị, bạn nên theo dõi vết thương, bôi thuốc mỡ và thay băng đều đặn cho đến khi mô da liền lại. 

Lưu ý: Sau vài ngày bôi thuốc mỡ, nếu vết thương có dấu hiệu không cải thiện thì bạn cần tìm đến các cơ sở ý tế để được bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp hơn. 

5. Những lưu ý quan trọng khi dùng thuốc mỡ tra mắt bôi vết thương

Đa số các loại thuốc mỡ tra mắt có thể dùng cho vết thương hở đều có thêm kháng sinh với công dụng tiêu diệt vi khuẩn giúp vết thương mau lành hơn nhưng các thành phần của thuốc mỡ cũng sẽ ngấm vào sâu qua da. Chính vì vậy, khi bôi thuốc mỡ tra mắt vào vết thương hở, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Chỉ nên bôi thuốc mỡ khi được bác sĩ chỉ định và làm theo đúng hướng dẫn trên bao bì chỉ dẫn của bác sĩ. 

Bạn nên sử dụng thuốc mỡ theo chỉ định của bác sĩ

Bạn nên sử dụng thuốc mỡ theo chỉ định của bác sĩ

  • Đảm bảo vết thương luôn được vệ sinh sạch sẽ trước khi tra thuốc. 
  • Không để thuốc mỡ tiếp xúc trực tiếp với miệng, nếu có tiếp xúc thì phải rửa sạch lại với nước ngay lập tức. 
  • Sau khi mở nắp, thuốc mỡ cần được bảo quản ở những nơi khô thoáng, sạch sẽ và mát mẻ tránh ánh nắng mặt trời.
  • Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em để tránh nguy hiểm. 
  • Khi vết thương hở đang tiết dịch hoặc ở giai đoạn cấp tính thì không được sử dụng thuốc mỡ tra vào vết thương. 
  • Phụ nữ đang mang bầu và cho con bú nên cẩn thận khi sử dụng thuốc mỡ đối với vết thương hở. Tốt nhất, bạn nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ điều trị. 
  • Trong khi sử dụng thuốc mỡ bôi vết thương, bạn nên bổ sung thêm các loại vitamin, dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để tăng đề kháng, giúp vết thương nhanh lành hơn và phòng ngừa bị bội nhiễm. 
  • Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc mỡ để bôi vết thương lâu dài hoặc sử dụng trên vùng da rộng để tránh trường hợp bị kháng thuốc. 

Nhìn chung, thuốc mỡ tra mắt có thể sử dụng đối với những vết thương hở trên da với mục đích phòng nhiễm trùng. Tuy nhiên, để tránh kháng kháng sinh và phòng ngừa một số tình trạng kích ứng, bạn vẫn nên hỏi trước ý kiến của bác sĩ trước khi bôi thuốc tra mỡ vào vết thương

Nếu cảm thấy vết thương có dấu hiệu bất thường, bạn hãy đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và xử lý kịp thời. Bạn có thể tham khảo Hệ thống Y tế MEDLATEC - đơn vị y tế đã có gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Để đặt lịch khám, Quý khách hãy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn thêm. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.